Nghịch lý của tình yêu

08:00 14/01/2013

Sau khi cưới nhau, cứ hai ba ngày vợ chồng họ lại cãi nhau to, còn cãi nhau nhỏ thì như cơm bữa. Khi thì xô xát về gạo củi mỡ muối, lúc thì xô xát về chuyện đón người này đưa kẻ kia, khi thì cãi vã về chuyện chi tiêu mua sắm. Cãi nhiều rồi, chán rồi, mệt rồi, chị bảo không sống nổi, cắt đứt, cắt đứt! Anh cũng không chịu lép, vênh mặt lên, cắt thì cắt, không có em anh không sống được sao?

Chị đã khóc, hai vai cứ rung rung, có vẻ oan ức tủi hổ.

Anh cũng không thèm khuyên, cứ hếch mặt lên nhả khói thuốc liên tục.

Lúc ấy chị đang mang thai. Chị buồn bực nói với chồng, đi bệnh viện nạo thai xong ly hôn. Nói ra khỏi mồm, lòng chị đau đớn như dao cắt. Chị biết đứa con vô tội. Chị run run nói: "Chờ sinh con xong, chúng ta sẽ ly hôn".

Sau khi sinh con, trái tim chị ấm áp trở lại. Những lúc con ngủ, trông thấy chồng, nhớ đến giao ước ly hôn, chị lại bối rối, hoang mang. Nếu không ly hôn, hàng ngày cứ thế này sống tiếp, cuộc đời cũng không giá trị gì cho lắm. Nếu cắt đứt, kẻ nào bằng lòng trao đứa con ruột thịt đáng yêu này cho mẹ kế? Lại có mẹ kế nào yêu thương đứa con của người khác? Mắt chị lại đỏ hoe. Chị nói với chồng: "Đợi con lớn chút nữa mình sẽ ly hôn, em không nhẫn tâm để con mình vừa sinh ra đã không có mẹ".

Trước kia hai anh chị luôn không có nhà riêng, không có nơi ở cố định. Năm nào cũng phải dọn nhà ít nhất một lần. Về sau cứ nay chuyển mai dọn, chán quá liền cắn răng vay tiền bè bạn, mua một căn nhà.

Nhà ở yên ổn, con cũng lớn dần, chị cũng yên tâm. Nhưng ý định ly hôn lại nảy sinh. Chị định nhắc chồng, nhưng mấy lần định nói lại thôi. Cuối cùng vẫn không nói ra, chị nghĩ ly hôn có chút cạn tình ráo máng? Lúc này đứa con đang lớn, cần được nuôi dưỡng, mà anh chồng lại đểnh đoảng, không biết giặt quần áo, nhóm bếp, nấu cơm. Nếu trao con cho chồng chẳng phải bỏ phí công sức trước kia? Mà mua nhà vẫn còn mắc nợ người ta chưa trả. Chồng thì ngày nào cũng nai lưng làm việc nặng nhọc ngoài trời lấy tiền trả nợ. Nếu bây giờ bỏ đây ra đi, thì liệu lương tâm có bị cắn rứt không? Chị gắt gỏng nói với anh: "Chờ con lớn đi học, trả nợ xong, chúng ta sẽ ly hôn. Em không muốn mình đi rồi bị người ta chỉ chỉ chỏ chỏ, điều nọ tiếng kia".

Mấy năm đã trôi qua, nợ đã trả hết, chồng chị lại đến ngân hàng vay vốn cùng kinh doanh với bạn. Ngày nào anh cũng đi sớm về muộn, nhập hàng xuất hàng, đi thu tiền, dầm sương dãi gió, vừa gầy vừa đen. Nhưng chồng chị không biết quản lý kinh doanh, cuối cùng bị lỗ, mất cả chì lẫn chài. Trong thời gian ấy, anh không nói một lời, ngay đến cãi nhau cũng không còn sức, chỉ đóng cửa ru rú ở trong nhà, hết ngủ lại hút thuốc. Nét mặt lúc nào cũng buồn thỉu buồn thiu. Lúc này chị quả tình đã nghĩ đến giao ước trước kia: Chờ trả hết tiền mua nhà sẽ ly hôn. Song lúc này đòi ly hôn liệu chẳng phải đổ sương trên tuyết, xát muối lên vết thương? Chẳng phải đẩy người ta vào chỗ chết? Thôi thì, ngoài việc khuyên nhủ, an ủi chồng, hãy tạm gác việc ly hôn lại, chờ lúc nào anh làm ăn suôn sẻ sẽ tính đến...

Mười mấy năm đã đi qua, chị đòi ly hôn trong lúc cãi nhau; cãi nhau trong lúc đòi ly hôn. Nhưng cuối cùng bởi nguyên nhân này lý do kia, họ vẫn chưa đi đến ly hôn.

Đột nhiên một hôm anh bị xuất huyết não qua đời. Lúc ấy chị đã ngất xỉu. Sau khi tỉnh lại, chị cứ đấm ngực dậm chân, gào khóc, nước mắt nước mũi tuôn rơi. Chị vừa khóc vừa mắng, anh là đồ ma quỉ, nói đi là đi luôn, từ nay trở đi, em biết cãi nhau với ai? Em còn biết đòi ly hôn với ai anh ơi? Sao anh nỡ bỏ mặc em ở lại một mình?

Mấy năm sau, chị cũng qua đời. Trước khi chết, chị nói với con: "Cả đời mẹ quen cãi nhau với bố con. Khi bố con ra đi, thật tình mẹ vẫn rất thương nhớ. Sau khi mẹ chết, con hãy chôn bố mẹ bên nhau, để xuống đấy mẹ sẽ tìm bố cãi nhau".

Nói xong chị tắt thở, trên miệng còn đọng một nụ cười

Vũ Công Hoan (dịch)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文