Công nương Maxima của xứ sở hoa tulip: Đường tới ngôi Nữ hoàng còn xa

21:10 02/03/2013

Tờ The Dailybeast mới đưa tin, dư luận Hà Lan đang dậy sóng trước việc Công nương Maxima, vợ của Hoàng tử Willem-Alexander, được nhận danh hiệu "nữ hoàng không chính thức" khi Nữ hoàng Beatrix ngày 28/1 vừa tuyên bố thoái vị và nhường ngôi cho hoàng tử trong một lễ đăng quang sẽ được tổ chức long trọng vào ngày 30/4 tới. Chuyện này bị phản đối kịch liệt bởi vì Maxima chỉ là vợ của vua Willem-Alexander tương lai, không phải là người trực tiếp kế thừa ngai vị của Nữ hoàng Beatrix.

Một số nguồn tin không chính thức còn tiết lộ Công nương Maxima rất khao khát hai chữ "nữ hoàng", và sẽ tìm cách để đạt tới đỉnh cao quyền lực sau khi trở thành hoàng hậu.

Có thể nói Maxima là người phụ nữ đột nhiên trở nên giàu có, nổi tiếng và quyền lực mà chẳng hề mất chút sức lực nào để tranh đấu. Tuy nhiên, đời tư của Công nương Maxima cũng gặp ít nhiều phiền phức khi người ta cho rằng Maxima được "xuất khẩu" ra nước ngoài chỉ để tìm kiếm một cuộc sống vương giả hơn trong nước.

Bài báo cũng phân tích khá sâu về chuyện người cha, ông Jorge Zorreguieta, có dính líu tới một cuộc thảm sát đẫm máu dưới thời cố tổng thống độc tài người Argentina, khiến Maxima suýt vuột mất cơ hội được làm vợ hoàng tử Hà Lan.

Bỗng chốc trở thành bà hoàng

Chuyện tình của Công nương Maxima và Hoàng tử Willem-Alexander diễn ra bất ngờ và vô cùng nhanh chóng. Ấy là khi Maxima (đang điều hành một ngân hàng đầu tư Argentina) tham dự một bữa tiệc ở Sevilla (Tây Ban Nha) cuối năm 1999. Sau khi nhảy múa, uống rượu và cười đùa điên cuồng, Maxima say xỉn cầm máy quay đi len lỏi giữa đám đông với ý định "tìm ý trung nhân". Maxima lao về phía Hoàng tử Willem-Alexander khiến anh rất kinh ngạc và lo sợ, phải thốt lên "Cô gái này đang làm chuyện quái quỷ gì vậy? Hay cô ta có vấn đề về thần kinh"?

Trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Hà Lan, Maxima  cho biết, cô không hề yêu Willem-Alexander trong lần gặp đầu tiên, thậm chí có phần "coi thường" vị khách nam lạnh lùng này. Tuy nhiên, hoàng tử lại cho biết anh đã phải lòng Maxima ngay từ giây phút "điên điên" ấy. Ngay tối hôm sau, hai người lại bất ngờ gặp nhau trên đường phố, rồi hẹn hò uống cà phê và chính thức tìm hiểu nhau.

Willem-Alexander ban đầu chỉ giới thiệu tên là Alexander chứ không hề đề cập tới hai chữ "hoàng tử". Khi đã được biết thân phận thực sự của Alexander, Maxima rất sốc và ngay lập tức hẹn hò hoàng tử ở New York vài tuần sau đó để chính thức "tìm hiểu nhau". Maxima nôn nóng chờ tới các buổi hẹn, thậm chí công nương còn thốt lên rằng bản thân không thể quên được gương mặt của Alexander từ lần gặp đầu tiên.

Lễ cưới giữa Công nương Maxima và Hoàng tử Willem-Alexander diễn ra 3 năm sau lần gặp mặt đầu tiên.

