Vượt ngục mùa xuân

09:32 13/02/2005
Giả bị bệnh, 7 chiến sĩ cách mạng đang bị tù đày ở Hoả Lò đã khéo léo để được chuyển sang nhà thương Phủ Doãn để từ đó thoát ra ngoài vào đúng đêm Noel năm 1932.

Cuối năm 1932, thực dân Pháp ra sức đàn áp phong trào cách mạng, chúng thực hiện phương châm “bắt nhầm còn hơn bỏ sót”. Các đồng chí Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Tạo cùng nhiều đồng chí khác bị giặc Pháp bắt và giam cầm tại nhà tù trung tâm Hỏa Lò. Các đồng chí bí mật bàn kế hoạch vượt ngục để tiếp tục hoạt động, chỉ đạo phong trào cách mạng.

Sau khi khảo sát nhà tù, thấy việc vượt ngục tại Hỏa Lò là rất khó khăn, nguy hiểm, vì vậy chỉ có cách là giả vờ lâm bệnh nặng, để được đưa sang nằm ở nhà thương Phủ Doãn (Bệnh viện Việt- Đức ngày nay), rồi tìm cách trốn. Nhưng các tù nhân bị ốm đưa sang nhà thương Phủ Doãn cũng bị canh chừng cẩn mật, bị giam tại một phòng riêng, các cửa sổ đều có chấn song sắt kiên cố không kém gì Hỏa Lò.

Vì vậy, nhóm vượt ngục thống nhất, phải chuẩn bị một phương án đề phòng những tình huống nhỏ nhất có thể gặp phải. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng vận động đồng chí Hào Lịch, là đảng viên xuất thân từ một gia đình khá giả giúp cho khoản tiền lo thẻ thân... bởi nếu không có giấy tờ tuỳ thân để xuất trình khi bị bọn mật thám, cẩn cò, tuần đinh kiểm tra thì rất nguy hiểm.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên cố vấn Võ Chí Công tại cuộc họp mặt các cựu tù chính trị Hoả Lò.

Danh sách vượt ngục lúc đầu dự kiến có 10 người, trong đó đồng chí Lê Duẩn, Nguyễn Chí Hiền (xứ uỷ viên), Nguyễn Tuấn Thức. Nhưng bất ngờ đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Thức bị chúng tống giam sang khu xà lim vì nghi các đồng chí tổ chức “diễn kịch” nhân ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga và lãnh đạo tù nhân đấu tranh. Còn đồng chí Hiền đang nằm chờ ở nhà thương Phủ Doãn trước đó lại bị địch chuyển trở lại nhà tù Hỏa Lò.

Các đồng chí còn lại gồm Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Tạo, Hào Lịch, Lê Đình Tuyển, Nguyễn Trọng Đào, Bùi Xuân Mẫn và Võ Duy Cương vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch vượt ngục như đã bàn. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng thống nhất với đồng chí Nguyễn Tạo là phải khôn khéo bố trí 5 đồng chí ra nhà thương Phủ Doãn trước để chuẩn bị.

Đồng chí Lê Đình Tuyển là người giả “điên”, địch giam riêng một phòng, nhưng lại đối diện với đồng chí Quỳ điên thật. Suốt ngày hai anh la hét đập phá làm cho bọn chúng không chịu được. Hai người điên đối diện nhau lúc nào cũng ném đất đá sang nhau, thậm chí bốc cả phân của mình để ném...

Thấy không ổn, sợ ảnh hưởng đến chuyến vượt ngục của cả nhóm, các đồng chí góp ý với bọn lính, cần cách ly hai người điên ra, nếu không họ sẽ đập phá, trêu chọc nhau làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thấy có lý, họ đã chấp thuận.

Hàng ngày anh Tuyển giả điên la hét, đập phá để át tiếng cưa sắt. Lưỡi cưa này do đồng chí Trịnh Thị Điền gửi vào. Thấy anh Tuyển vất vả, đồng chí Nguyễn Tạo, Nguyễn Trọng Đàm, Hào Lịch thay phiên nhau bí mật sang giúp đồng chí Tuyển cũng cưa song sắt.

