Án mạng cô hầu gái

18:20 23/07/2020
Vào đêm thứ 2 từ khi cô chủ ngủ ở trường, ông bác sỹ nha khoa thức dậy vào giữa đêm mở cửa căn phòng cô hầu và con trai ông ta đang ngủ. Tay ông cầm một con dao sáng loáng.


Là một cô gái da đen trẻ rất xinh đẹp, nước da đen giòn ưa mắt, khuôn mặt thanh tú, ôi mắt to và cái miệng rất duyên, cô từ miền Nam Sudan lên miền Bắc - nơi có nhiều người da trắng sinh sống để kiếm việc làm. Miền Nam nơi cô sinh ra và lớn lên có nhiều dầu mỏ nhưng cuộc sống của người dân rất nghèo. 

Cô được gia đình nhận vào làm người hầu giúp việc cho ông chủ là bác sỹ nha khoa, bà chủ là giáo viên trường trung học. Tiền công mỗi tháng là 3 pound. Nhiệm vụ của cô là chuẩn bị bữa sáng cho gia đình và chăm sóc đứa con trai nhỏ mới được vài tháng tuổi của họ. Cô phải dậy từ lúc 5 giờ sáng nấu nướng, pha coffee, và dọn dẹp giường tủ để ông bà chủ đi làm đúng giờ vào 7h30'.

Hai tháng đầu tiên là thời gian thử thách cô chưa làm bà chủ ưng ý lắm do chưa quen với các thiết bị hiện đại. Có vài việc bà chủ nhắc nhở, hướng dẫn để cô làm cho đúng cách. Tháng thứ 2 bà chủ giao cho cô tiền để đi siêu thị mua bột mỳ, thịt, đường cho bữa ăn. Cô chỉ mua hết non nửa số tiền bà chủ đưa, số tiền còn lại cô mua thêm đồ ăn mà vẫn thừa 1 pound. 

Khi về bà chủ hết sức ngạc nhiên. Cô mua đầy đủ số lượng như bà dặn mà chưa hết nửa số tiền, bà nhẹ nhàng hỏi: "Vẫn còn thừa 1 pound cơ à? Tôi nghĩ chắc thị trường hôm nay giảm giá, chứ nếu không số tiền đó không thể mua được nhiều thứ như vậy". Để thưởng cho sự thật thà của cô, bà chủ cho cô tiền thừa. Cô nâng niu đồng 1 pound bằng kim loại rồi cất cẩn thận vào chiếc ví đã cũ bà chủ thải ra cho cô.

Minh họa: Hà Trí Hiếu

Một dịp khác bà chủ để quên tiền trên bàn trang điểm trong phòng riêng của bà. Khi dọn phòng cô hầu thấy liền nhặt lấy, cô lật tấm nệm giường lên để vào đó. Bà chủ cũng quên chuyện đó và cô cũng quên không báo cho chủ biết. 

Rồi đột nhiên vào ngày 11-3-1972 bà bỗng nhớ lại và hỏi cô về 4 pounds để quên trên bàn phấn. Bà hỏi cô: "Cô là người trông coi nhà đúng không?". "Vâng thưa bà!". "Vậy cô có nhìn thấy 4 pounds tôi để quên trên bàn phấn không?". "Ồi! Tôi thật có lỗi. Nếu bà không nhắc tôi đã quên khuấy chuyện đó", cô nói rồi lật tấm nệm lên lấy tiền trao cho bà chủ vừa rối rít cầu xin: "Ôi, Mama! Tôi thực là đuểnh đoảng và ngu ngốc, đã phạm sai lầm mong bà tha cho".

Tuy là người da trắng nhưng làm nghề giáo nên bà chủ rất thông cảm và thương người. Bà còn là người rất hào phóng và nhân hậu Bà bảo: "Cô giữ lấy số tiền đó" và nói: "Trước cô tôi đã thuê hơn chục cô gái nhưng không ai thật thà trung thực như cô. Họ thường ăn cắp tiền, đồ trang sức của tôi và đồ dùng lặt vặt của gia đình. Từ nay trở đi tôi giao cho cô trông coi và quản lý toàn bộ mọi thứ trong gia đình tôi". 

