“Tự quản, tự phòng, chống COVID-19” ở Hà Nam

20:32 25/02/2022

Nhờ chủ động làm tốt công tác phòng ngừa với việc xây dựng và triển khai hiệu quả mô hình “Tự quản, tự phòng, chống COVID-19”, nên dù là một trong những địa phương tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp với số lượng lao động đông, nhưng thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã làm tốt công tác phòng chống dịch, không để dịch COVID-19 bùng phát phức tạp; ngăn chặn dịch bệnh thâm nhập làm gián đoạn sản xuất, giữ vững ổn định để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Chủ động phòng ngừa không để dịch COVID-19 làm gián đoạn sản xuất

Vừa nghe tiếng anh Nguyễn Văn Thành gọi cửa, hai bé Chiến và Công mừng quýnh, chạy vội từ tầng 2 xuống nhà tranh nhau mở cửa đón bố. Đứa thì đu lên lưng, đứa thì ôm chân đòi bố bế. Thế là đã gần 5 tháng liên tục anh Thành vắng nhà, phải làm việc cũng như ăn nghỉ ngay tại cơ quan để đảm bảo vừa sản xuất vừa phòng, chống dịch COVID-19.

Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ phối hợp với Phòng An ninh kinh tế  Công an tỉnh Hà Nam khảo sát, đánh giá hiệu quả mô hình “Tự quản, tự phòng chống dịch COVID-19” tại Công ty TNHH hê åthống dây dẫn Sumi Việt Nam.
Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát phức tạp, thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam, Công ty anh Thành cũng như nhiều cơ quan, xí nghiệp sản xuất khác trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tích cực, chủ động thực hiện “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ tại chỗ). Có những gia đình, cả hai vợ chồng làm cùng Công ty, cho nên phải phân công nhau, chồng xung phong theo kíp bám xưởng sản xuất, vợ ở nhà chăm sóc các con.

Rất may vợ anh Thành là giáo viên tiểu học nên những tháng dịch bệnh bùng phát mạnh, dù anh Thành với trọng trách Tổ phó “Tổ tự quản, tự phòng, chống COVID-19", bắt buộc ngày đêm phải “3 tại chỗ” ngay tại công xưởng để vừa đảm bảo tiến độ sản xuất vừa giám sát an toàn phòng, chống dịch tại Công ty, nhưng anh vẫn yên tâm vì ở nhà đã có vợ chăm lo 2 con nhỏ và bố mẹ già. Những lúc nhớ các con, anh mới tranh thủ ít phút nghỉ ngơi gọi điện cho vợ, nói chuyện với các con.

Khi tìm hiểu chúng tôi được biết, mô hình “Tự quản, tự phòng, chống COVID -19” trong khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất là một trong những mô hình điển hình trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Hà Nam. Mô hình này do Công an tỉnh Hà Nam chủ trì tham mưu xây dựng, góp phần rất hiệu quả trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Hà Nam thời gian qua. Trong đó, Công an tỉnh Hà Nam là đơn vị chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các địa bàn triển khai thực hiện, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, lực lượng Công an các cấp trong xây dựng và duy trì hoạt động mô hình.

Nói về ý tưởng xây dựng mô hình, Đại tá Kiều Hữu Tuyển, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam cho biết: “Sau gần 6 tháng liên tiếp kể từ tháng 11/2020, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 thì ngày 27/4/2021 Hà Nam bất ngờ phát hiện ca mắc COVID-19 mới là một công nhân vừa mãn hạn lao động từ Nhật Bản trở về cư trú tại xã Đạo Lý (huyện Lý Nhân, Hà Nam), ca bệnh này đánh dấu đợt dịch thứ 4 của dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở nước ta.

Từ ca bệnh đầu tiên này, qua truy vết, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các ca bệnh liên quan tạo thành ổ dịch, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong các khu, cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh là rất cao. Điều này đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

Công an tỉnh Hà Nam khảo sát cơ sở vật chất để triển khai mô hình “Tự quản, tự phòng chống dịch COVID-19” tại Công ty TNHH hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam nhằm đảm bảo tốt sản xuất “3 tại chỗ”.

Trước tình hình đó, Công an tỉnh Hà Nam đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam nhiều biện pháp chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Điển hình là khẩn trương xây dựng và triển khai mô hình “Tự quản, tự phòng, chống COVID-19”, đặc biệt chú trọng tới các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất, nơi tập trung công nhân lao động với mật độ cao. Trong đó, lựa chọn Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam - một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với trên 6.000 công nhân lao động đóng trụ sở tại Khu Công nghiệp Đồng Văn II, thị xã Duy Tiên để triển khai xây dựng thí điểm mô hình.