Trong khi đó, ở nhà tù Hỏa Lò, các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Võ Duy Cương cũng “tạo bệnh” không ăn uống gì nhưng đã 5 ngày mà địch không chịu cho ra nhà thương điều trị. Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Lương Bằng bàn với đồng chí Võ Duy Cương phải đấu tranh với địch bằng cách giả “cắt cổ tự tử” để phản đối chế độ hà khắc của nhà tù thực dân, không cho người tù bị ốm nặng đi nhà thương chữa chạy.

Anh em hô hoán có hai người cắt cổ, chúa ngục chạy đến thấy máu đỏ cả áo, người còn thoi thóp liền cho hai y tá và giám thị đưa đồng chí Nguyễn Lương Bằng và Võ Duy Cương lên xe bò để kéo ra nhà thương Phủ Doãn. Thế là, 7 đồng chí dự kiến vượt ngục đã tập trung đủ tại nhà thương Phủ Doãn đúng vào thời gian như đã dự kiến chỉ để đợi thời cơ thích hợp là “vượt ngục”.--PageBreak--

Đêm 24/12/1932, lợi dụng mọi người đi dự lễ Giáng sinh ở Nhà thờ lớn và vui chơi đêm Noel, 7 đồng chí mau lẹ bẻ song sắt chỗ đã cưa sẵn chui ra, trèo tường, vượt qua hàng rào dây thép gai của bệnh viện, nhảy ra ngoài, hòa vào dòng người đi dự lễ Nhà thờ... Biết địch sẽ truy lùng ráo riết, các đồng chí đã nhanh ý để lại “lá thư” nhằm đánh lạc hướng địch có đoạn: “ở ngoài đã chuẩn bị sẵn sàng các đồng chí ra có xe ô tô đón, đưa lên biên giới”...

Ra khỏi bệnh viện, các đồng chí Nguyễn Tạo, Nguyễn Trọng Đàm, Hào Lịch, Bùi Xuân Mẫn, Lê Đình Tuyển thuê xe tay đến phố Bạch Mai, rồi tìm đường đi về Hà Nam. Còn đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Võ Duy Cương đi ra bến đò Tứ Đồng, tìm đường về Vĩnh Yên.

Trời mùa đông giá rét, 5 đồng chí trong nhóm đồng chí Nguyễn Tạo, không dám đi trên đường cái, mà băng hết qua cánh đồng ngập nước này đến đồng ngập nước khác. Đêm đi, ngày chui vào các lùm cây giữa đồng để ẩn nấp. Suốt 2 ngày 3 đêm, 5 đồng chí mới có mặt tại Phủ Lý, bắt được liên lạc với cơ sở. Sau đó, các đồng chí chia nhau mỗi người về một địa phương, tiếp tục hoạt động.

Còn nhóm của đồng chí Nguyễn Lương Bằng về đến Vĩnh Yên, do sơ xuất, đồng chí Võ Duy Cương đã bị bắt trở lại. Còn đồng chí Nguyễn Lương Bằng cải trang thành một tá điền về sống ở ấp Đại (Hải Dương) cùng nhân dân làm ruộng xây dựng cơ sở hoạt động cách mạng, chờ bắt liên lạc với Đảng.

Tin 7 tù nhân cộng sản Hỏa Lò vượt ngục ở nhà thương Phủ Doãn đêm Noel đã làm cho địch vô cùng tức tối. Chúng ra lệnh vây ráp, truy nã khắp nơi, thông báo dán ảnh, đăng tin trên báo chí, treo giải thưởng ở các địa phương.

Nhưng nhân dân địa phương nơi anh em đến đều tìm cách che giấu, nuôi dưỡng mà không hề sợ bị liên lụy đến bản thân và gia đình mình. Cuộc vượt ngục thắng lợi đã làm chấn động bán đảo Đông Dương và cả nước Pháp. Từ kinh nghiệm của cuộc vượt ngục này, một sự trùng hợp lý thú trong lịch sử đã xảy ra: Tròn 20 năm sau, cũng tại nhà tù Hỏa Lò, 16 đ/c tử tù đã vượt ngục đúng vào đêm Noel ngày 24/121951

Nguyễn Đình Cần - Trần Minh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文