Hai người chính thức đính hôn vào ngày 30/3/2001 trong khi Maxima đọc bài phát biểu trước công chúng bằng tiếng Hà Lan rất trôi chảy. Nữ hoàng Beatrix (mẹ Hoàng tử Willem-Alexander) hết lòng ca ngợi Maxima "là mẫu người phụ nữ hiện đại, thông minh, đảm đang" và cũng không quên đánh giá cô con dâu "rất được". Hoàng tử Willem-Alexander cũng miêu tả Maxima là một người vợ "yêu kiều, đẹp tự nhiên và dịu dàng" với mong ước Công nương sẽ giữ trọn vẹn những nét cá tính thú vị trong mối tình chớp nhoáng của hai người sau này.

Trước khi cưới, Maxima chỉ là một phụ nữ bình thường, với tấm bằng cử nhân kinh tế học của Trường Đại học Catolica Argentina. Nhưng từ khi quen biết và chính thức trở thành vợ của hoàng tử xứ sở hoa tulip, Maxima đã thay đổi hoàn toàn. Maxima phải làm trọn bổn phận của một sứ giả "hội nhập" khi học tiếng Hà Lan trong nhiều tháng và tìm hiểu về tất cả các khía cạnh của nền văn hóa bản địa trước khi được chính thức nhập tịch. Trong mỗi chuyến tới thăm các tỉnh và thành phố, Maxima được cha yêu cầu phải cố gắng nói tiếng Hà Lan thật chuẩn, rõ ràng và luôn tươi cười để lấy lòng người dân.

Chưa hết, Maxima còn phải tích cực tham gia các hoạt động từ thiện dù muốn hay không. Người ta nhìn vào cuộc sống của Maxima và đều phải kinh ngạc thốt lên: "Công nương cực kỳ thành công khi triển khai các hoạt động, dịch vụ xã hội và đưa ra nhiều sáng kiến giúp đỡ phụ nữ và thanh niên Hà Lan". Hẳn người cha của Công nương Maxima cũng sẽ rất hài lòng khi biết Maxima được mệnh danh là bậc thầy về tài chính vi mô quốc gia, từng được chỉ định vào vị trí đặc phái viên Liên Hiệp Quốc trình bày bài phát biểu tại sự kiện toàn cầu về tài chính năm vừa qua.

"Góc khuất" người cha

Khi cánh nhà báo Hà Lan biết tin Maxima và Alexander công khai quan hệ, họ lập tức khai thác mọi khía cạnh trong đời tư của Maxima. Một chi tiết đáng chú ý là cha Maxima (ông Jorge) từng giữ chức Bộ trưởng Nông nghiệp trong bộ máy nội các của ông Videla - cựu Tổng thống Argentina. Videla được mệnh danh là kiến trúc sư trưởng của chiến dịch thanh trừng từ năm 1976 đến 1983, là mảng đen tối trong lịch sử Argentina với 30.000 nạn nhân bị giết hại.

Ông Jorge bị buộc tội tham gia hoạt động của các nhóm sĩ quan quân sự bí mật và là một nhân tố trong kế hoạch "làm biến mất những cá nhân phản động" của chính phủ. Nghị viện Hà Lan đã tiến hành một cuộc điều tra về vấn đề này, tiến hành chất vấn cả Maxima nhưng câu trả lời nhận được vẫn chỉ là "không biết". Con số người mất tích và dự đoán đã chết không được công bố chính xác, trong khi đó người ta cho rằng Maxima đang âm thầm chuẩn bị gia tăng quyền lực nhằm cứu người cha bằng cách nhập quốc tịch Hà Lan cho ông.

Vụ việc của ông Jorge dẫn tới một cuộc tranh cãi gay gắt về tương lai của công nương. Do muốn giữ hình ảnh Hoàng gia Hà Lan được trong sạch, chính phủ yêu cầu Hoàng tử làm rõ trách nhiệm của người cha và Maxima, thậm chí có chính khách công khai phản đối việc Maxima trở thành vợ Willem-Alexander.

Maxima công khai tố giác tội ác của cố Tổng thống Videla và tiết lộ cô cảm thấy khó chịu khi biết cha có liên quan tới vụ Videla từ khi chưa đầy 12 tuổi. Mới chỉ là một học sinh cấp hai nhưng Maxima đã dám hỏi cha về sự thực diễn ra từ nhiều thập kỷ  trước. Không ai biết rằng cô đã lén tìm hiểu và sưu tầm tư liệu về tội ác "chiến tranh nhơ bẩn" của ông Videla, và tuyên bố chắc chắn người cha hoàn toàn vô can.

