Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (5/1959 - 5/2019)

Những ngọn đèn trên con đường huyền thoại

07:14 02/05/2019
"Trường Sơn vượt núi băng rừng/ Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa/ Trường Sơn Đông nắng Tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình" ("Nước non ngàn dặm" - Tố Hữu) - câu thơ nhắc nhớ về biết bao chiến công của quân dân cả nước trên con đường mòn huyền thoại ấy đã được vinh danh suốt 60 năm qua kể từ ngày mở đường.


Và có một điều mà có thể nhiều người chưa biết, là bám theo những cung đường trọng điểm chạy dọc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia ấy, còn có những ngòn đèn lặng lẽ của biết bao trạm gác Biên phòng, có bóng áo xanh của những chiến sĩ Công an tham gia bảo vệ đường trong mọi tình huống gian nan, nguy hiểm nhất.

Trong cuốn sách "Phan Trọng Tuệ - Vị Tư lệnh đầu tiên của đường Trường Sơn huyền thoại" có một phần hồi kí "Mùa mưa Trường Sơn 1965" do chính ông kể lại, có đoạn: "Đầu năm 1959, tôi được chuyển sang làm Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Tư lệnh, Chính ủy Công an nhân dân vũ trang, phụ trách tổ chức, xây dựng lực lượng từ ngày đầu. Một lần nữa, tôi lại được trực tiếp đến với đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của chúng tôi là xây dựng mới và củng cố lại những đồn Biên phòng, bảo vệ biên giới đất nước. Theo chỉ thị của trên, chúng tôi chỉ đạo các đồn Biên phòng đóng dọc Trường Sơn, làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, vừa giúp đỡ cách mạng của nước bạn, vừa lo xây dựng cơ sở quần chúng, giúp đỡ bảo vệ các đoàn cán bộ vào Nam và ra Bắc, theo các tuyến đường dây giao liên…".

Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ (1917-1991) - vị Tư lệnh đầu tiên của đường Trường Sơn huyền thoại.

Ngày 19 tháng 5 năm 1959, Bộ Chính trị và Thường trực Tổng Quân ủy giao nhiệm vụ mở tuyến chiến lược Trường Sơn cho Đoàn công tác quân sự đặc biệt làm nhiệm vụ soi đường vận chuyển hàng quân sự vào Nam, tổ chức đưa đón bộ đội, cán bộ, chuyển công văn, tài liệu từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc. Đoàn được biên chế ban đầu gồm 500 cán bộ, chiến sỹ, do đồng chí Võ Bẩm phụ trách và mang phiên hiệu Đoàn 559.

Vừa bảo vệ biên giới và tham gia bảo vệ đường, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an nhân dân vũ trang thành lập hệ thống đồn đóng trên các trục đường cả Đông và Tây Trường Sơn gồm đồn Oóc Sách (nay là đồn Biên phòng Làng Ho), đồn Cha Lo, đồn Cù Bai rồi tiếp đó là đồn Lao Bảo, A Lưới, Lò Gò, Xa Mát, Kà Tum, Hoa Lư…

Cùng với đó là các đơn vị Công an bảo vệ đường tại khu vực nội địa cũng được tăng cường luôn bám đường, đồng cam cộng khổ cùng các lực lượng bộ binh, công binh, pháo binh, hậu cần và các lực lượng giao liên, thanh niên xung phong, lái xe, văn nghệ sĩ trên đường ra tiền tuyến.

Thời điểm này, các đồn Công an và Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự địa bàn đường Trường Sơn chạy qua, chống gián điệp biệt kích và cùng đồng bào các dân tộc tiến hành đảm bảo bí mật, an toàn cho tuyến đường. Những đồn trạm với mái lá đơn sơ khi đó cùng với hàng trăm binh trạm Trường Sơn đã trở thành nơi đưa đón cán bộ, chiến sỹ và vận tải hàng từ Bắc vào Nam chi viện cho miền Nam ruột thịt.

Đế quốc Mỹ đã ném xuống con đường này hơn 7,5 triệu quả bom phá, bom sát thương và hàng triệu quả mìn các loại. Trong kí ức của những người lính Trường Sơn năm ấy, hình ảnh những chiến sĩ Công an mang quân hàm xanh đứng trên trạm gác tiền tiêu, bình tĩnh quan sát quân thù đang gầm rú trên bầu trời, hay những lần các anh đứng chắn trước bom nổ chậm, ra hiệu chỉ đường cho xe đi an toàn vẫn là những hình ảnh lẫm liệt và đáng yêu biết mấy.

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn - nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn cảm động chia sẻ: "Lính Trường Sơn chúng tôi vô cùng nể phục các đồng chí bên Công an. Bởi khi bom đạn mù trời, chúng tôi còn có thể sơ tán vào rừng hoặc hang đá, các binh trạm cũng di dời lán trại để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Còn các chiến sĩ Công an thì chỉ có thể bám đồn, bám trạm để bảo vệ biên giới, bảo vệ đường một tấc không đi, một li không rời. Các anh như cột mốc sống giữa đạn bom, như ngọn hải đăng giữa đêm rừng âm u để mọi người có thể tìm đến bất cứ lúc nào". 

