Cọp ba móng ở rừng miền Đông

20:25 29/01/2010
Đầu năm 1948, ở rừng miền Đông Nam Bộ xuất hiện một con cọp ba móng vô cùng tinh ranh,  gieo rắc bao nỗi kinh hoàng cho cư dân sống ven rừng. Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Biên Hòa (cũ) mất ăn, mất ngủ. Theo cách nói thời bấy giờ, con cọp này còn nguy hiểm hơn một đại đội biệt kích Pháp.

Chỉ chưa đầy 2 tháng, nó đã cướp đi hơn 50 mạng người. Ủy ban Hành chính kháng chiến Biên Hòa buộc phải thành lập đội săn bắt cọp. Hơn 60 năm đã trôi qua, câu chuyện cọp ba móng đã trở thành huyền thoại. Một trong những Võ Tòng tham gia diệt cọp ngày đó là ông Bùi Cát Vũ - vị tướng lừng danh gắn liền với những trận đánh lịch sử: La Ngà, Bàu Cá, Xuân Lộc... cũng đã đi xa. Khi tướng Bùi Cát Vũ còn sống,  trong một lần đến thăm nhà ông ở Thanh Đa, phóng viên  đã may mắn được nghe ông kể chuyện diệt cọp.

Hồi ấy, rừng rậm và hoang vu lắm. Bộ đội hành quân thường hay gặp cọp mà cọp lại rất sợ người. Nghe tiếng động là cọp chạy biến vào rừng nên không ai nghĩ cọp ăn thịt người.  Vậy mà một hôm, bộ đội phát hiện những nấm mồ tử sĩ bị đào bới mất xác, trên nền đất in đầy dấu chân cọp. Mọi người kháo nhau: Cọp về làng tha xác tử sĩ. Cho đến một buổi trưa, chị Bảy Cao, Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Lạc An tự dưng mất tích khi đang nghỉ trưa  cùng với mấy chị em khác. Mọi người đổ xô đi tìm. Xung quanh nhà thấy có dấu chân cọp. Căn cứ vào dấu chân thì có thể khẳng định đấy là một con cọp rất to,  một chân có ba móng.

Mọi người lần theo dấu chân đi sâu vào rừng. Đến một lùm cây um tùm nghe nặng mùi cọp, ai nấy đều kinh hãi khi thấy trên nền đất ẩm đầy dấu chân cọp là một ít xương, tóc và ruột người. Chị Bảy Cao được xác định đã chết nhưng theo phán đoán của nhiều người, có thể đây là tội ác của biệt kích Pháp. Chúng giết chị Bảy Cao rồi dựng hiện trường, đổ thừa cọp tha người vậy.

Sau đó không lâu, vào một buổi tối, dưới ánh trăng non, khi đang ngồi trên gác thì anh Ba Vũ (Thiếu tướng Bùi Cát Vũ, lúc ấy là Giám đốc Công binh xưởng ở Tân Uyên) chợt rùng mình khi thấy một bóng đen to lớn lao vào chiếc võng  nơi có anh Chín Lượm đang nằm. Khi kịp hoàn hồn, anh Ba Vũ thấy một con cọp thật to, ngoạm anh Chín Lượm chạy băng băng bằng vào rừng. Anh Ba Vũ hét lên, báo động cho mọi người.

Xã Lạc An không còn yên tĩnh nữa. Bà con rùng rùng kéo đến, đốt đuốc sáng rừng, chuẩn bị súng ống lên đường tìm xác anh Chín Lượm. Theo dấu máu còn tươi vương vãi trên lá, đoàn người tiến sâu vào rừng. Đi khoảng hai cây số, một cảnh tượng kinh hãi bày ra trước mắt: Xác anh Chín Lượm chỉ còn một vài khúc xương, một nhúm tóc và ít ruột non.

