Có một nhà báo, liệt sĩ

13:49 17/12/2019
Tôi có cơ duyên được làm phim về ông. Số là nhiều năm về trước, có một cô sinh viên Khoa Báo chí Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) về cơ quan tôi thực tập, cô rụt rè đưa tôi tập bản thảo và nói muốn được tôi làm bộ phim tài liệu theo kịch bản này…


Thú thực khi đó tôi hơi lưỡng lự, phần vì mới là sinh viên thực tập mà đã muốn "làm phim tài liệu" thì quả là "đòi hỏi cao" và phần vì nhìn tập bản thảo viết tay tôi đã thấy nản nhưng thấy ánh mắt tin cậy của cô và nhất là sau khi nghe cô nói: "Tên của bác ấy được đặt cho một đường phố ở TP HCMthành phố Hồ Chí Minh" thì tôi phải thay đổi suy nghĩ.

Và rồi hai tháng sau bộ phim tài liệu "Sống mãi những bức ảnh để lại" được hoàn thành và được phát trên sóng Truyền hình Hà Nội.

Nhà báo đó là Bùi Đình Túy, bút danh Đinh Thúy, một nhà báo ảnh thông tấn nhanh nhạy, xông xáo, đa tài và không nề hà với hiểm nguy của cuộc chiến tranh khốc liệt.

Ông sinh năm 1914, tuổi Giáp Dần, nếu còn sống thì năm nay ông 105 tuổi, vậy mà năm ngã xuống ngoài mặt trận ông mới chỉ đạt vừa nửa số năm ấy.

Làm phim về nhà báo Bùi Đình Túy quả thật là rất khó. Khi chúng tôi bấm máy thì ông đã hy sinh tròn 30 năm. Những người cùng thời với ông đều đã nghỉ hưu hoặc ở xa Hà Nội. Và nếu như Phòng Truyền thống của Thông tấn xã Việt Nam không lưu giữ chiếc máy ảnh hiệu Leica mà ông từng sử dụng thì kỷ vật của người đã khuất chỉ là con số không tròn trĩnh.

Nhưng ông đã để lại những bức ảnh "sống mãi". Ở Ban biên tập Ảnh của Thông tấn xã Việt Nam khi chúng tôi hỏi chuyện về ông thì mọi người đều nhìn nhau. Đúng là con người ông thì không nhiều người biết bởi từ năm 1965 ông đã "lên đường đi B" nhưng những gì mà ông đã làm thì mọi người đều rõ.

Nhà báo Bùi Đình Túy (đứng thứ nhất từ trái qua) vinh dự được chụp ảnh với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người thì nói: "Bác Túy chính là người đã chụp bức ảnh Bác Hồ trao trặng Huân chương Sao vàng cho Bác Tôn (bức ảnh này là gợi ý cho bức tượng Bác Hồ với Bác Tôn hiện đặt trong Công viên Thống nhất).

Người thì hào hứng: "Bức ảnh Thác Bờ mà ông Bùi Đình Túy chụp năm nào cho đến giờ vẫn là "kinh điển" cho dân nhiếp ảnh". Rồi có người khoe: "Có một bức ảnh vinh dự lắm. Nhà báo Bùi Đình Túy được chụp ảnh với Bác Hồ đấy".

Năm 21 tuổi, chàng thanh niên Bùi Đình Túy rời làng quê Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình để ra Hà Nội học nhiếp ảnh và vẽ ở Trường Bách nghệ. Vào thời ấy những ai được vào học "Bách nghệ" thì hẳn là những người có năng khiếu và có trí tiến thủ. Ở ngôi trường từng đào tạo nên nhiều tên tuổi có chí khí, nhiều bậc tài năng như Tôn Đức Thắng, Hoàng Đình Giong… nên Bùi Đình Túy cũng sớm giác ngộ và nhanh chóng hòa nhập vào "không khí" chung của những thanh niên sinh viên sục sôi ý chí.

Chân dung nhà báo Bùi Đình Túy.

Chỉ một năm sau khi nhập trường, anh sinh viên Bùi Đình Túy đã tham gia nhóm sinh viên bãi khóa để bày tỏ sự ủng hộ với Phong trào Dân chủ Đông Dương và thế là anh bị đuổi học. Bị đuổi học nhưng người con của miền quê "Có ai về Cảnh Dương/ Quê tôi đứng nơi đầu sóng gió" đâu chịu cam phận, anh bôn ba vào Sài Gòn.

Ban đầu là làm các nghề tự do như thợ vẽ, thợ sơn, thợ chụp hình, anh cũng từng làm việc cho rạp chiếu phim Indochine Cinema với vai trò một họa sĩ và tại một văn phòng nhiếp ảnh tư nhân. Thời gian này Bùi Đình Túy bí mật tham gia phong trào Việt Minh và hoạt động tại khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn.

Làng quê Cảnh Dương, ngôi "làng chiến đấu" nổi tiếng của những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ngôi làng từng đi đầu trong phong trào thi đua của những năm cả miền Bắc chung tay xây dựng lại sau chiến tranh giờ đã khác xưa rất nhiều. Hôm chúng tôi tới cứ ngỡ như mình đang đi lạc vào một "xứ sở diệu kỳ" nào đó.

Làng Cảnh Dương hôm nay.

