Cội nguồn luật bảo vệ người tố giác và luận tội Tổng thống

20:26 28/10/2019
Những người lập quốc của Mỹ (những người ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ năm 1776) đã thông qua luật bảo vệ người tố giác đầu tiên của Mỹ chỉ 7 tháng sau khi ký Tuyên ngôn Độc lập.

Việc bảo vệ này nhằm tránh trường hợp bị sa thải để trả thù. Chính phủ thậm chí còn chi trả các hóa đơn liên quan quá trình pháp lý mà người tố giác tiến hành. Vậy người tố giác được luật pháp Mỹ bảo vệ từ thời lập nước cho đến nay như thế nào?

Lâu nay, Chính phủ Mỹ đã coi việc bảo vệ những người tố giác là một ưu tiên. Trên thực tế, chỉ 7 tháng sau khi ký kết Tuyên ngôn Độc lập (ngày 4-7-1776), Quốc hội Mỹ khi đó có tên là Quốc hội Lục địa đã thông qua cái mà nhà khoa học chính trị Mỹ, bà Allison Stanger, gọi là "luật bảo vệ người tố giác đầu tiên của thế giới". 

Những người tố giác bắt đầu nhận được sự bảo vệ của chính phủ từ năm 1777.

Bà Allison Stanger là tác giả cuốn "Whistleblowers: Honesty in America from Washington to Trump", tạm dịch là "Người tố giác: Sự trung thực ở Mỹ từ Washington đến Trump".

Những người tố giác (đầu tiên) ở Mỹ tìm kiếm một "công cụ pháp lý" để bảo vệ mình là 10 thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ. Họ đã tố giác về hành vi sai trái của một người đàn ông đầy quyền lực thuộc Hải quân Lục địa.

Sau khi hưởng ứng lời kêu gọi của đất nước đứng lên cầm súng chống lại thực dân Anh, các sĩ quan nói trên đã tụ họp trên khoang tàu khu trục USS Warren ngày 19-2-1777 để ký vào một đơn tố giác trình lên Quốc hội Lục địa trong đó kể lại những hành vi lạm dụng của người chỉ huy của họ có tên là Esek Hopkins. 

Do không có các công cụ pháp lý để họ nói lên tiếng nói của mình, nên những sĩ quan này cho rằng họ có thể bị gán mác là những kẻ phản bội vì đã tố cáo một sĩ quan hải quân cấp cao giữa lúc chiến tranh đang xảy ra.

Có anh trai là Stephen Hopkins, cựu thống đốc bang Rhode Island và đã là người ký tuyên ngôn độc lập Mỹ, Esek Hopkins đã được bổ nhiệm là tổng tư lệnh đầu tiên của Hải Quân Lục địa hồi tháng 12-1775. Mặc dù anh trai là thành viên của Quốc hội Lục địa, nhưng Esek Hopkins luôn coi thường cơ quan này và liên tiếp phản đối việc thực thi các mệnh lệnh đồng thời đổ lỗi cho những người khác về những sai phạm của chính mình.

Trong đơn tố cáo, 10 sĩ quan nói trên viết có đoạn: "Ông ta đã phạm những tội như vậy khiến ông ta không phù hợp với vị trí mà ông ta đang đảm nhiệm hiện nay". 10 người tố giác này lo sợ rằng tất cả lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ bỏ đơn vị nếu Hopkins vẫn nắm giữ quyền lực. Ngoài ra, các sĩ quan tố giác này cũng nêu chi tiết tính cách dễ nổi nóng của vị Phó Đề đốc này, hành vi sai trái và tính cách tồi tệ trong những bản khai tuyên thệ cá nhân có chữ ký của ông.

Trong số 10 người tố cáo nói trên, James Sellers là người cáo buộc Hopkins đã chửi thề ủy ban hàng hải của Quốc hội Lục địa là "một lũ ngốc đáng ghét" đồng thời đối xử với "tù nhân bằng hành vi dã man không thể chấp nhận được vốn vi phạm những quân lệnh mà tù binh Anh "được đối xử tốt và nhân đạo". Giáo sĩ của đơn vị lính thủy đánh bộ này, ông John Reed kể lại những lời phàn nàn về cách đối xử phi nhân đạo đối với tù nhân đồng thời nói rằng Hopkins "nghiện chửi thề tục tĩu một cách khác thường".

Quốc hội Lục địa ủng hộ những người tố giác

Được thúc đẩy bởi cái được gọi là "sự nhiệt huyết vì sự nghiệp của Mỹ", Đội trưởng của tàu khu trục USS Warren, John Grannis, đã từ bỏ vị trí của mình trên con tàu này khi nó neo đậu tại thủ phủ Providence, bang Rhode Island, để đích thân mang đơn khiếu nại đến Quốc hội Lục địa ở thành phố Philadelphia của bang Pennsylvania.

