Dấu ấn thể hiện tầm nhìn chiến lược của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn

22:48 26/01/2021
Gần đến dịp kỷ niệm 105 năm Ngày sinh cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn (23-1-1916 - 23-1-2021), trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh vị Bộ trưởng Bộ Công an lâu năm nhất (1952-1981). Bằng tài năng, đức độ và tầm nhìn chiến lược, ông đã có nhiều dấu ấn và đóng góp vào sự lớn mạnh, trưởng thành của lực lượng CAND cũng như những thành tựu của sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc trong hơn 7 thập niên qua…

Định hướng chiến lược

Sinh thời, Bộ trưởng Trần Quốc hoàn rất quan tâm đến việc xây dựng lực lượng Công an nhân dân vũ trang trở thành lực lượng then chốt trong công tác bảo vệ biên giới quốc gia. Các đồng chí Thứ trưởng Phan Trọng Tuệ, Phạm Kiệt, Nguyễn Quang Việt và Trần Quyết lần lượt được đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn giao trọng trách Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang.

Bộ Trưởng Trần Quốc Hoàn (thứ 2 từ phải qua) làm việc với đặc phái viên Uỷ ban ANQG Liên Xô, tháng 3-1973

Ngay sau khi đất nước thống nhất, đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ cho mời Đoàn cán bộ Ủy ban An ninh Quốc gia (ANQG) Liên Xô sang làm việc với Bộ Nội vụ Việt Nam để khảo sát những nội dung cần giúp đỡ lực lượng Công an nhân dân vũ trang trong tình hình mới. Ủy ban ANQG Liên Xô đã cử một đoàn cán bộ cao cấp do Thiếu tướng Matroxov, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biên phòng dẫn đầu sang làm việc với Bộ Nội vụ Việt Nam.

Tháng 6-1977, đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã cử đoàn cán bộ cao cấp Bộ Nội vụ Việt Nam do đồng chí Trịnh Trân, khi đó là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, làm trưởng đoàn sang làm việc với lãnh đạo Tổng cục Biên phòng Ủy ban ANQG Liên Xô. Trong đoàn còn có đồng chí Cục trưởng Nguyễn Hữu Nhân, nguyên thư ký và là cố vấn về công tác hợp tác quốc tế của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn. Tôi vinh dự được là thành viên của Đoàn ở cương vị phiên dịch.

Đoàn chúng tôi được Lãnh đạo Tổng cục Biên phòng Ủy ban ANQG Liên Xô đón tiếp rất trọng thị và thân tình. Ngay buổi làm việc đầu tiên, đoàn được Phó Chủ tịch Ủy ban ANQG Liên Xô, Thượng tướng Emokhonov tiếp và nhận thư của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn gửi Đại tướng Yuri Andropov, Chủ tịch Ủy ban ANQG Liên Xô.

Trên cơ sở kết quả làm việc tại Việt Nam của Đoàn cán bộ Tổng cục Biên phòng Ủy ban ANQG Liên Xô do Thiếu tướng Matroxov dẫn đầu và thư đề nghị của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, lãnh đạo Ủy ban ANQG Liên Xô duyệt một chương trình làm việc với đoàn chúng tôi do Tổng cục Biên phòng đề xuất.

Theo chương trình đã được duyệt, Đoàn chúng tôi đi trên một chuyên cơ đến quân cảng Simvoropol thuộc vùng Odesa. Tại đây, ngay buổi đầu tiên, chúng tôi đã được bạn cho xem bộ phim tài liệu giới thiệu hoạt động của quân cảng Simvoropol. Sau đó, Bạn giới thiệu một cách hết sức chi tiết cho Đoàn chúng tôi tham quan 3 loại tàu Biên phòng và cung cấp những tài liệu giới thiệu về tính năng và các số liệu chiến thuật-kỹ thuật của từng loại tàu.