Nếu ai đã từng xem lại những hình ảnh về các chiến sỹ Công an trong bộ phim tài liệu "Trạm gác chân đèo" sản xuất năm 1969 đang được lưu tại Điện ảnh Công an nhân dân thì sẽ hiểu sâu sắc hơn: Trong hàng ngàn chiến công trên đường mòn huyền thoại, còn in đậm dấu ấn và sự hi sinh của những chiến sĩ Công an trên cung đường của máu và lửa. Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị Công an, CANDVT đóng dọc đường mòn Hồ Chí Minh như Cha Lo, Làng Ho, Cà Xèng, Óc Sách, Cù Bai… tổ chức cho hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu để bảo vệ tuyến đường.

Đã có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ bám biên giới, bám bản, bám đường, giúp đỡ nhân dân sơ tán an toàn dưới làn bom như trút nước của kẻ thù, cùng bà con lợp lại mái nhà, dựng lại lán trại, tiếp tục cấy cày, trồng trọt. Những chiến sĩ trinh sát luồn sâu vào địa bàn địch, thu thập thông tin để chống gián điệp, biệt kích và thám báo.

Những chiến sĩ quân y lặn lội dưới tán lá rừng đang héo mòn vì chất độc hóa học để thu thập mẫu vật, khuyến cáo bà con tránh xa chất độc giết người. Những chiến sĩ Phòng cháy lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu với khói lửa, cứu hộ cho những bản làng hay cánh rừng trên dọc dài Trường Sơn.

Đường Hồ Chí Minh hôm nay.

Những chiến công ấy của các anh không chỉ được ghi trong sử xanh, trong những trang văn, thước phim tài liệu mà còn được khái quát trong ca khúc "Đêm Cha Lo" của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ông đã thức trọn một đêm xuân Cha Lo và viết lên những dòng nhạc đầy tự hào: "Bao đêm xuyên rừng âm u qua bao vách lèn hoang vu, hay giữa chốn bom đạn giặc Mỹ, ta gìn giữ miền biên khu. Khi xuất kích gian nan rừng sâu. Tình yêu thương đồng đội có nhau. Mỗi ngọn núi con sông nơi Trường Sơn. Vẫn ấm áp tình dân…".

Ngày đó, hòng chia cắt, phá hủy con đường chiến lược của cách mạng Việt Nam, Mỹ - ngụy đã giội xuống nơi đây hàng trăm ngàn tấn bom, đạn để ngăn chặn các đoàn xe vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam. Vững vàng trên chốt lửa, Đồn CANDVT Cha Lo, Tiểu đoàn 929 CANDVT đã chốt giữ đêm ngày để bảo vệ biên giới và an ninh khu vực, chiến đấu dũng cảm với nhiều đợt tấn công của máy bay kẻ thù và tiêu diệt hàng chục tên thám báo. Đồn Cha Lo vinh dự được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1967.

Đồn CANDVT Oóc Sách cũng là cái tên quen thuộc với những người lính vượt tuyến vào Nam năm nào. Bà con người Rục nơi đây hẳn vẫn chưa quên câu chuyện những chiến sĩ Công an Oóc Sách vượt truông, vượt rú để đưa đồng bào từ cuộc sống trong hang đá về lập làng Ho ngay sát đường Hồ Chí Minh.

Tháng 8-1969, Bộ Tư lệnh Trường Sơn còn xây dựng tuyến đường ống thép dẫn dầu dọc các trục đường 10, 16, 18, 24, 9,  làng Ho trở thành địa điểm cấp phát súng, đạn, quân trang, lương thực, thực phẩm cho bộ đội trước khi vào Nam. Những chiến sĩ CANDVT Oóc Sách đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình tại khu vực trọng điểm này.

Cũng từ con đường, một chiến sĩ Công an ưu tú của dân tộc Khùa trên biên giới Việt Lào là đồng chí Hồ Phòm đã dũng cảm nhận nhiệm vụ đột nhập vào các đồn của địch để nắm tình hình và quân số của địch. Đối mặt với muôn vàn nguy hiểm, thậm chí chấp nhận tự sát nếu bị phát hiện để không bị lộ thân phận và bí mật Quốc gia, đồng chí Hồ Phòm đã thu thập được nhiều tin tức quan trọng, góp phần giúp lực lượng ta đánh tan đồn Lằng Khằng, điểm chốt La Te năm 1961, mở ra tuyến đường cho xe qua lại nước Lào. Năm 1970, ông vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ con đường mòn huyền thoại trong chiến tranh, con đường Hồ Chí Minh hôm nay ngày một rộng dài, bề thế và nhộn nhịp người xe qua lại. 60 năm đã qua, chúng ta hẳn không quên rằng, công trình kì vĩ ấy đã được tạo nên bằng sức sáng tạo và lòng quả cảm của những người mở đường, bằng lòng dân chở che, bảo vệ và tiếp thêm nguồn lực, bằng sự ủng hộ, sẻ chia của bạn bè quốc tế. Con đường thể hiện sâu sắc ý Đảng lòng dân, biểu tượng của khối đoàn kết liên minh 3 nước Đông Dương.

Phạm Vân Anh

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文