Sĩ quan lính thủy đánh bộ này đã miêu tả một cách ấn tượng tính khí và bản chất của Hopkins khi điều trần trước Quốc hội. Thuyền trưởng Grannis khẳng định: "Cuộc trò chuyện của ông ấy diễn ra vào thời điểm không thể kiểm soát và các mệnh lệnh thì không nhất quán đến mức tôi đôi khi đã nghĩ rằng ông ấy không kiểm soát được tri giác của mình".

Đô đốc Hải quân Mỹ Esek Hopkins bị người tố giác khiếu nại.

Hopkins ngay lập tức bị đình chỉ công tác và đã bị cách chức vào ngày 2-1-1778. Vị đại tá hải quân bị thất sủng này đã đáp trả bằng cách khởi kiện hình sự lên bang Rhode Island về tội phỉ báng bằng văn tự đối với 10 người tố giác, và hai người bản địa của bang Rhode Island, Richard Marven và Samuel Shaw, đều bị bắt giữ.

Hai người dân địa phương nói trên đã kháng cáo lên Quốc hội Lục địa để nhận được sự trợ giúp, trong đó có đoạn viết rằng họ đã bị "bắt giữ vì làm điều mà họ khi ấy tin rằng và giờ vẫn tin rằng đó là bổn phận của họ". Quốc hội Lục địa đáp lại bằng cách thông qua một luật bảo vệ những người đàn ông nói trên cũng như những người tố giác sau này.

Ngày 30-7-1778, Quốc hội Lục địa đã thông qua một nghị quyết mà không vấp phải bất kỳ sự phản đối nào. Nghị quyết có đoạn viết: "Trách nhiệm của tất cả những người phục vụ Hoa Kỳ, cũng như tất cả người dân khác, là cung cấp thông tin mới nhất cho Quốc hội hoặc cho bất kỳ nhà chức trách thích hợp nào khác về bất kỳ hành vi sai trái, gian lận hoặc tội nhẹ nào của bất kỳ sĩ quan hay người nào phụng sự các bang này, vốn là những điều họ có thể biết".

Mặc dù không dư dả tài chính song Quốc hội Lục địa đã ủng hộ thêm cả Marve và Shaw bằng cách đồng ý thanh toán mọi chi phí bào chữa và biện hộ của họ, nhằm đảm bảo họ có được đại diện pháp lý phù hợp. Nhóm lập quốc Hoa Kỳ (những người đã ký kết Tuyên bố Độc lập năm 1776 ) cũng đã hỗ trợ 2 người bị kiện này bằng cách cho phép công bố công khai toàn bộ mọi thông tin liên quan việc bãi chức Hopkins. Marven và Shaw đã thắng trước tòa và Quốc hội Lục địa đã thanh trả họ một hóa đơn pháp lý trị giá 1.418 USD.

Đạo luật Nội chiến thúc đẩy việc tố giác

Trong thời gian xảy ra nội chiến, Chính phủ Mỹ còn trao quyền năng nhiều hơn cho người tố giác. Sau này, người tố giác trở thành một thuật ngữ thông dụng trong những năm 1970 khi xảy ra vụ bê bối Watergate, vụ bê bối chính trị trên chính trường Mỹ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, và khi công bố Hồ sơ Lầu Năm Góc.

Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ.

Vào thời điểm xảy ra nội chiến ở Mỹ, các nhà thầu bất lương đã lừa gạt Quân đội Liên minh (tức quân đội Mỹ ngày nay) bằng cách bán những loại hàng hóa kém chất lượng như đồng phục bị mục rách khi mặc dưới trời mưa, đạn pháo với thuốc súng trộn với mạt mùn cưa và những tàu chiến mục nát được phủ sơn tươi.

Do không có tiền để thuê lực lượng thanh tra nên chính phủ liên bang đã cho phép người dân thường đóng vai trò là những người tố giác với việc thông qua Đạo luật chống kê khai lừa đảo 1863 (sau này gọi là Luật Lincoln). Luật này cho phép các thường dân đâm đơn kiện các công ty và cá nhân bị nghi là có hành vi kê khai lừa đảo chính phủ. 

Người đâm đơn kiện được hưởng qui chế đặc biệt là người thay mặt chính phủ, theo đó sẽ được tòa công nhận là nguyên đơn chính đáng dựa trên luật. Nếu tòa án án kết tội bên có hành vi kê khai lừa đảo thì người tố giác được hưởng một nửa mức tiền hay tài sản của chính phủ bị thất thoát do bên lừa đảo gây ra.

Từng bị thất thế rồi sau đó lại được củng cố trở lại, Đạo luật này vẫn còn được sử dụng đến ngày nay. Năm 2018, Bộ Tư pháp Mỹ đã dựa vào đạo luật này để lấy lại được gần 3 tỷ USD trong các thanh toán và phán xét sau khi phanh phui các vụ việc liên quan gian lận và kê khai lừa đảo gây thiệt hại cho Chính phủ Mỹ.

