Hé lộ về kho tên lửa của CHDCND Triều Tiên

14:42 04/12/2017
Mới đây, CHDCND Triều Tiên đã thử nghiệm thành công tên lửa Hwasong -15 được mệnh danh là mạnh nhất từ trước đến nay.


Câu hỏi được đặt ra, với những bước tiến vượt bậc trong công nghệ sản xuất tên lửa, kho vũ khí tên lửa của quốc gia vùng Đông Bắc Á này là bao nhiêu và đáng sợ như thế nào?

Từ vũ khí mới tiết lộ

Trong một bài báo được đăng tải trên trang 4 của tờ Rodong Sinmun - nhật báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên số ra ngày 30-11, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 đã äđược phóng vào hồi 2h48’ sáng 29-11 (theo giờ địa phương) từ bãi phóng ở khu vực Pyongsong, phía Bắc Bình Nhưỡng.

Những hình ảnh được tờ báo này công bố cho thấy tên lửa Hwasong-15 có đầu tròn và tương đối tù, khác với tên lửa Hwasong-14 có mũi nhọn, từng được thử 2 lần hồi tháng 7. Tên lửa Hwasong -15 được đặt trên một thiết bị chuyên chở và phóng tên lửa di động (TEL) với 9 bánh xe ở mỗi bên.

Điều này chứng tỏ Hwasong-15 có thiết kế dài hơn Hwasong-14 từng được nhìn thấy trên chiếc xe 16 bánh. Tờ Rodong Sinmun cũng khẳng định, Hwasong-15 có nhiều tiến bộ hơn so với Hwasong-14 và mang theo một "đầu đạn nặng cực lớn" với khả năng vươn tới các vị trí trên lãnh thổ Mỹ".

Đích thân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un giám sát quá trình vận chuyển và chuẩn bị cho vụ phóng tên lửa. Sau đó, ông Kim Jong-un còn viết một bản tin công bố về vụ phóng tên lửa trên đài truyền hình quốc gia và gọi thành công "thực hiện được sứ mệnh lịch sử vĩ đại là hoàn thiện sức mạnh hạt nhân quốc gia".

Theo đó, Hwasong-15 là loại tên lửa mạnh nhất từ trước tới nay của Triều Tiên, có thể bay 960km trong 53 phút và đạt đến độ cao 4.475km. Tên lửa Hwasong-15 được bắn thử đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản và điều này chứng tỏ, công nghệ động cơ đẩy cho tên lửa của Triều Tiên đã có bước tiến bộ, cải tiến sau các vụ phóng thử chưa mấy thành công vào hồi tháng 9.

Những hình ảnh về tên lửa Hwasong-15 mới được phóng thành công hôm 29-11. (Ảnh: Reuters)

Một số chuyên gia của Hiệp hội các nhà khoa học có quan tâm (UCS) nhận định, những thông số của tên lửa Hwasong-15 mới được phóng chứng tỏ đây là tên lửa bay xa nhất của Bình Nhưỡng, có thể vươn tới toàn bộ mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.

Chuyên gia David Wright của UCS nói: "Nếu bay ở quỹ đạo chuẩn thay vì phóng ở góc cao, tên lửa này có thể có tầm bắn hơn 13.000km, thừa sức vươn tới thủ đô Washington D.C của Mỹ. Đó là chưa kể đến những cải thiện đáng kể của Triều Tiên về thời gian nạp nhiên liệu cho tên lửa. Những hình ảnh chụp được từ các bãi phóng tên lửa của Bình Nhưỡng do vệ tinh cung cấp cho thấy không có tên lửa nào được đặt trên bệ phóng để chờ tiếp nhiên liệu trước".

Tuy nhiên, ông David Wright cũng cho rằng, Bình Nhưỡng vẫn chưa thể hoàn thiện được kỹ thuật đưa tên lửa trở lại khí quyển - một yếu tố then chốt trong chương trình phát triển ICBM.

Nhìn lại các cuộc phóng thử tên lửa

Thống kê từ hãng BBC của Anh cho hay, tính riêng từ đầu năm đến nay, Triều Tiên đã tiến hành hơn 20 vụ phóng thử tên lửa, trong đó gây chú ý và tranh cãi nhiều nhất vẫn là loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong.

Hai loại tên lửa tiền thân của Hwasong-15 là Hwasong-14 và Hwasong -12 đều được tuyên bố thử thành công. Tên lửa Hwasong-14 được Triều Tiên thử thành công lần đầu tiên hôm 4-7 dưới sự giám sát của ông Kim Jong-un, đạt độ cao 2.802 km, bay được 39 phút, qua 933 km và bắn chính xác mục tiêu. Theo UCS, tên lửa Hwasong-14 có thể đạt đến tầm bắn tối đa là 6.700 km khi được bắn ở góc chuẩn. Điều này có nghĩa rằng nó có thể bắn đến Alaska nhưng chưa thể vươn đến các bang nằm trong nước Mỹ lục địa.

