Thiếu tướng Phan Anh Minh -Người không ngại "va đụng"

08:41 16/05/2019
Gần 20 năm làm Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh, cho đến giờ đã đủ tuổi nghỉ hưu, tướng Phan Anh Minh luôn là một nhà điều tra giỏi, một người cầm quân bản lĩnh và một chuyên gia về tội phạm với khả năng khái quát và dự báo chính xác.

Người luôn nói thẳng

Tôi nhớ hôm đó là buổi chiều 8-3- 2016, tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2015 do thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức, Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó Giám đốc Công an Thành phố cho rằng " 50% các vụ buôn lậu có bóng dáng hải quan".

Câu nói trên dĩ nhiên... đụng chạm, tuy nhiên, với tư cách là người va chạm án tham nhũng nhiều nhất trong Lực lượng Công an Thành phố, ông Minh có những cơ sở (dù có phần chủ quan) khi nói vậy. Ai cũng hiểu, điều ông Minh muốn nhấn mạnh là nếu không có cơ chế đủ mạnh và con người đủ sạch thì không thể nói tới chuyện chống tham nhũng. Theo tướng Minh, hiện có 5 lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tiêu cực lớn, trong đó đứng đầu là lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.

Cũng hôm đó, tướng Minh nói: "Nước ta hiện có dấu hiệu tư bản tài chính lũng đoạn, có thể lũng đoạn tới một bộ phận quản lý". Phát ngôn của ông Minh chắc không làm hài lòng những người đứng đầu của các ngành, lực lượng bị nhắc tên. Tuy nhiên, theo dõi nhiều năm nay, tôi thấy nhận định của ông có tính dự báo rất cao. Cứ thời gian sau thì nó thành… hiện thực. Cũng có thể nó tồn tại lâu rồi, sau đó mới bị phát hiện hoặc tự bộc lộ.

Có một dạo, người ta đã suy diễn một câu nói của ông khi nói về sự kiện "Quán xin chào" ở Bình Chánh. Tôi thì tin ông Minh, và viết trên Vnexpress bài "Tướng Minh không khinh dân". Giữa những người ủng hộ, cũng có người phản ứng. Trong số đó có cả phản ứng do bức xúc, do hiểu khác tôi, chuyện ấy bình thường; nhưng cũng có người phản ứng theo trend và theo khẩu vị chửi bới. Trong số này có cả người tôi coi là bạn. Điều đó khiến tôi buồn mất mấy ngày. Mấy hôm sau, trong quán bia, tình cờ có người đến mời bia tôi. Họ là công an phường, xã ở Củ chi và Hóc Môn. Khi tôi hỏi sao mời bia tôi, họ nói rất tự hào: "Để cảm ơn anh. Vì chúng tôi là lính tướng Minh".

Xưng "lính Tướng Minh" vậy, nhưng khoảng cách từ anh công an xã, phường tới ông tướng - "sếp" Công an thành phố  là xa lắm. Có khi ông Minh còn không biết họ là ai. Nhưng đọc sự tự hào trong mắt họ, tôi càng tin rằng ông Minh nhất định là một ông tướng đúng nghĩa.

Là Thủ khoa Đại học An ninh (nay là Học viện An ninh nhân dân) nhưng trừ thời gian làm sĩ quan an ninh điều tra, thì 16/18 năm làm Phó Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh, ông Minh phụ trách Cảnh sát. Ông nguyên tắc đến "lạnh lùng". Dù thương lính, dù đau lòng cỡ nào nhưng khi lính hư, sai phạm, vượt lằn ranh thì chính ông Phan Anh Minh là người đầu tiên đề nghị tước quân tịch.

Một "chiến tướng"

Trong nghề điều tra tội phạm, chậm một nhịp hoặc phán đoán sai là con đường phá án sau đó dài thăm thẳm, là máu của trinh sát sẽ đổ... Đa số các vụ trọng án ở thành phố, là người chỉ đạo cao nhất, ông cũng là một trong những người đầu tiên đến hiện trường.

Lần bắt Lệ Mập, Hải Luận với vụ ma tuý khủng, trinh sát giăng quân cả sáu tháng trời. Ngày phá án, một nhánh do Thượng tá Lê Thanh Liêm, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy  giăng ở Vĩnh Long, một nhánh bắt ở sào huyệt tại Long Khánh. Khi tôi đề nghị phỏng vấn, ông Minh đã nói: "Hỏi anh em bên dưới đi, cái nào cung cấp được thì anh em họ nói cho nghe". Với cấp dưới, ông hiểu và đặt trọn niềm tin, luôn để cho anh em được quyền tự chủ, không cầm tay chỉ việc theo ý mình.

Cận Tết 2018, một vụ án mạng kinh hoàng, tên Nguyễn Hữu Tình, công nhân của một cơ sở sản xuất ở quận Bình Tân đã giết cả gia đình 5 người của ông chủ mình sau cuộc nhậu tất niên. Ông Phan Anh Minh có mặt ngay tại hiện trường khi vụ án vừa được phát hiện. Tết đó coi như ông khỏi ăn Tết để chỉ đạo phá án. Ngày mùng 1 Tết, Tình bị bắt. Khai thác xong y thì cũng hết mất cái Tết rồi. Đó không biết là lần thứ bao nhiêu ông mất ăn mất ngủ vì gánh nặng trách nhiệm. Chỉ là tóc ông không thể bạc thêm vì đã bạc hết rồi, mặt không thể nhiều nếp nhăn hơn vì ông đã nhăn từ… mấy chục năm trước.