Đoàn Bộ Công an Việt Nam thăm một loại tàu của Biên phòng Liên Xô

Trong một buổi ăn tối, đồng chí Trung tướng Matroxov trao đổi với đồng chí Trịnh Trân và đồng chí Nguyễn Hữu Nhân: "Tôi hiểu Bộ trưởng của các đồng chí còn lo về trình độ học vấn của cán bộ chiến sĩ, nên trong thư gửi Chủ tịch Yuri Andropov, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn chỉ nêu xin cung cấp loại tàu để chống buôn lậu đường biển. Có nghĩa là trước tiên, các đồng chí chỉ cần loại tàu có tốc độ nhanh hơn các loại tàu dân sự? Tôi đã sang Việt Nam cùng với các đồng chí khảo sát tình hình an ninh biên giới biển đảo ở Việt Nam, thấy nhiệm vụ đảm bảo an ninh biên giới biển của các đồng chí là vô cùng cấp thiết.

Đoàn Bộ Công an Việt Nam thăm Hải đoàn Biên phòng Liên Xô tháng 6-1977

Đối tượng xâm nhập từ biển vào đất liền không "nhu mì" như các đối tượng buôn lậu đâu. Vì thế, mặc dù loại tàu này giá thành có rẻ hơn, việc đào tạo khai thác, sử dụng và bảo trì đơn giản hơn so với 2 loại còn lại (2 loại tàu còn lại có tên gọi là TARANTUN và GRIP). Nhưng tôi nghĩ, kỹ thuật tên lửa phòng không cũng khá phức tạp, việc đào tạo lại tiến hành trong điều kiện có chiến tranh và phải đào tạo cấp tốc, thế mà các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhanh chóng làm chủ được khí tài và lập công rất xuất sắc. Các đồng chí nên cân nhắc kỹ việc chọn loại tàu nào cho thích hợp với tình hình hiện tại".

Đây là một lời khuyên hết sức chân tình của đồng chí Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biên phòng của bạn. Các đồng chí lãnh đạo Đoàn đã báo cáo nội dung tham quan và nội dung làm việc với đồng chí Nguyễn Hữu Khiếu - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên Xô và đồng chí Trưởng đại diện Phòng Thương mại Bộ Ngoại thương Việt Nam tại Liên Xô. Sau khi đã có ý kiến của Đại sứ Nguyễn Hữu Khiếu, đồng chí Trịnh Trân đã báo cáo về nước để Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn cho ý kiến xin viện trợ loại tàu GRIP.

Đại sứ Nguyễn Hữu Khiếu thay mặt phía Việt Nam cùng với đại diện Ủy ban Liên lạc Kinh tế Đối ngoại trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ký Bản Thỏa thuận Liên Xô viện trợ đoàn tàu biên phòng cho Việt Nam dưới hình thức cho vay dài hạn không tính lãi. Bản Thỏa thuận này là cơ sở để Ủy ban ANQG Liên Xô cung cấp thiết bị và huấn luyện đào tạo cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang Bộ Nội vụ Việt Nam (sau này được gọi là Bộ đội Biên phòng) biết khai thác, sử dụng và sửa chữa loại thiết bị bảo vệ biên giới vùng biển. Loại thiết bị này có tên là GRIP.

Cũng trong thời kỳ đó, các đơn vị mới mang tên là Hải đoàn, Hải đội được thành lập trong lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Cán bộ chiến sĩ của các Hải đội lần lượt được sang Liên Xô học tập. Trong thời gian cán bộ, chiến sĩ thuộc Hải đoàn Công an Nhân dân vũ trang đang học ở Liên Xô, Ủy ban ANQG Liên Xô đã thống nhất với Ủy ban Liên lạc Kinh tế đối ngoại trực thuộc Hội  đồng Bộ trưởng Liên Xô gửi khí tài sang Việt Nam. Khi các học viên về nước, các học viên lại được các chuyên gia Bộ đội Biên phòng Liên Xô kèm cặp trong quá trình vận hành và bảo quản các loại thiết bị mới được Liên Xô cung cấp.

Cuối năm 1979, lực lượng Công an nhân dân vũ trang được đổi tên là Bộ đội Biên phòng và chuyển về Bộ Quốc phòng. Năm 1988, Bộ đội Biên phòng chuyển về Bộ Nội vụ và cuối năm 1995, lại chuyển về Bộ Quốc phòng.