Trong khi đó, hãng Reuters dẫn nhận định của một chuyên gia vũ khí cho biết, Bình Nhưỡng thường bắn thử tên lửa đạn đạo ở góc khoảng 90 độ để tên lửa đạt độ cao tối đa và rơi xuống vùng biển Nhật Bản, nhằm tránh các hệ thống radar theo dõi của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, đồng thời không để tên lửa bay vào không phận các nước láng giềng.

Điều này giải thích việc tên lửa Hwasong-14 chỉ bay được hơn 900 km sau khi đạt độ cao hơn 2.802 km. Nếu được bắn ở góc chuẩn, tên lửa thường đạt độ cao bằng 1/3 hoặc 1/4 tầm bắn. Cũng theo nguồn tin này thì có nhiều phiên bản của Hwasong-14 cho từng giai đoạn. Ở giai đoạn 1, Hwasong-14 có cấu hình tương tự như của Hwasong-12 với phương tiện vận chuyển là xe tải  WS51200 của Trung Quốc.

Thời gian đốt cháy của Hwasong-14 là 187 giây; hiệu quả động cơ tên lửa và động cơ phản lực hay Specific impulse (Mực nước biển 270 giây); Specific impulse (chân không 302 giây); phụ tải cất cánh giai đoạn 22.980 kg; phụ tải đốt cháy giai đoạn 2036 kg… Ở giai đoạn 2, thời gian đốt cháy 170 giây; Specific impulse (chân không 302 giây); phụ tải cất cánh giai đoạn 2.666 kg; phụ tải đốt cháy giai đoạn 626 kg; khối lượng RV 350 kg; khối lượng cất cánh 25.996 kg…

Nhà lãnh đạo triều tiên Kim Jong-un theo dõi một vụ phóng tên lửa hồi năm 2016. (Ảnh: Daily express)

Mô phỏng trên máy tính cho thấy Hwasong - 14 giai đoạn hai có khối lượng RV 350 kg và RV 650 kg có thể bắn tới Alaska (Mỹ), nhưng không thể tới Hawaii (Mỹ) và vươn tới cả lãnh thổ Nga lẫn Trung Quốc.

Ngày 28-7, Triều Tiên tiếp tục thử lần hai loại tên lửa này và thành công khi Hwasong-14 đạt đỉnh ở độ cao 3.724 km, bay trong khoảng thời gian 47 phút và rơi ở biển Nhật Bản. Dựa trên dữ liệu từ lần thử nghiệm này, nếu tên lửa được phóng ở quỹ đạo hiệu quả tối ưu, người ta dự đoán rằng phạm vi ảnh hưởng tối đa có thể vượt quá 10.000 km. Nếu tính cả tác động của việc Trái Đất quay, phạm vi ảnh hưởng có thể được tăng cường về phía Đông, điều này có nghĩa bờ Tây của Mỹ, Chicago và thậm chí là New York cũng có thể bị ảnh hưởng bởi loại tên lửa này.

Dù khả năng này vẫn chỉ nằm trong giả thuyết nhưng các cơ quan tình báo Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều cho rằng đây là "cột mốc đáng sợ" trong chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

"Nó là một quả ICBM đúng nghĩa, chứ không phải một tên lửa kiểu như ICBM. Không có lý do nào để cho rằng nó có tầm bắn tối đa dưới 6.500 km", Jeffrey Lewis, Giám đốc chương trình Đông Á tại Trung tâm nghiên cứu chống phổ biến vũ khí James Martin (JMCNS) cho biết. Cũng theo phân tích của ông Jeffrey Lewis thì trước đây, Bình Nhưỡng thường sử dụng cụm động cơ của tên lửa Musudan để chế tạo tên lửa nhưng nhiều khả năng, Hwasong-14 được sử dụng động cơ hoàn toàn mới do nước này tự phát triển và từng công bố hồi tháng 3.

Còn Hwasong-12 thì được Triều Tiên "giới thiệu" là loại tên lửa có tầm bắn lên đến 4.500 km. Trang 38 North đưa tin, Hwasong-12 được phóng thử tổng cộng 6 lần trong năm 2017.

 Ba lần thử đầu tiên vào ngày 4-4, 15-4 và 28-4 đều thất bại, trong đó, vụ thử hôm 15-4, tên lửa được cho là đã phát nổ chỉ khoảng 5 giây sau khi được phóng. Ba lần thử tiếp theo đều thành công, bao gồm vụ thử các ngày 14-5, 29-8 va 15-9.