Ông Jorge Zorreguieta (trái) không được tham dự lễ cưới Công nương do liên quan tới một cuộc thảm sát đẫm máu trong lịch sử Argentina.

Jorge Zorreguieta đã từ chức một năm trước khi ông Videla bị lật đổ. Vì thế ông chối bỏ hoàn toàn mọi trách nhiệm và mối liên quan tới cuộc thảm sát đẫm máu này. Không một ai có thể tin được một con người ở vị trí quyền lực cao như Jorge lại "đứng ngoài cuộc chơi", có chăng ông đang giấu nhẹm sự thực để tránh bị liên lụy, làm hại danh dự của gia đình và đặc biệt là giúp đời tư cô con gái - Công nương Maxima được trong sạch.

Chịu sức ép từ chính phủ và người dân, ông Jorge không được phép tham dự lễ cưới của con gái. Trả lời phỏng vấn báo chí, Công nương cho biết: "Tôi cảm thấy rất buồn khi không có mặt cha ở bên vào giây phút trọng đại này. Nhưng mọi chuyện đã rồi, và tôi cũng hiểu suy nghĩ của những người dân Hà Lan đang muốn làm rõ những gì đang được quá khứ che đậy".

Làm bà hoàng xứ sở hoa tulip không dễ

Người ta cho rằng đám cưới trong mơ của Maxima là khởi điểm cho chuỗi ngày sống sung sướng trong nhung lụa và quyền lực. Người vui sướng nhất ở đây chắc chắn phải kể tới ông Jorge, từng mong ước con gái rượu sẽ rời khỏi Argentina tới sinh sống tại một quốc gia giàu có và "sạch sẽ" hơn thuộc châu Âu.

Năm 2007, Maxima cùng Willem-Alexander mua bốn mảnh đất trên bán đảo Machangulo (Môzampique) để xây một hệ thống biệt thự nghỉ dưỡng cho gia đình. Thực chất hai người nuôi ý định kinh doanh, nhưng lấy cớ nhằm giúp người dân và phát triển kinh tế địa phương mà "thu tiền bỏ túi". Ngay cả Hoàng gia Hà Lan biết được kế hoạch này đã "nổi điên", trong khi chính phủ lại yêu cầu hai vợ chồng công nương từ bỏ ý định "tập làm doanh nhân" nhằm tránh mất thể diện quốc gia. 

Hoàng tử Willem-Alexander cũng xây dựng riêng cho Maxima một căn biệt thự nghỉ dưỡng sang trọng ở đây với chi phí ước tính lên tới cả trăm triệu USD. Công nương tỏ ra hoàn toàn vô tư chấp nhận căn nhà bị cho là xây dựng bằng "tiền bẩn". Tuy nhiên, vì muốn lấy lại danh dự nên Maxima yêu cầu chồng phải bán tháo toàn bộ tài sản cùng căn biệt thự tai tiếng này vào cuối năm 2009. Sự thật là Công nương đang phải sống trong lo lắng khi dư luận liên tiếp "ném đá" vào những lời kêu gọi "sống đơn giản" của Maxima trước đó khi về làm vợ của Hoàng tử Willem-Alexander.

Cũng trong năm 2007, Công nương Maxima đã khiến dư luận một phen phát hoảng khi nói người Argentina không hề tồn tại và yêu cầu được "nhập tịch ngay lập tức". Các đảng đối lập đã chỉ trích Maxima vì kiêu ngạo, và có phần coi thường người dân Hà Lan, thậm chí tức giận vì một công nương có học thức lại phát biểu khá ngây ngô như vậy. Maxima dù đã được hoàng gia công nhận tư cách công dân Hà Lan vào sinh nhật lần thứ 30 nhưng vẫn là một người con gốc Argentina. Lãnh đạo đảng Nhân dân vì tự do - dân chủ phản đối việc Maxima dùng tới hai hộ chiếu, cho rằng "công nương không yêu nước và chỉ muốn sang Hà Lan sinh sống". Tuy nhiên, luật pháp Argentina lại đang bảo vệ Công nương Maxima khi đưa ra một yêu cầu khá mềm dẻo rằng "riêng Maxima được ưu tiên không phải từ bỏ quốc tịch Argentina".

