Nơi giúp người lầm lỗi hoàn lương

08:00 01/10/2015
Chỉ vì một phút nông nổi ngông cuồng hay sự ham muốn tiền bạc, dục vọng để họ- những phạm nhân nơi đây làm những việc phi nhân tính như đâm chém, trộm cắp, hãm hiếp rồi rơi vào vòng lao lý. Những ngày ở trại giam Xuân Hà, chính là những ngày phạm nhân được tập thể cán bộ quản giáo ở đây giáo dục, cải tạo, thức tỉnh lương tâm, giúp đối tượng nhận thức được điều hay lẽ phải, những mong sau này có cơ hội tiếp tục làm lại cuộc đời.

Chỉ cách thành phố Hà Tĩnh khoảng bảy ki lô mét, nhưng lần đầu tiên tôi và anh bạn đồng nghiệp mới đặt chân tới trại giam Xuân Hà.

Cả  khu vực trại giam rộng mênh mông, không ai có thể hiểu được rằng đây xưa là đồi hoang, đất sỏi, bây giờ dày đặc cây xanh, đủ các loài vải, nhãn, xoài phượng... chạy dài từ  đầu cánh cổng tới cuối hàng rào trại.

Phạm nhân Võ Tá Ngọc kể lại lỗi lầm của mình.

Đại tá Đoàn Văn Bình, Phó giám thị trại giam tuy mới ở ngoài  tuổi ngũ tuần, nhưng mái tóc đã bạc như cước. Đón chúng tôi, trong câu chuyện chia sẻ, ông Bình cho biết: "Tiền thân của trại là cơ sở giáo dục những đối tượng phạm pháp thành lập  từ tháng 9 năm 1996, đến năm 2009 được xây dựng thành trại giam Xuân Hà. Dĩ nhiên khi đã thành trại giam thì những người thực thi nhiệm vụ vất vả hơn nhiều, bởi đối tượng đều là những người gây án. Giáo dục những cuộc đời lầm lỗi không dễ, giúp họ hoàn lương càng khó hơn nhiều".

 Những người quản lý bảo vệ trại giam một lúc phải làm tốt ba chức năng: chức năng cảnh vệ, chức năng giáo dục, chức năng cải tạo lao động phạm nhân. Thông thường những đối tượng vào đây vì phạm tội nghiêm trọng. Dẫu đã vào trại giam rồi vẫn móc nối được với các "đàn em" bên ngoài để được sự tiếp viện, trợ sức thực hiện tiếp những mưu đồ đen tối của mình.

Với những cán bộ quản lý tại trại giam Xuân Hà, dường như sự cảnh giác với mọi thủ đoạn của phạm nhân đã ăn sâu vào máu nghề nghiệp của họ. Họ phải thường xuyên theo dõi sát phạm nhân từng "đường đi nước bước". Nhiều đêm mưa gió, nhiều bữa điện mất, cả khu trại tối như bưng, những lúc ấy không ít phạm nhân đã ôm nhau ngủ, nhưng phía ngoài hành lang các quản giáo vẫn đèn pin dò dẫm từng ca thay nhau "siết chặt" những phiên gác đêm. 

Không ai có thể lường được mỗi phòng giam cửa sắt dày, lại có đủ loại chìa khóa ngang khóa dọc, hàng rào cao ngất lởm chởm những dây thép gai, nhưng chỉ cần sơ sểnh một tý thôi, phạm nhân cũng sẽ hóa  thành 'quỷ thần" lúc nào không hay.