Chỉ trong thời gian ngắn, từ những kết quả mang lại rất rõ rệt trong phòng chống dịch ở Công ty dây dẫn Sumi đã tạo tiền đề để tỉnh Hà Nam đồng loạt tổ chức triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Với tinh thần thần tốc “chống dịch như chống giặc” ngày 30/6/2021, 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh đã hoàn thành triển khai mô hình. Và tính đến ngày 25/8/2021, mô hình đã được nhân rộng tại 679 doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (đạt 97%) với 2.045 Tổ tự quản an toàn phòng chống dịch được thành lập.

Những kinh nghiệm hay từ triển khai mô hình

Trong mỗi doanh nghiệp, thành viên nòng cốt các tổ tự quản là các đoàn viên công đoàn, y tế, đại diện trưởng, phó các phòng ban, tổ trưởng, tổ phó đội, phân xưởng sản xuất và lực lượng bảo vệ. Mỗi “Tổ tự quản, tự phòng, chống COVID-19” sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát toàn bộ số công nhân, người lao động trong tổ, đội, phân xưởng sản xuất. Các thành viên trong tổ tự quản thiết lập Zalo nhóm nhằm kết nối tiếp nhận thông tin với Công ty và lực lượng trinh sát an ninh phụ trách địa bàn để thường xuyên cập nhật, trao đổi, báo cáo, xử lý thông tin.

 Các “Tổ tự quản, tự phòng, chống COVID-19” được thành lập và đi vào hoạt động đã phát huy được vai trò nòng cốt ở cơ sở trong việc hằng ngày, giám sát, báo cáo tình hình sức khoẻ của người lao động; tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện các quy định phòng, chống dịch bệnh; phát hiện, đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm... Qua đó, giúp chính quyền địa phương, lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp thường xuyên, kịp thời nắm chắc tình hình thông tin liên quan đến dịch bệnh, từ đó chủ động tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả.

Tại mỗi đơn vị triển khai mô hình đã thành lập đường dây nóng, tạo cơ chế thông tin liên lạc kịp thời, thông suốt giữa các bộ phận, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan trong doanh nghiệp. Giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp và lực lượng Công an cùng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, lực lượng y tế các cấp trong tỉnh, cơ quan truyền thông bảo đảm tiếp nhận, xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả các tình huống phát sinh.

Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả, một số doanh nghiệp còn có những giải pháp sáng tạo nhằm phòng ngừa, xử lý đối với các trường hợp vi phạm công tác phòng chống dịch. Ban hành quy định xử lý các trường hợp vi phạm, đưa vào việc xét chế độ lương thưởng của người lao động. Lắp đặt camera giám sát, đo thân nhiệt, khai báo y tế, khử khuẩn đối với tất cả người, phương tiện ra vào; tổ chức đưa, đón công nhân, sắp xếp giờ nghỉ giải lao, ăn ca linh hoạt để hạn chế tập trung đông người, bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng tiếp khách riêng ở công ty...

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm ANTT, phòng chống dịch COVID – 19 được tổ chức đa dạng nhiều hình thức. Qua nhắc tin Zalo; in sao đĩa tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh trực tiếp trong từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất; kẻ vẽ băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền trực quan; phát hành tờ rơi, thông tin về tình hình, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và công tác bảo đảm ANTT...

Qua đó, đã kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng về tình hình dịch bệnh; phối hợp rà soát, truy vết 16.687 trường hợp từ vùng dịch về; truy vết 1.977 trường hợp F1, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đo thân nhiệt, giám sát trên 30.000 trường hợp cách ly tại nhà.

Đề xuất thủ trưởng các doanh nghiệp đánh giá, chấm điểm chuyên cần và xét chế độ thưởng, phạt đối với cán bộ, công nhân viên, người lao động vi phạm quy định phòng, chống dịch, giúp các cơ quan chức năng xử lý 541 trường hợp, xử phạt 20.949 trường hợp có các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ sau 3 tháng triển khai thực hiện mô hình này đã góp phần quan trọng kiểm soát, kiềm chế và làm giảm hẳn số ca mắc theo ngày trên địa bàn toàn tỉnh Hà Nam.

Tâm Khánh

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文