Bà cũng gợi ý rằng cô chỉ có một mình không có ai quen biết ở thành phố này nên chẳng cần mua sắm gì. Mọi thứ đã có gia đình bà chu cấp từ ăn uống đến váy áo, do vậy nếu cô đồng ý tiền công hàng tháng bà sẽ giữ cho cô, khi nào cô cần đến bà sẽ đưa cho, và cô đã đồng ý. Bà chủ đối xử với cô như con cháu trong nhà. Trong 6 năm phục vụ cô chưa hề nhận trực tiếp một đồng tiền công nào.

Vào tháng 8 năm 1978 ở nhà thờ ngoại ô Yusif có lễ hội Ramadan của của người hồi giáo. Bà chủ rất tâm lý đã mua sắm cho cô váy áo mới rất đẹp. Cô súng sính đi dự lễ hội. Vô tình cô gặp người em gái họ về thăm nhà ở miền Nam vừa lên. Họ ôm lấy nhau rất vui vì 6 năm qua họ chưa từng gặp nhau. 

Cô cháu nhanh nhẩu hỏi: "Hiện chị đang ở đâu?". "Chị ở Omumdurman", cô đáp. "Chị ở nhà ai?" "Chị ở nhà một đôi vợ chồng người da trắng". "Ở trong gia đình ấy chị có thoải mái, có khó khăn gì không?". "Ồ em yêu! Chị thấy công việc phù hợp với mình. Bà chủ rất tôn trọng, rất tử tế và tin tưởng chị", cô giải thích. "Vậy chị cho em đi cùng về nhà của họ được không?", và cô đã dẫn em gái về gia đình cô đang giúp việc. 

Cô giới thiệu người em họ với bà chủ. Bà chủ gật đầu vui vẻ nói: "Thế là từ nay cô đã có người thân trong thành phố rồi nhé". Cô em gái thấy bà chủ sởi lởi nên kể cho bà nghe nhiều câu chuyện về thôn xóm nơi bố mẹ cô đang ở miền Nam và cuộc sống khó khăn vất vả của những người da đen. Cho tới 7 giờ tối cô mới ra về.

Vào chủ nhật tuần tiếp theo họ lại gặp nhau ở nhà thờ hồi giáo. Cô em họ cho cô biết có người cháu trai của cô cũng làm giúp việc cho một gia đình ở gần đây. Cô nói rằng người cháu trai về thăm gia đình vừa lên nói rằng bố mẹ cô phàn nàn và rất buồn vì đã 6 năm cô chưa về thăm họ. Đồng thời hẹn cô em hẹn hai chị em sẽ cùng nhau về thăm nhà vào dịp lễ Giáng sinh.

*

Buổi tối hôm đó cô đến gặp bà chủ, lễ phép cúi đầu trình bày hoàn cảnh và xin phép bà được nghỉ phép cũng như muốn bà thanh toán tiền công 6 năm qua để mua quà tặng bố mẹ và hỗ trợ họ trong cuộc sống khó khăn. Bà chủ hứa sẽ nói với chồng bà giải quyết cho cô. 

Khi ông bác sỹ nha khoa đi làm về bà chủ trình bày với ông nguyện vọng của cô hầu. Ông nhẩm tính số tiền công phải trả cho cô hầu là 216 pounds. Ông thở dài rồi nói rằng ông không có số tiền nhiều như vậy để trả cho cô hầu và ông kịch liệt phản đối việc phải trả ngay một lúc toàn bộ số tiền đó. 

Bà chủ vô cùng bối rối khó xử. Thật đáng xấu hổ khi cô hầu đi xa đẵng đẵng bấy nhiêu năm mà trở về không có tiền giúp đỡ gia đình. Bà cố thuyết phục chồng nhưng vô ích. Ông còn nổi cáu nói: "Tôi không có 216 pounds, cô có thì trả cho nó". Thật chả ra làm sao.

