Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng

08:43 07/02/2006

Chuẩn bị vào đợt 2 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968, Tiểu đoàn nữ biệt động (Tiểu đoàn Lê Thị Riêng) được Bộ Chỉ huy tiền phương giao: Cùng đơn vị mũi nhọn hành quân từ ven đô vào, thọc sâu đánh địch trên địa bàn quận 1, chi viện cho địa bàn quận 4.

Trước đó, trong đợt 1 vô cùng gian khổ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào lúc 21h giao thừa tết Mậu Thân 1968, Đảng ủy, chỉ huy Biệt động Sài Gòn đã tổ chức chớp nhoáng một cuộc nói chuyện của chiến sĩ cách mạng với nhân dân công khai ngay giữa chợ Bến Thành. Người nói là một chị trong tiểu đoàn mới 21 tuổi, thay mặt chị em Biệt động thành, đứng lên chúc tết bà con, và dõng dạc đọc bài thơ Chúc tết Xuân 1968 của Bác Hồ gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước.

Cùng lúc đó, các chiến sĩ khác đã treo một lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cỡ lớn 1,8m x 2,4 m trước cổng chợ Bến Thành. Lá cờ tung bay phần phật trước gió xuân. Nhân dân nhìn thấy cờ hò reo, phấn khởi. Cuộc nói chuyện chỉ diễn ra trong vòng 3 phút, nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong người nghe.

Một mũi tiến công khác của chị em Biệt động thành diễn ra sau đó 2 ngày, vào trước  giao thừa Xuân Mậu Thân, nữ chiến sĩ biệt động Phan Thị Mỹ (tức Oanh) tại cụm 679 dưới sự chỉ huy của Cụm trưởng Đỗ Tấn Phong, đã cùng với một nữ biệt động khác, dùng súng B40, khống chế sự phản công của quân địch vào sáng mồng 2 tết tại Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Những cuộc chiến đấu này đã gây choáng váng cho không những chính quyền Sài Gòn mà còn đối với các tướng tá Mỹ đang chỉ huy và tham chiến tại thành phố.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968.

Ngày 27/4/1968, Tiểu đoàn trưởng Lê Hồng Quân lại nhận lệnh mới của Đảng ủy và Bộ Chỉ huy tiền phương là ém quân và đánh địch ngay tại địa bàn quận 1 và quận 4.

Tối mồng 4, rạng sáng ngày 5/5/1968, toàn Tiểu đoàn phải gấp rút bí mật chuyển quân, cất giấu vũ khí và dự trữ lương thực... cho 150 người để sẵn sàng chiến đấu. Ngoài trung đội biệt động nữ tuyển từ đồng Ông Cộ (nay là phường 12, 14, 24, Q. Bình Thạnh) gồm 36 cán bộ, chiến sĩ đợt này chưa thể xâm nhập vào nội đô; số còn lại đều thâm nhập an toàn vào trên 30 cơ sở tại nội ô các đường Nguyễn Trãi, Bùi Viện, Đề Thám, Nguyễn Cư Trinh, chung cư Cô Giang (lô C), chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh, cầu Khánh Hội...

Tại đây, nữ Quận ủy viên, Bí thư Quận đoàn Q.2 Sáu Xuân và nữ Quận ủy viên Lê Thị Bạch Các, quê ở Nghệ An vào hoạt động ở Sài Gòn, đã chỉ đạo việc ém quân và động viên chị em, vận động bà con nhân dân ủng hộ bộ đội chiến đấu và tham gia chiến đấu. Đông đảo quần chúng ở Q.1, Q.4, trong đó có một số quần chúng mới cảm tình với cách mạng đều ủng hộ và tham gia đấu tranh tới cùng với địch, bất kể nguy hiểm.