Tôi kể lại câu chuyện này để bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, người có tầm nhìn chiến lược uyên thâm đã dành cho Lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam một hướng phát triển vững chắc; cảm ơn Ủy ban ANQG Liên Xô/ Ngành Biên phòng Cơ quan An ninh Quốc gia Liên bang Nga đã dành cho lực lượng Biên phòng Việt Nam một sự giúp đỡ chứa đầy tình cảm anh em trong một gia đình. Sự giúp đỡ đó như một nền móng vững chắc cho sự phát triển sức chiến đấu của lực lượng Biên phòng Việt Nam.

Những kỷ niệm không thể nào quên

Mặc dù câu chuyện đã diễn ra cách đây gần nửa thế kỷ, song trong tâm trí của tôi vẫn luôn nhớ. Tôi càng xúc động khi tôi được Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ Bộ Công an mời đến Cục Đối ngoại Bộ Công an nhận kỷ niệm chương "100 năm ngành Biên phòng Cơ quan An ninh Quốc gia Liên bang Nga" (28-5-1918/28-5-2018). Sự kiện này chứng minh các bạn Nga, cụ thể là Tổng cục Biên phòng Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô, nay là Ngành Biên phòng Cơ quan An ninh Quốc gia Liên bang Nga vẫn nhớ đến tôi, một cán bộ làm nhiệm vụ phiên dịch của An ninh Việt Nam.

Ông Aleksandr Ivanov, Tham tán Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, Lãnh đạo Cục Đối ngoại và Lãnh đạo Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ Bộ Công an trong Lễ trao tặng kỷ niệm chương "100 năm Lực lượng Biên phòng Ngành An ninh Liên bang Nga" cho tác giả bài viết (người mặc đại lễ), tháng 8-2018

Khi trao kỷ niệm chương cho tôi, ông Aleksandr Ivanov, Tham tán Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam đã phát biểu chúc mừng tôi và nhấn mạnh: "Lãnh đạo Ngành Biên phòng thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia Liên bang Nga quyết định tặng kỷ niệm chương cho đồng chí Ninh Công Khoát là một trong những người đầu tiên đóng góp vào việc xây dựng quan hệ hợp tác chiến đấu giữa lực lượng Biên phòng hai nước Việt Nam - Liên Xô, Việt Nam - Liên bang Nga".

Tại buổi lễ hôm đó, tôi đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo Ngành Biên phòng thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia Liên bang Nga, cảm ơn ông Aleksandr Ivanov, Tham tán Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, cảm ơn Lãnh đạo Bộ Công an, Cục Đối ngoại và Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ Bộ Công an đã dành cho tôi niềm vinh dự này.

Ninh Công Khoát

Sáng nay 4/12, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Phú Yên về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng và bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) năm 2024. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Cục nghiệp vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ Công an.

Nguồn tin của PV Báo CAND cho biết, chiều nay (4/12), Giám đốc Xí nghiệp taxi Đà Nẵng (Công ty CP Thuận Phước Phát) đã ký Quyết định số 163/2024-QĐ-XNTXĐN áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với ông Đoàn Đại Chinh (trú tại Đà Nẵng), mã số nhân viên 154, điều khiển taxi BKS 43A-48440 do đã vi phạm nội quy công ty, gây ảnh hưởng đến quyền lợi, tâm lý khách hàng.

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về Dự thảo quyết định việc sử dụng xe môtô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn. Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho hay, quy định sẽ chỉ ban hành khi người dân đồng thuận.

Công trình cải tạo lát nền vỉa hè và vườn hoa tại địa bàn phường La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) thi công một cách chậm chạp suốt gần 3 tháng không hoàn thành khiến cho người dân sống xung quanh khu vực cũng không khỏi ngán ngẩm bởi sự bất tiện.

Nếu như những lần Festival hoa trước, lợi dụng nhu cầu du khách tới TP Đà Lạt (Lâm Đồng) tham quan tăng đột biến, các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, đi lại, các điểm du lịch nhỏ thường tăng giá mạnh thì năm nay lại trái ngược hẳn.

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

Chiều 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết, đã chuyển hồ sơ vụ việc và đối tượng Đặng Thanh Tùng (SN 1982), trú tại tổ 5, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình thụ lý theo thẩm quyền.

Sáng 26/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận về các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024, khi có đại biểu Quốc hội nêu vấn đề xử lý những đối tượng đang lẩn trốn ra nước ngoài, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết:  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文