Anh Sáu Mẹo, người sinh ra và lớn lên ở rừng miền Đông đã suy luận: Cũng như lần nó tha xác chị  Bảy Cao, đây chỉ là bữa ăn lót dạ, cũng chỉ nhẹ bớt miếng mồi. Sau đó, nó tha mồi về hang ổ. Lần theo dấu vết còn vương trên cành cây, ngọn cỏ, đoàn người đi trong đêm rừng âm u. Suối Cái hiện ra trước mắt. Đến đây, dấu vết cũng không còn. Mệt mỏi, mọi người  định quay về. Anh Sáu  Mẹo động viên: Đây có thể là nơi ở của nó. Rừng ở đây âm u quá. Vả lại, cọp hay ở bên bờ suối.

Cọp 3 móng bị tiêu diệt.

Nghe lời động viên của anh Sáu, mọi người chia nhau vạch từng chiếc lá để tìm dấu vết. "Anh Chín đây rồi!", tiếng anh Sáu Mẹo thống thiết đến cây rừng cũng sởn gai ốc. Xác anh Chín nằm đó, không còn nguyên vẹn nữa.

Thấy cảnh tượng này, không ai cầm được nước mắt. Vậy là con cọp hung ác đang lẩn khuất đâu đây. Mọi người hội ý chớp nhoáng. Một số người trở về làng chuẩn bị cơm nước. Bốn người khỏe mạnh nhất ở lại, trong đó có anh Sáu Mẹo và anh Ba Vũ. Việc đầu tiên là cột xác anh Chín lại rồi ngụy trang như cũ. Việc thứ hai là làm một cái giàn cao, chừng 4 mét, bốn người ngồi trên đó, canh chừng cọp xuất hiện thì nổ súng. Có lẽ giờ này nó đang ngủ, mọi người phán đoán. Và khi ngủ dậy, thể nào nó cũng ăn phần còn lại của con mồi.

Khi mọi người đang chống chọi với cơn buồn ngủ thì một mùi hôi xuất hiện. Ai nấy đều giật mình vì trước mắt họ, một con cọp to lớn, lông nửa vàng nửa xám. Nó gầm gừ đi vòng quanh một hồi và ngồi chồm hổm nhìn cái xác. Không được mất bình tĩnh. Ba khẩu đại liên đạn đã lên nòng. Một,  hai, ba, bắn! Tiếng súng nổ, tiếng gầm của cọp động cả khu rừng.

Sau khi khói bụi đã ngớt, ai nấy đều bàng hoàng vì không thấy xác cọp ba móng đâu mà chỉ thấy còn một ít máu. Chắc là nó bị thương rồi. Mọi người an ủi nhau rồi chia nhau đi tìm xác cọp nhưng tìm suốt hai ngày không thấy. Nó chưa chết. Nó trở nên hung hãn. Nó sẽ về báo thù. Người Lạc An kháo nhau như vậy. Không khí lo âu bao trùm từ đầu thôn đến cuối xóm. Nhà nào cũng phải làm hàng rào, cất nhà sàn. Đêm phải đốt lửa, đánh trống, khua mõ. Nếu có cọp đến.

Lời tiên đoán đã thành sự thật! Cọp về làng. Hung dữ, tinh ranh hơn.  Đêm nào cũng có người chết. Có đêm mất tích tới 2 người ở hai xóm cách xa nhau cả 10 cây số. Lúc đầu cọp bắt người đi  ngoài đường. Sau đó nó xé rào chui vào nhà. Đến khi cắp xác lao ra, làm sập hàng rào, người trong nhà mới hay có người thân bị cọp vồ. Nó về làng bắt người giữa ban ngày mà không ai làm gì được. Bao nhiêu  bẫy được giăng ra cũng không bắt được nó. Đến khi con gái của Chủ tịch xã Lạc An bị cọp vồ trên đường đi rẫy thì không ai chịu ngồi im được nữa. Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Biên Hòa ra chỉ thị thành lập đội săn cọp và bằng mọi giá, phải diệt được cọp ba móng, trả lại sự bình yên cho dân làng.