Lính đi trận, ông Minh thức chờ tin, mắt sâu hoắm. Bình thường thì việc chụp ảnh ông Minh cho đẹp đã là thách thức không thể vượt qua của tất cả các phóng viên ảnh. Những ngày ông xuất hiện sau đánh án, sự khắc khổ càng hiện rõ. May, đôi mắt ấy có "thần".

Với một thành phố lớn, đông dân nhất nước, với tình hình an ninh trật tự phức tạp thế, với những chiến công như thế, với tư cách là người chỉ huy cao nhất của Lực lượng Cảnh sát thành phố, ông Minh hoàn toàn có nhiều cơ hội lẫn tư thế để xuất hiện trước truyền thông như một người hùng. Nhưng chưa bao giờ ông làm vậy!

Ông Phan Anh Minh (trái) khi còn là Đại tá trong một lần trả lời phỏng vấn tác giả.

Không chỉ là chiến tướng, phát biểu xây dựng luật của ông Minh khi nào cũng chất lượng. Cho đến nay, ông là người hiếm hoi công khai phản ứng chỉ thị 15 của Bộ Chính trị đã "trói tay" cơ quan điều tra khi đánh án, khi điều tra án tham nhũng. Bởi, chỉ thị này đòi hỏi phải báo cáo và hạn chế việc sử dụng nghiệp vụ với nghi can là đảng viên. Khổ nỗi, án tham nhũng thì nghi can nào mà chẳng là đảng viên. Sự "bình đẳng đặc biệt" ấy "trói tay" công an. Rất may, cái đặc quyền ấy đã được bãi bỏ, nếu để đến giờ thì có khi nó gây khó cho công cuộc "đốt lò" hiện nay.

"Mai mốt anh nghỉ hưu rồi tụi bây ghé chơi!"

Nói thế, không có nghĩa là Công an TP Hồ Chí Minh dưới thời ông không có tiêu cực, không gây oan sai. Nhưng tôi chưa thấy ở ông Minh sự né tránh trách nhiệm hay tự ái mà không nhìn nhận rút kinh nghiệm, xử lý người làm sai.

Đọc lại những gì ông Minh phát biểu và cảnh báo trong 10 năm nay, càng thấy sự phức tạp về quy mô, thủ đoạn của tội phạm (nhất là án mạng vì nguyên nhân xã hội và án ma tuý lớn) đã được ông cảnh báo sớm một cách chính xác; các rào cản làm giảm hiệu lực hoạt động của cơ quan điều tra được ông kiến nghị thay đổi, càng thấy ông Minh đúng là tướng bởi ông có tầm nhìn và tư duy khoa học...

Gần 30 năm làm báo, hơn nửa thời gian đó phụ trách nội chính, tôi chưa hề lần nào tiếp cận được ông Phan Anh Minh đủ để có một bài phỏng vấn ra hồn. Ông Minh không bao giờ vuốt ve báo chí, không tuyên truyền theo lối kể công. Điều khiến ông vượt lên hẳn so với đồng đội cùng nghề điều tra là bản lĩnh: Am hiểu, phán đoán, khái quát cực thông minh và khoa học. Ở góc khác, ông lạnh lùng và nguyên tắc.

Lòng tôi cũng còn chút ấm ức bởi ông là một trong số hiếm hoi "sếp" cảnh sát mà mình không thể tiếp cận ở mức như mong muốn. Không chỉ tôi, có năm, hai nhà báo Lý Trung Dung và Lưu Nguyễn Ái Nhân (Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh) đến nhà thăm ông vào ngày cận Tết, mang biếu ông một ký chả bò Đà Nẵng. Nghe người nhà báo lại, ông gọi điện: "Tao ghi nhận tấm lòng của tụi bây, nhưng mang về giùm anh đi. Hồi nào anh nghỉ hưu, về quê đào ao thả cá rồi tụi bây ghé chơi. Giờ thì không!".

Ông Minh sinh tháng 4-1959, giờ đã tới tuổi hưu. Kính chúc ông khoẻ và còn có nhiều thời gian lẫn sức khoẻ để tiếp tục vui vẻ, rượu đế với bà con, với lính cũ. Giờ thì chúng tôi, những nhà báo "hậm hực" vì theo dõi hoạt động của Công an TP Hồ Chí Minh 20 năm mà chẳng bao giờ được ông dành cho một cuộc gặp riêng đúng nghĩa, có thể nghĩ đến một cuộc nhậu với ông mà không sợ bị từ chối với ký chả bò… mang đến lại mang về.

Nguyễn Đức Hiển

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Cuộc xung đột ở Ukraine dần đi đến hồi kết, mở ra hi vọng cho Kiev nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ các nước phương Tây để tái thiết đất nước. Tuy vậy, để hiện thực hóa tiến trình đó, ngoài chi phí khổng lồ và một chính sách phát triển hợp lý, Ukraine còn cần nguồn nhân lực mạnh mẽ. Bài toán của Ukraine lúc này là làm sao thuyết phục hàng triệu người đã rời bỏ đất nước trở về.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.