Trong vụ thử ngày 15-9, tên lửa đã đạt độ cao 770 km, bay qua khu vực đảo Hokkaido của Nhật Bản và rơi ở khu vực Thái Bình Dương. Đặc điểm nổi bật của Hwasong-12 là động cơ R-27 có một vòi với bốn vécnê…

Và kho vũ khí hơn 40 năm

Trên thực tế, Triều Tiên bắt đầu xây dựng kho vũ khí tên lửa cho riêng mình từ năm 1976. Khi đó, Bình Nhưỡng đã nghiên cứu sử dụng công nghệ tên lửa Scud-B của Liên Xô (cũ) và bệ phóng tên lửa của Ai Cập. Mãi đến năm 1984, nước này mới lần đầu tiên phóng thử tên lửa Scud-B và 4 năm sau thì phát triển thêm loại tên lửa Scud-C.

Mô phỏng đường đi của Hwasong-15.

Năm 1990, tên lửa Rodong đầu tiên được ra mắt và 3 năm sau thì Triều Tiên có thêm tên lửa Nodong. Tên lửa đạn đạo đầu tiên được Bình Nhưỡng chế tạo được biết dưới tên Unha-1 hay còn gọi là Taepongdong-1 được phóng thử năm 1998 tại bãi thử Musudan-ri ở tỉnh Bắc Hamgyong.

Năm 2005, Triều Tiên gây chấn động khi phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn tới biển Nhật Bản nhưng vụ phóng không thành công… Tờ The Guardian của Anh cho biết, hiện kho tên lửa của Bình Nhưỡng đang chịu sự quản lý của Các lực lượng tên lửa chiến lược đóng ở tỉnh Nam Pyongan, ngoại ô Bình Nhưỡng.

Kho tên lửa này có bãi phóng cố định và một số máy kéo-dựng-phóng cơ động có thể di chuyển khắp đất nước, khiến nó rất khó để theo dấu. Tính tổng cộng, Bình Nhưỡng được cho là có khoảng 1.000 tên lửa đạn đạo, dù đa phần đều là tầm ngắn, loại có thể bay từ 48km tới 480km, nhằm vào các mục tiêu ở Hàn Quốc.

Ngày 9-5-2015, Bình Nhưỡng lần đầu tiên phóng thành công tên lửa từ tàu ngầm, đánh dấu một bước tiến mới trong phát triển công nghệ sản xuất tên lửa. Một năm sau, Triều Tiên  tiếp tục thành công trong việc sản xuất tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Một số tờ báo của Hàn Quốc dẫn nguồn tin từ cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc cho biết, tháng 6 năm ngoái, Bình Nhưỡng đã thử thành công tên lửa đẩy bằng nhiên liệu lỏng Hwasong-10 với khả năng bay xa 4.000km, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân năng tới 1,2 tấn.

4 tháng sau đó, Triều Tiên thử nghiệm lần cuối tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-13 có thể bay xa 11.989km và có khả năng mang theo một đầu đạn hạt nhân nhưng thất bại. Tháng 2 năm nay, Bình Nhưỡng lại phóng thành công tên lửa Pukguksong-2 với tầm xa 2.896km và đến tháng 7 thì thành công với tên lửa Hwasong-14 và đến ngày 29-11 vừa qua thì tiếp tục gây chấn động bằng tên lửa Hwasong-15…

Hãng BBC cho biết, trong danh sách dài các loại tên lửa của Triều Tiên thì tên lửa Hwasong chiếm một nửa, đông đảo nhất là tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-5/6 được chế tạo dựa trên tên lửa Scud của Liên Xô từ những năm 1980.

Các loại tên lửa này có tầm bắn từ 300-500 km. Ẩn số lớn trong “gia đình tên lửa” Hwasong là Hwasong-13, còn gọi là KN-08. Tên lửa này công khai trước công chúng lần đầu trong cuộc diễu binh kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung vào tháng 4-2012 với chiều dài khoảng 17m, đường kính lớn nhất khoảng 1,9m, giảm xuống còn khoảng 1,25m ở giai đoạn thứ 3.

Đầu năm 2015, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố dù không nhìn thấy KN-08 được thử nghiệm nhưng tin rằng Triều Tiên có thể lắp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa này. KN-08 xuất hiện đều đặn trong 2 cuộc diễu binh khác vào năm 2013 và 2015 nhưng trong cuộc diễu binh gần đây nhất vào tháng 5 thì không thấy sự xuất hiện của KN-08, thay vào đó là 2 loại tên lửa mới có kích thước khá lớn.

Ngọc Khuê

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文