Sau một thời gian theo dõi, đội săn cọp đã tìm ra "quy luật" của cọp ba móng. Khi bắt người, nó tha vào rừng ăn một phần lót dạ và cũng để cái xác nhẹ hơn. Sau đó, nó tha về hang, ăn "nhẹ" thêm một lần nữa rồi để đó đi ngủ. Sau một giấc ngủ ngon lành, nó dậy ăn nốt phần còn lại. Nắm được quy luật này, đội thợ săn đã đặt mìn vào xác một con heo (con mồi do chính con cọp này bắt ở xã Lạc An nhưng cũng mới lót dạ). Đêm ấy, cọp ba móng mò ra, gầm gừ nhìn con mồi rồi vồ lấy. Mìn nổ, cọp ba móng rống lên rồi lao thẳng vào rừng sâu. Lần này, nó vẫn không chết dù bị thương rất nặng.

Bẵng đi một thời gian, nó lại mò về làng. Nó già yếu và chậm chạp hơn. Nó vồ chết chị Hồng ở ấp Đức Đạo. Bị nhóm thợ săn săn đuổi, lần đầu tiên nó thả con mồi ở cửa rừng. Được gia đình chị Hồng đồng ý, đội săn bắt cọp đã cài mìn vào xác chị Hồng và cũng không quên cài cả mìn chung quanh khu vực. Ba ngày sau, cọp ba móng mò ra khỏi nơi ẩn nấp. Nó đang đói. Gặp miếng mồi ngon, nó lao đến. Mìn nổ tứ tung. Lần này, nó không thoát chết. Xác của nó, tám người khiêng vẫn thấy nặng. 

Theo phán đoán của nhiều người, đây là con cọp do một chủ đồn điền người Pháp nuôi. Vì bị sổng chuồng, nó trở thành con cọp rừng hung dữ. Nó chạy ba chân là vì một chân bị xích lâu ngày. Nhưng theo  cách suy luận của những thợ săn lão luyện, đây là một con cọp già, bị sứt móng. Vì sức yếu, không còn nhanh nhẹn nên không bắt được mồi, nó đành ăn xác tử sĩ. Sau quen mùi nên mò về làng bắt người

Thuỵ An

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Sáng 1/5, các Trại tạm giam thuộc Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an công bố Quyết định đặc của Chủ tịch nước cho các phạm nhân đã có nhiều tiến bộ trong quá trình học tập, cải tạo, rèn luyện khi chấp hành án.

Sáng 1/5, Thượng tá Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trưởng Công an phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, sau khi VKSND tỉnh phê chuẩn các quyết định tố tụng hình sự của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Công an phường đã tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can Phạm Thị Kim (SN 1979; thường trú tại TDP Phần Thất, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ) về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trời Hà Nội mờ sương, những tia nắng đầu ngày len lỏi qua hàng cây cổ thụ quanh Quảng trường Ba Đình. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, bóng dáng những chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ lặng lẽ tuần tra, đôi mắt sắc bén quét qua từng góc nhỏ, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực thiêng liêng này.

Ngày 30/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện kịp thời ngăn chặn 2 nhóm gồm 20 thanh, thiếu niên độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi ở huyện Đắk R’lấp hẹn nhau tụ tập chuẩn bị tổ chức đua xe trái phép, gây mất ANTT trên địa bàn.

Ngày 30/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở Việt Nam, lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Bộ Nội vụ Nam Sudan đã chúc mừng nồng nhiệt tới các sĩ quan Công an Việt Nam đang tham gia thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ).

Để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đáp ứng tiến độ khởi công dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào tháng 12/2026 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung rà soát tổng thể các công trình, dự án đầu tư tại địa phương ảnh hưởng bởi dự án; đồng thời triển khai rộng rãi công tác dân vận đến tận khu dân cư để tạo thuận lợi trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB).

Ngày 30/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Đoàn diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND sau khi qua khán đài đã tiến qua nhiều tuyến phố trong tiếng reo hò, tình thương yêu của nhân dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.