Rạng sáng ngày 5/5/1968, toàn bộ khu vực Q.1, trung tâm của thành phố chuẩn bị chiến đấu. Nhân dân xông xáo, ủng hộ chị em Biệt động thành, bằng cách đem bàn ghế, các vật dụng trong nhà ra các con đường, làm phòng tuyến, hoặc làm chướng ngại vật ngăn chặn quân địch. Bà con ta đã lợi dụng những ống cống kích thước lớn dọc đường Đề Thám (ngày nay) lăn ra giữa đường và tham gia các tuyến chiến đấu. Lực lượng cảnh sát dã chiến Sài Gòn đóng trên tầng 5 của chung cư Cô Giang nhanh chóng phát hiện ra “phòng tuyến” của nhân dân ta nhưng cũng án binh bất động.

Ngay trong đêm ngày 4/5/1968, các chị em tiểu đoàn biệt động đã dùng loa phóng thanh động viên trên 100 quần chúng ủng hộ cách mạng, nổi dậy làm chủ địa bàn trung tâm, để tiêu diệt Mỹ-ngụy và kêu gọi quân địch đầu hàng. Suốt trong đêm và ngày hôm sau, toàn bộ khu vực từ Đề Thám, Cô Giang, Cô Bắc, chợ Cầu Muối, sang tới đường Bến Vân Đồn, Q.4, Tiểu đoàn Lê Thị Riêng đã cùng với nhân dân thành phố Sài Gòn làm chủ thế trận trong nhiều giờ liền.

Cũng đêm ngày mồng 4 và rạng sáng 5/5/1968, Trung đội 3 của tiểu đoàn được phân công chi viện cho Q.4, ém quân trên cụm đường Tôn Thất Thuyết - cầu Tân Thuận, đã dũng cảm tập kích bọn địch đang chốt ở gần cầu. Sau đó, chị Lê Tú Thiên cùng 6 chị em vượt Kênh Tẻ gần bến đò Long Kiểng để vượt sang Nhà Bè và quận 8. Các chị đã sang vùng ngoại ô tiếp tục chiến đấu và cùng với nhân dân tại đó làm chủ tình hình

Phạm Bá Nhiễu

Liên quan vụ sạt lở đất đá tại một cung đoạn ở đèo Khánh Lê trên tuyến đường quốc lộ 27C nối Nha Trang (Khánh Hòa) với Đà Lạt (Lâm Đồng) như Báo CAND đã thông tin, đến 17h30' chiều nay 15/12, công tác khắc phục hậu quả vẫn còn đang được triển khai nhưng gặp rất nhiều khó khăn.

Nói đến đặc công nước là nhắc đến một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đã đi vào huyền thoại với lối đánh thủy chiến truyền thống và độc đáo. Để trở thành những chiến sĩ đặc công nước “đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”, CBCS Lữ đoàn Đặc công nước 5 luôn phải đối mặt với hiểm nguy.

Trong xã hội hiện đại, “deadline” không chỉ là một cụm từ quen thuộc mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người trẻ. Không ít người đã bị cuốn vào guồng quay của công việc, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, đến mức kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí có người phải nhập viện. Khoa học gọi đây là hội chứng “burn out” (cháy sạch). Đây là một thực trạng đáng báo động, phản ánh mặt trái của lối sống và làm việc quá tải mà người trẻ đang đối mặt.

Ngày 15/12, Công an huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vừa phối hợp các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng quốc tịch Lào, thu giữ 18.000 viên ma túy tổng hợp sau 2 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Những hạn chế, vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội là vấn đề đã khiến nghị trường Quốc hội “nóng” lên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa qua. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về "Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội".

Đảng ủy, Ban Biên tập cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ, phóng viên, nhân viên Báo CAND xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới đồng chí Đặng Thị Huyền cùng gia đình. 

Ngày 15/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Cố ý gây thương tích” đối với Võ Duy Khang (SN 2005, trú ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ trụ sở tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa, SN 1973 ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đứng tên làm Giám đốc.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh (Phú Yên) ngày 15/12 cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Đe dọa giết người” đối với  Nguyễn Duy Tân (SN 1994, trú khu phố Bắc Lý, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文