Đại tá Lê Xuân Du, Giám thị trại cho chúng tôi biết: "Nếu ai đã vào đây một lần thì họ mới thông cảm và chia sẻ với chúng tôi. Đừng trách chúng tôi lạnh lùng mà hãy nhìn công việc. Thú thật cán bộ ở đây vất vả lắm. Với công việc "ngày không giờ, tuần không thứ", nhiều lúc có những công việc đột xuất trong gia đình cũng không về được. Bởi ngày nào cũng phải làm đủ các khâu từ quản lý phạm nhân, tổ chức sản xuất, giáo dục can phạm, giải quyết những tình huống phát sinh. Đây là công việc phải đòi hỏi ở sự kiên trì vì phạm nhân lúc mới vào tư tưởng không ổn định. Có lúc chúng tôi rất cứng rắn nhưng có lúc cũng phải ứng xử rất ôn hòa. Muốn họ phục thiện phải giải thích cho họ hiểu được luật pháp. Khi họ hiểu được pháp luật họ sẽ nhận ra được lỗi lầm của mình. Nhận thức là một quá trình,  quá trình đó được thấm đẫm từ lời bảo ban của cán bộ, từ những buổi lên lớp của giảng viên, từ sách báo cho họ đọc và kể cả những đêm liên hoan văn nghệ cho phạm nhân, những khuyến khích khen thưởng động viên kịp thời đối với phạm nhân cải tạo tốt".

Một quản giáo trại giam Xuân Hà dẫn chúng tôi đi thăm các phạm nhân. Vừa đi anh vừa tâm sự rằng: phạm nhân vào đây đại đa số đều phục tùng kỷ luật trại giam, chịu khó cải tạo lao động. Thỉnh thoảng gặp phạm nhân ngổ ngáo, loại này cán bộ quản giáo phải có biện pháp cứng rắn hơn. Phạm nhân ở đây đủ mọi vùng quê, mọi lứa tuổi và mọi cá tính, có đối tượng lầm lì "hỏi gì đáp nấy" nhưng cũng có đối tượng vồn vã, thoáng gặp cán bộ ở đằng xa đã lên tiếng chào rồi. Đi "chào cán bộ" về "chào cán bộ" gặp khách lạ cũng phải biết chào lễ phép, đó là bài học tối thiểu để phạm nhân đích thực tìm lại sự "cương thường" đạo lý. Lao động không chỉ giúp cho phạm nhân dẻo dai về sức khỏe, quên dần nỗi buồn từ quá khứ, giúp cho họ hiểu giá trị chân chính nhất của con người là hạnh phúc bắt đầu từ lao động.

Tôi dạo quanh trại giam, chỗ nào cũng thấy những sản phẩm bằng mồ hôi phạm nhân tạo nên: từ những luống rau xanh ngăn ngắt, đến những ao hồ rộng dập dờn đàn cá lượn. Tôi bước tới dãy chuồng lợn có tới hơn hai chục con, con nào cũng   béo nung núc đang nghếch mõm đòi ăn. Bỗng cả đàn đều ve vẩy đuôi và réo ầm lên,  thì ra chúng phát hiện có người đã mang thức ăn xuống cho chúng. Đó là phạm nhân Kim (quê ở Nam Hà) và phạm nhân Lý (quê ở Hà Tĩnh). Cả hai người gánh một thùng to đựng đầy thức ăn rau trộn cám mà họ đã nấu nhừ.

Phạm nhân Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) trong một buổi lao động hướng nghiệp.

Thức ăn sạch, ngon và đủ dinh dưỡng nên chỉ một loáng đàn lợn đã chén sạch. Lúc bấy giờ Kim và Lý cẩn thận đeo ủng và găng tay vào dọn vệ sinh chuồng trại rồi tắm rửa cho đàn lợn. Hơn một tiếng đồng hồ sau, khi công việc đã xong xuôi chúng tôi mới tranh thủ hỏi thăm hoàn cảnh phạm nhân. Cả đôi bạn tù đều không ngại ngần kể về lỗi lầm của mình. Kim bị phạt tù 7 năm "vì tội tàng trữ chất ma túy" còn Lý bị án 3 năm vì tội ăn trộm bò. Kim vào trại đã ba năm, Lý mới một năm, nhưng cả hai khi được cán bộ trại giao nhiệm vụ chăm sóc đàn lợn thì tỏ ra siêng năng và chịu khó lắm, sáng và chiều đều cặm cụi chặt chuối, thái rau. Chuồng lợn chăn nuôi bao giờ cũng sạch sẽ, không làm quản giáo phải nhắc nhở phê bình.