Maxima cũng từng có phen xấu hổ khi diện trang phục với thiết kế bị cho là "ăn cắp" và gia công qua loa tại một xưởng may trái phép ở ngoại ô Buenos Aires. Một số luật sư cho rằng Công nương biết chắc xuất xứ các trang phục này, tuy nhiên vẫn làm ngơ và suốt hơn 4 năm kể từ khi kết hôn với Hoàng tử Willem-Alexander, Công nương liên tục yêu cầu một chuyên gia thời trang tới đặt hàng cho các dịp lễ quan trọng chỉ để thỏa mãn cơn khát thời trang và đồ hiệu.

Một tổ chức nhân quyền công khai các bản điều tra, buộc Công nương giải trình rõ ràng nhưng không nhận được phản hồi tích cực. Maxima cử chuyên gia thời trang và một nhóm các luật sư phản biện với đại diện tổ chức nêu trên, cho rằng "người ở xưởng may ăn cắp nhãn hiệu gốc và tự ý làm trái luật". Còn việc Công nương đi mua quần áo hoàn toàn là vô tình!?

Mọi chuyện có vẻ êm xuôi khi Công nương quyết định xây dựng hình ảnh trong sạch để lấy được lòng người dân trong khi chờ cơ hội làm Nữ hoàng Hà Lan sau khi Hoàng tử Willem-Alexander lên ngôi vua. Willem-Alexander sẽ trở thành nhà vua đầu tiên của Hà Lan kể từ khi Vua Willem III qua đời vào năm 1890. Một số người đồn rằng, nếu có cơ hội chia sẻ quyền lực với chồng (sau khi đã lên ngôi vua), Maxima sẽ tìm cách để trở thành nữ hoàng Hà Lan - người được cho là nắm quyền lực tối thượng trong chế độ quân chủ tại quốc gia này. Thế nhưng, tờ Nederlands Dagblad dẫn lời phát ngôn viên Công đảng và đảng Cánh tả xanh cho biết, điều này hoàn toàn chỉ có trong tưởng tượng mà thôi.

Một chính trị gia Cánh tả xanh cho biết, sẽ rất vô lý nếu một người ngoài hoàng tộc bỗng dưng trở thành nữ hoàng Hà Lan. Theo thông lệ ở Hà Lan, chỉ khi một người phụ nữ lên ngôi (được chuyển giao quyền lực trực tiếp sau khi vua/nữ hoàng trước đó tuyên bố thoái vị) mới được coi là nữ hoàng. Công đảng ngay lập tức phản đối nguồn tin về "nữ hoàng tương lai" Maxima, và tuyên bố muốn Maxima chỉ đơn giản là hoàng hậu - vợ của Vua Willem-Alexander.

Trên thực tế, Maxima nhận được sự hậu thuẫn to lớn từ đảng Dân chủ - Cơ Đốc và đảng Người dân chủ. Các đảng này muốn trao cho Công nương danh hiệu "nữ hoàng không chính thức" nhằm gia tăng quyền lực vốn đang bị hạn chế của Hoàng gia Hà Lan. Việc Công nương có khả năng thâu tóm thêm quyền lực để nuôi hy vọng làm nữ hoàng giờ đây phụ thuộc vào hai đảng còn lại ở Hà Lan là đảng Xã hội chủ nghĩa và đảng Nhân dân vì tự do - dân chủ. Thế nhưng hai đảng này vẫn im lặng chứng kiến những cuộc tranh cãi của 4 đảng còn lại trong khi Công nương Maxima đang thực sự nóng ruột chờ tới ngày đạt được đỉnh cao quyền lực quốc gia…

Anh Doãn - Thùy Dương (theo Examiner và Dutchnews)

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文