Che Guevara và cái chết bí ẩn của kẻ sát hại ông

09:00 28/11/2007
Sau sự hy sinh của người anh hùng Ernesto Che Guevara, những người da đỏ Bolivia gọi ông là đấng thần linh, người đã ban cho họ sức mạnh và che chở họ khỏi hòn tên mũi đạn.

La Igera là một làng miền núi. Che đã bị bắn ở đây. Đời sống của dân làng còn khó khăn, nhưng họ đã có người che chở từ 40 năm nay.

Một phụ nữ da đỏ nói: “Trên thực tế Che Guevara không chết. Khi sống ông đã muốn giúp đỡ chúng tôi, nay sau khi đã qua đời ông vẫn bảo vệ chúng tôi”.

Trong 40 năm qua, những kẻ có liên quan đến cái chết của Che lần lượt qua đời. Theo ông Osvaldo Peredo đó là "báo ứng".

Gary Prado chính là người đã bắt Che. Khi ấy Đại úy Prado chỉ huy một nhóm phục kích ở làng La Igera. Việc bắt được Che đã mở cho Prado con đường thăng tiến trên nấc thang danh vọng, ông ta đã leo lên cấp tướng. Năm 1981, một phát súng của cấp dưới đã buộc ông tướng này phải vĩnh viễn ngồi trên xe lăn. Song, dù sao ông ta vẫn còn may. Những kẻ săn lùng Che ngày ấy giờ vẫn lần lượt bị “báo ứng”.

Hulia Cortes là cô giáo duy nhất ở làng La Igera. Bà là người chứng kiến những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời của Che. Đến tận bây giờ, bà vẫn nhớ những chi tiết của ngày 9/10/1967.

Bà kể: “Trung úy Uertas ngồi canh gác Che trên chiếc ghế này, còn Che thì ngồi trên chiếc ghế dài ở góc kia”.

Năm 1967, triền sông Rio Grade là tâm điểm săn lùng Che Guevara của binh lính chính phủ. Binh lính Bolivia bao vây quân du kích, mà nòng cốt của nó là người Cuba. Ở làng La Igera không có radio. Lúc bấy giờ, cô giáo trẻ Hulia không biết Che là ai, và tại sao quân chính phủ lại săn lùng ông.

Bà Hulia nói: “Nếu như lúc ấy tôi biết ông là ai, tôi đã có thể thông báo cho những người du kích còn lại, bởi người ta canh gác Che rất lỏng lẻo, những người du kích có thể tấn công để giải thoát cho ông. Tôi đã có thể giúp được ông, vậy mà...”.

Ngày 8/10/1967, Ernesto cùng 17 du kích bị bao vây chặt trong hẻm núi Iudo. Bọn lính dùng súng cối nã vào hẻm núi. Có 4 chiến sĩ hy sinh ngay tại chỗ, những người còn lại cố thoát ra. Che bị thương vào chân và bị bắt cùng 2 người đồng đội. Quân lính Bolivia không thể tin được rằng chiến đấu chống lại họ lại là con người ăn mặc rách rưới và đói khát, nhưng đầy quyết tâm giành thắng lợi.

Hulia Cortes nói: “Che đã nghĩ là mình còn được sống. Nhưng khi người lính bước vào và nói rằng, ông sẽ bị xử bắn, nét mặt ông vẫn không thay đổi. Đó quả là một con người biết tự chủ và tự kiểm soát được bản thân”.

Gary Prado và bà Hulia Cortes.

Gary Prado cho biết: “Che bình thản nói: “Tất cả đã kết thúc”. Rồi ông thốt lên, đại ý là: “Đối với các ông, để tôi sống sẽ tốt hơn bắn tôi chết”. Nhưng lúc ấy tôi không để ý đến câu nói này”.

Quyết định xử bắn ông do chính Tổng thống Bolivia Barrientos thông qua. Vào lúc 13h30’ ngày 9/10/1967, lệnh được thi hành.

Một năm rưỡi sau, ngày 27/4/1969, Tổng thống Barrientos bị chết trong một tai nạn máy bay. Đây là vụ  phá hoại, nhưng không tìm được thủ phạm. Barrientos là người đầu tiên trong danh sách những kẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của Che. Số phận thật trớ trêu.

Năm 1952, Bolivia sục sôi khí thế cách mạng. Barrientos và Che cùng chung một chiến tuyến. Đối với cả hai người, năm 1952 đó đã trở thành điểm so sánh: một người trở thành chiến sĩ cách mạng, người kia trở thành tướng và sau đó thành tổng thống. Cuộc cách mạng ở Bolivia thắng lợi, nhưng giới quân sự đã giành lấy chính quyền.

Sau cuộc cách mạng ở Cuba giành thắng lợi, Che lại tiếp tục cuộc hành trình giải phóng các nước thuộc Mỹ Latinh khỏi ảnh hưởng của Mỹ. Chính vì vậy ông là cái gai trong con mắt của người Mỹ cũng như tay sai của họ. Kẻ thù của ông luôn tìm cách bắt, sát hại ông và chúng đã thành công.

Năm 1966, Che đã đến khu vực sông Rio Grande, một căn cứ đã được chuẩn bị cho ông trong trang trại bỏ hoang. Trang trại thuộc về người bạn gái thân thiết của ông, được ông gọi bằng cái tên Nga - Tania. Bà là điệp viên xuất sắc của tình báo Cuba. Tên thật của bà được Che giữ bí mật.

Tại đây, Che sống nhờ vào sự giúp đỡ của những người nông dân địa phương. Họ cung cấp thực phẩm và che giấu ông khỏi lính chính phủ. Trong những người này, ông tin cậy vào Onorato Rokhas - người chuyên cung cấp thực phẩm cho ông. Thỉnh thoảng, Che lại khám chữa bệnh cho các con của ông ta.

Một lần trong làng xuất hiện một người đàn ông, tên gọi Mario Vargas Salinas. Ông ta là đại úy quân đặc nhiệm Bolivia. Ông đề nghị Rokhas nhận 3 nghìn USD để cung cấp thông tin về đội du kích của Che.

Rokhas đồng ý và kể cho Salinas rằng đội du kích của Che đang chuẩn bị vượt sông Rio - Grande. Đó là ngày 31/8/1967.

Và Rokhas đã trở thành nạn nhân thứ hai trong chuỗi những cái chết bí ẩn. Hai năm sau ngày phản bội Che, ông ta bị bắn chết trên đường phố bởi một phát súng vào giữa mặt. Không tìm ra hung thủ.

Ngày 9/10/1967, Che nằm lại Bolivia, không rời La Igera nữa. Khi còn sống, ông là người lạ đối với dân làng. Sau cái chết, ông đã trở thành tài sản duy nhất của họ, thành linh hồn của La Igera.

Cái chết đã làm Che trở thành bất tử, vì ông đã không sợ nó. Ông mãi mãi chiến thắng cái chết

Đoàn Thị Phương (theo Pordo)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文