Gần mười một giờ trưa, hàng trăm phạm nhân đi lao động khai thác đá và bốc xếp gạch về. Trong bộ quần áo kẻ sọc, gương mặt phạm nhân nào cũng nhễ nhại mồ hôi, tay còn vương bụi gạch, bụi đá, nhưng nét mặt lại khá hồ hởi. Họ nói họ cười tự nhiên lắm. Trước một bãi đất rộng, hai tốp phạm nhân được ngồi xếp hàng hai, hai phía rất trật tự. Từng phạm nhân được các cán bộ quản giáo kiểm tra kỹ trước khi cho vào phòng nghỉ.

Một phạm nhân cao tuổi nhất trại dễ gây sự chú ý cho khách bởi ngoài mái tóc bạc còn có cả chòm râu bạc. Ông năm nay đã bảy mươi hai tuổi, danh tính Võ Tá Ngọc (quê quán xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh). Tôi phải lặng đi một lúc để nhìn phạm nhân này nhưng cũng khó hình dung nổi vì sao khuôn mặt kia phúc hậu đến thế, vì sao cách ăn nói lịch sự nhẹ nhàng thế kia lại nằm trong "đường dây tội phạm ma túy" lớn.

Phạm nhân Võ Tá Ngọc vẫn không quên những phút giây mình bị công an "tra tay vào còng" khi đang dắt trâu cày trên ruộng. Phạm nhân Ngọc bảo: "Tôi còn may mắn đấy, đường dây của tôi hồi ấy có 7 người bị tử hình, riêng tôi nhận mức án chung thân. Buổi đầu thú thật tôi rất đau khổ và xấu hổ với gia đình, làng xóm. Về sau tôi được cán bộ trại giúp đỡ, tôi tích cực học tập tích cực cải tạo, nên sau đó được giảm án còn 20 năm. Tôi vào trại năm 2005, đợt này tôi cũng được xét đặc xá. Nếu được ra trại về đoàn tụ với gia đình thì đó là hạnh phúc lớn nhất của đời tôi".

Tôi hỏi phạm nhân Võ Tá Ngọc: "Tui nghe chuyện cụ lâu rồi bây giờ mới gặp đây. Người ta bảo gia đình cụ các con đều khôn ngoan làm ăn cũng khấm khá tại sao cụ tự gieo họa cho mình thế?".

Phạm nhân Võ Tá Ngọc rơm rớm nước mắt: "Chỉ vì mình ham tiền, lại bị kẻ xấu rủ rê nên sa vào vực thẳm thôi".

Vài ba phạm nhân đứng cạnh phạm nhân Võ Tá Ngọc bộc bạch: "Ông ấy tuy già vậy nhưng lúc nào cũng ngủ nghỉ đúng giờ giấc, thích đọc sách báo, xem tivi. Sáng nào cũng chịu khó tập thể dục, nên da dẻ hồng hào, đi đứng nhanh nhẹn lắm".

Phạm nhân Võ Tá Ngọc cười: "Khi mình biết phục thiện thì đã hơi muộn. Tuy thế tôi vẫn cố gắng để không phụ sự quan tâm của cán bộ quản giáo". Ông Ngọc còn cho biết thêm, chế độ ăn mỗi tháng 17 kg gạo, ngày nào cũng đầy đủ cá, thịt và rau xanh. Mỗi sáng đi lao động được phát một chiếc bánh mì. Khi ốm đau đã có ngay bộ phận y tế đến thăm khám và điều trị. Nhờ trại Xuân Hà chăm sóc tốt sức khỏe cho phạm nhân, nên dù lao động vất vả nhưng ai cũng hào hứng.

Phan Thế Cải

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文