Phát huy truyền thống hào hùng năm xưa và để tri ân những người con anh dũng của quê nhà, làng Cảnh Dương này đã trở thành một điểm đến cho khách du lịch và đặc biệt với danh xưng "làng bích họa" bởi đâu đâu trong làng mọi người đều thỏa mắt ngắm những bức bích họa mô tả lại cuộc sống làng chài, mô tả lại những dấu ấn quê hương lưu luyến. Được sinh ra ở đấy hẳn Bùi Đình Túy đã thấm, đã ngấm cái chất chịu đựng gian khổ, vượt khó vươn lên trong gió cát của quê hương Quảng Bình. Đã thấm, đã ngấm sức vươn của cỏ cây nơi này.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Bùi Đình Túy tham gia hoạt động cho chính quyền nhân dân mới giành được ở Sài Gòn. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, Bùi Đình Túy ở lại Sài Gòn và tham gia Kháng chiến chống Pháp. Với năng lực nhiếp ảnh có sẵn nên ông được phân công phụ trách công tác nhiếp ảnh của Sở Thông tin Sài Gòn, rồi làm phóng viên báo "Cảm tử" của Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

Cũng từ đây Bùi Đình Túy chính thức trở thành một Nhà báo với bút danh là Đinh Thúy. Thời gian này Bùi Đình Túy đã chụp những bức ảnh phản ánh trung thực cuộc chiến đấu của quân dân Sài Gòn như "Máy bay Pháp bị bắn rơi trên đường phố Chợ Lớn"; "Xe bọc thép của giặc Pháp bị quân ta đánh chiếm"; "Quân ta dùng súng cướp được của địch đánh địch"…

Đường phố Bùi Đình Túy và cầu Bùi Đình Túy ở TP HCM.

Những tháng năm sinh sống, hoạt động và đóng góp nhiều giá trị "tư liệu lịch sử" cho vùng đất Sài Gòn sục sôi cách mạng mà sau ngày miền Nam được giải phóng, chính quyền và nhân dân thành phố mang tên Bác đã quyết định lấy tên ông để đặt cho một cây cầu và một đường phố. Cầu Bùi Đình Túy nằm ở phường 24, quận Bình Thạnh còn đường Bùi Đình Túy nằm trên địa bàn phường 12 cùng quận. Một đường phố bình dị như bao đường phố khác giữa lòng thành phố sôi động. Hôm chúng tôi tới cũng là một ngày nắng tràn khắp nẻo.

Nhìn tấm biển đường phố với dòng tên "Bùi Đình Túy" chúng tôi không khỏi tự hào, một nhà báo cả đời thầm lặng đứng sau những khuôn hình đậm tính thời sự, đậm tính chiến đấu đã được ghi nhận, được đặt tên thực quả là hiếm nếu như không muốn nói là "có một không hai". (Chỉ tiếc là thời gian và công nghệ cũ nên bộ phim về ông chúng tôi không lưu giữ được. Thế mới biết những bức ảnh mà ông đã chụp được lưu giữ đến ngày nay có giá trị biết bao).

Năm 1954, Bùi Đình Túy tập kết ra Bắc và làm phóng viên ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam. Năm 1957, ông giữ chức Phó Chủ nhiệm Phân xã nhiếp ảnh đầu tiên của Thông tấn xã Việt Nam. Năm 1961, ông cùng một số đồng nghiệp được cử sang Cộng hòa Dân chủ Đức tham gia khóa học ảnh màu, sau đó về nước và trở thành một trong những phóng viên ảnh màu đầu tiên tại Việt Nam.

Bức ảnh Thác bờ của Bùi Đình Túy.

Năm 1965, ông được điều động vào Nam làm phóng viên chiến trường, đồng thời giữ chức Phó trưởng Tiểu ban Thông tấn xã Giải phóng, một phân nhánh không chính thức của Thông tấn xã Việt Nam tại miền Nam. Thời gian này tay máy của Bùi Đình Túy đã góp phần khắc họa hình ảnh cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt nhưng cũng phơi phới niềm tin chiến thắng.

Những bức ảnh như "Đoàn xe thồ tắm mát"; "Bữa cơm trên đường hành quân"; "Lớp học văn hóa ở chiến khu" và "Gặt lúa trong vùng giải phóng"… đó đều là những phản ánh sinh động về cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, phản ánh trung thực tinh thần hăng say cùng một khí thế ngập tràn niềm tin thắng lợi. 

Tháng 9 năm 1967, nhà báo Bùi Đình Túy cùng các nhà báo, phóng viên đang có mặt ở chiến trường như Thép Mới, Giang Nam, Lê Anh Xuân… được phân công đi phản ánh diễn biến của "Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua, Dũng sĩ các Lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam lần thứ hai" trong vùng giải phóng. Sau khi Đại hội kết thúc, nhà báo Bùi Đình Túy trở lại địa bàn được phân công, thật không may (ngày 21 tháng 9 năm 1967) trên đường về căn cứ ông bị trúng bom của không quân Mỹ và anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn trẻ và biết bao kỳ vọng về sự nghiệp còn ở phía truớc.

Hơn nửa thế kỷ nhà báo Bùi Ðình Túy vĩnh viễn hóa thân vào mảnh đất phương Nam nhưng những đóng góp của ông với sự nghiệp báo chí Cách mạng còn ghi khắc trong tâm trí của bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt với nhân dân Sài Gòn - TP HCM.

Nguyễn Trọng Văn

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文