Một buổi tối cô nói với chồng rằng cô phải ở lại trường 1 tuần để chuẩn bị cho kỳ thi gữa khóa của học sinh. Hôm sau cô rời khỏi nhà từ sáng sớm. Giờ đây ở nhà chỉ có cô hầu và đứa bé trai 6 tuổi con bà chủ. Đứa nhỏ rất quyến luyến cô hầu còn hơn cả mẹ nó. Nó theo cô từng bước, nũng nịu với cô, đòi cô cùng chơi đồ chơi với nó. Ngay khi ngủ với mẹ nó vẫn đòi cô hầu nằm bênh cạnh.

Vào đêm thứ 2 từ khi cô chủ ngủ ở trường, ông bác sỹ nha khoa thức dậy vào giữa đêm mở cửa căn phòng cô hầu và con trai ông ta đang ngủ. Tay ông cầm một con dao sáng loáng. 

Ông bật đèn điện lên túm lấy cô hầu và ngồi lên người cô. Cô bừng tỉnh vô cùng sợ hãi. Cô la lên: "Oa, oa, oa… hãy bỏ tôi ra! Boa, boa, boa … tôi chỉ là con hầu của ông. Vạn lần xin ông để tôi được sống". 

Cô hét lên hết cỡ nhưng ông bác sỹ không động lòng thương. Con dao oan nghiệt đã cắt đứt cổ họng cô. Đứa con trai thức dậy, nhưng nó quá sợ hãi nên không dám mở mắt trước hành động khủng khiếp của cha nó. 

Sau khi giết cô hầu ông bác sỹ xẻ, cắt thi thể cô thành những mảnh nhỏ. Một phần thịt cho vào bồn vệ sinh xả nước cho trôi đi, còn lại mang ném xuống dòng sông cách nhà không xa.

Ngày hôm sau đi làm về ông ghé qua nhà anh trai bảo đứa cháu trai đến trông nom đứa con 6 tuổi của mình. Khi đứa cháu trai hỏi cô hầu đi đâu ông nói cô ấy về thăm bố mẹ cô ở miền Nam. Cậu cháu không hề biết chuyện đã xảy ra.

Cùng sáng hôm đó vào lúc 11h00' có tiếng gõ cửa. Đứa con trai của bà chủ chạy ra mở. Đó là em gái họ cô hầu đến để cùng cô về quê như đã hẹn trước. "Ôi, cháu bé đẹp như thiên thần của Chúa!", cô khen thằng bé. "Cháu khỏe và ngoan chứ? Cô bảo mẫu có nhà không?", cô hỏi thằng bé.

"Không! Bố cháu đã giết chết cô ấy", nó ngây thơ trả lời. "Aí chà! Cháu lại nói dối đùa giỡn với cô rồi!". "Không! Cháu nói thật mà. Bố cháu có một con dao dài cắt vào cổ cô ấy. Bố cháu đưa cô ấy vào nhà vệ sinh. Không tin cô vào đó mà xem".

Cô em gái họ cô hầu quá sốc. "Hu, hu, hu… cô gào khóc thảm thiết. Nghe thấy tiếng khóc người cháu trai của ông bác sỹ chạy ra hỏi: "Tại sao bạn khóc?". "Chị gái tôi đã bị ông chủ giết chết" cô gào lên dữ dội vang khắp khu dân cư.

Những người hàng xóm nhanh chóng chạy tới tụ tập thành một đám đông. Trong số đó có nhiều người da đen miền Nam làm việc ở miền Bắc Sudan. Ông bác sỹ là người đã từng có tai tiếng về thái độ khinh miệt và ứng xử bạo lực với người da đen. Vì vậy cảnh sát đã nhanh chóng tới bệnh viện bắt giữ ông ta ngay hôm đó. Trong phiên tòa xử tội ông bác sỹ có cả những chính trị gia người da đen phương Nam chứng kiến. Ông bác sỹ bị kết án tử hình - nhưng bản án không thực hiện được do khi ấy tệ phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại ở châu Phi. 

Một thời gian sau, kẻ giết người được thông báo là đã trốn thoát khỏi nhà tù trong một tình huống không rõ ràng…

Đinh Đức Cần (dịch)

David Aoloch Bion (Sudan)

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文