Một trong những luật liên bang gần đây được thiết lập để bảo vệ những người tố cáo hành vi được coi là tham nhũng là Đạo luật bảo vệ người tố cáo của Mỹ được ban hành năm 1989. Luật này bảo vệ những người tố cáo làm việc trong khu vực công (làm cho chính phủ liên bang) không bị trả thù khi họ phanh phui sự lãng phí, gian lận hoặc lạm dụng quyền lực của chính phủ. 

Hàng chục năm sau, phạm vi luật nói trên được mở rộng với việc ban hành Luật tăng cường bảo vệ người tố cáo năm 2012. Theo đó, luật này mở rộng phạm vi bảo vệ người tố cáo cho nhân viên chính phủ liên bang làm việc trong lĩnh vực tình báo và các lĩnh vực khác có quyền được tiếp cận các thông tin mật quốc gia hoặc có quyền ra vào những khu vực hạn chế.

Luận tội diễn ra như thế nào?

Truyền thông Mỹ hồi tháng 9 đồng loạt đưa tin về một bức thư tín trong đó người tố cáo đã khiếu nại Tổng thống Donald Trump đã gây sức ép với Tổng thống Ukraine tiến hành điều tra một đối thủ chính trị của ông Trump. Chính những khiếu nại từ người tố giác đầu tiên này đã khiến Hạ viện Mỹ hôm 24/9 mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump. 

Về phần mình, ông Trump coi việc luận tội là hành động "quấy rối tổng thống" và là "cuộc săn phù thủy rác rưởi" đồng thời yêu cầu công khai danh tính và gặp mặt người tố giác. Vậy quá trình luận tội diễn ra như thế nào? Liệu ông Trump có né được cuộc điều tra luận tội này hay không?

Trong lịch sử của Mỹ, ông Trump không phải là vị tổng thống đầu tiên bị vướng mắc vào vụ lùm xùm kiểu này. Trước thời ông Trump, ba tổng thống Mỹ khác cũng phải đối mặt với cái mà ông Trump gọi là "cuộc đảo chính" ở Washington. 

Mặc dù chưa có tổng thống Mỹ nào bị cách chức vì bị luận tội, nhưng  việc đe dọa sẽ bị luận tội từng khiến Tổng thống Richard Nixon bị hạ bệ trong khi hai tổng thống Mỹ khác bị ảnh hưởng bởi thủ tục này là Tổng thống Andrew Johnson năm 1868 và Tổng thống Bill Clinton năm 1998, dù cả hai đều "né" được cuộc điều tra luận tội tại Thượng viện.

Về mặt thủ tục luận tội, trước hết, nếu các nghị sỹ cho rằng một tổng thống phạm phải tội mà Hiến pháp Mỹ gọi là "tội phản quốc, nhận hối lộ, hay những tội nhẹ và tội ác nghiêm trọng khác", thì thủ tục luận tội sẽ bắt đầu được tiến hành ở Hạ viện.

Bất kể thành viên nào cũng có thể đề xuất việc tiến hành luận tội tổng thống, và giống với bất kỳ dự luật nào khác, đề xuất này sẽ được đệ trình lên một ủy ban. Thủ tục có thể được bắt đầu cho dù không có một quyết định nào, như trong trường hợp của cuộc điều tra luận tội hiện nay. Ủy ban này có thể xem xét những chứng cứ mà họ nhận được, hoặc tự tiến hành một cuộc điều tra riêng. Nếu bằng chứng đủ mạnh, ủy ban này sẽ soạn ra những điều khoản để luận tội - về mặt chính trị tương đương với các cáo buộc - và gửi tới toàn bộ Hạ viện.

Hạ viện có thể cho thông qua những điều khoản này bằng cách đạt được đa số phiếu ủng hộ "luận tội" tổng thống. Những điều khoản này sau đó sẽ được trình lên Thượng viện, nơi việc xét xử sẽ được tiến hành, với các đại diện từ Hạ viện làm việc như những công tố viên, còn tổng thống cùng các luật sư của ông sẽ biện hộ.

Chánh án Tòa án Tối cao sẽ điều khiển phiên xét xử tại Thượng viện. Thượng viện gồm 100 thành viên sau đó sẽ bỏ phiếu về các cáo buộc, phải cần tới đa số 2/3 ủng hộ để có thể kết tội và cách chức tổng thống. Nếu tổng thống bị kết tội, thì phó tổng thống sẽ tiếp quản Nhà Trắng.

Hà Ngọc (tổng hợp)

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Sáng 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân vẫn tiếp tục rời Hà Nội đi du lịch và về quê qua cửa ngõ phía Nam Thủ đô khiến mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng cao, ùn tắc kéo dài đã xảy ra trước trạm thu phí.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文