Chuyện quái dị về “đạo Dừa” Nguyễn Thành Nam: Tàn theo bóng dừa

09:25 18/09/2015
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đạo Dừa bị chính quyền Cách mạng cấm hoạt động vì lý do truyền bá mê tín dị đoan, cổ vũ lối sống thiếu lành mạnh. Toan tính vượt biên nhưng không thành, Nguyễn Thành Nam bị bắt và bị đưa đi học tập cải tạo nhưng chỉ một thời gian sau, do gia đình có đơn bảo lãnh và nhất là nhận thấy ông bị bệnh tâm thần nên ông "đạo Dừa" được tha, cho về sống tại xã Phú An Hòa.

Những hành động “khó đỡ” của ông đạo Dừa

Trở lại quê nhà, ông "đạo Dừa" Nguyễn Thành Nam chọn cồn Phụng làm nơi tu hành. Việc xây chùa Nam Quốc Phật, sân Chín Rồng, đóng thuyền Bát Nhã, tháp Hòa Bình (gồm hai tháp là "miền Bắc Hà Nội, miền Nam Sài Gòn") với màu sắc rực rỡ, cờ phướn lòe loẹt đã khiến nhiều người đến xem vì tò mò. Dần dà, nghe ông Nam giảng đạo, số đệ tử gia nhập "đạo Dừa" ngày một tăng lên.

Nhà báo Wilbur E. Garrett giải thích: "Phần lớn dân quê khi ấy đều ít học trong lúc những bài giảng của ông đạo Dừa lại giản dị, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Bằng cách pha trộn giáo lý Phật giáo, Thiên Chúa giáo với tư tưởng đạo Lão, đạo Nho, khuyên bảo con người làm lành lánh dữ, lấy chữ "Tâm", chữ "Đức" làm trọng, cộng với những chuyện thần quyền kỳ bí nên số người theo ông mỗi ngày một nhiều. Hơn nữa, thời điểm ấy chính quyền Ngô Đình Diệm không bắt lính trong giới tăng lữ, tu sĩ nên rất nhiều thanh niên vào đạo để trốn quân dịch, kể cả một số tội phạm cũng vào đạo để tránh truy nã".

Ông "đạo Dừa" lúc vào Bệnh viện tâm thần Chợ Quán.

Tuy nhiên, từ cuối năm 1960 trở đi, càng ngày "cậu Hai" càng "lâm" nặng những chuyện mê tín dị đoan. Mỗi lần mở lời, ông Nam đều xưng mình là người từ cõi trên xuống, được giao sứ mệnh "giữ yên vận mạng quốc gia, kiến tạo hòa bình thế giới". Ông cho rằng chỉ một mình ông mới đủ tư cách đại diện Việt Nam để gặp gỡ ngang hàng với bất kỳ một tổng thống, quốc vương hay thủ tướng nào trên thế giới. Ông coi Đức Giáo hoàng, người lãnh đạo tinh thần của Thiên Chúa giáo, Đức Tăng thống, lãnh đạo tinh thần của Phật giáo là những người "bằng vai phải lứa" với ông vì theo ông: "Mai mốt Hòa đồng tôn giáo sẽ thống lĩnh tất cả"(?!).

Và mặc dù Cảnh sát Kiến Hòa theo lệnh Trần Kim Tuyến giám sát ông "đạo Dừa" rất chặt chẽ nhưng không ai cấm ông viết thư, nên ngày 2/10/1961, ông lại gửi thư cho Ngô Đình Diệm, đề nghị được sang Angkor Thom, Angkor Vat, tỉnh Siem Reap, Campuchia để cùng 18 "ông đạo" khác, cầu nguyện cho hòa bình. Ngày 15/10, đích thân viên Phó ty Cảnh sát Kiến Hòa đến cù lao Phụng gặp ông, thông báo "cấm cậu Hai ra khỏi nơi cứ trú, chuyện hòa bình có chính phủ lo".

Quyết không bỏ cuộc, cuối năm 1962, "cậu Hai" cùng 18 đệ tử bí mật chuẩn bị một chiếc ghe bầu với đầy đủ lương thực, dự định ngược dòng Mekong lên Phnôm Pênh rồi từ đó đi biển Hồ, Siem Reap nhưng ghe vừa khởi hành chưa được bao xa thì đã bị lực lượng Giang cảnh phát hiện, chặn lại khám xét rồi đuổi về. Đến sáng mùng 2 tết Nhâm Dần, ông lại cùng 18 đệ tử lặng lẽ xuống Châu Đốc, sang Campuchia. Nhưng khi đoàn của ông đến Phnôm Pênh thì bị cảnh sát bắt giữ vì nhập cảnh trái phép.

Nghe được tin này, cháu ruột ông Nam là bà Huyền (pháp danh Diệu Ứng - người mà năm 1971 sẽ đứng chung liên danh tranh cử tổng thống với ông, làm phó tổng thống) đã đến Ty Cảnh sát Kiến Hòa trình báo. Biết rằng cấp ty không giải quyết được, viên trưởng ty gọi lên Tổng nha Cảnh sát ở Sài Gòn. Cuối cùng, đích thân Trần Kim Tuyến phải can thiệp với Cảnh sát Campuchia nên ông "đạo Dừa" mới được thả. Wilbur E. Garrett viết: "Đảo chính lật đổ anh em Diệm Nhu nổ ra vào ngày 1/11/1963 thì chỉ 15 ngày sau, Nguyễn Thành Nam lên Sài Gòn. Lần này ông đi công khai với cờ quạt kèn trống vì lệnh giám sát ông đã tan theo cùng với sự sụp đổ của chính quyền họ Ngô. Tại trụ sở Hòa đồng tôn giáo ở Phú Lâm, ông "đạo Dừa" thảo một văn bản, đề nghị Hội đồng quân nhân cách mạng cho ông ra nước ngoài để gặp gỡ lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật…, bàn việc "hòa bình cho Việt Nam".

Văn bản gửi đi nhưng không hề có hồi âm bởi lẽ lúc đó, những người cầm đầu cuộc đảo chính trong Hội đồng quân nhân cách mạng còn phải giải quyết nhiều vấn đề nên hơi đâu mà họ để ý đến một người nửa điên nửa tỉnh như ông.

Không ra nước ngoài được, ông viết thư gửi Tổng thống Kennedy của Mỹ, Thủ tướng Wilson của Anh, Tổng thống Charles de Gaulle, Pháp…  thông qua Tòa Đại sứ của các quốc gia này ở Sài Gòn, đề nghị được tiếp kiến. Nhưng cũng như văn bản gửi Hội đồng quân nhân cách mạng, cho đến lúc ông chết (1990), "đạo Dừa" Nguyễn Thành Nam chưa bao giờ nhận được câu trả lời từ những nguyên thủ này.

Ngày 28/2/1964, khi tướng Nguyễn Khánh truất phế chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ rồi lên làm thủ tướng thì ngay lập tức, ông "đạo Dừa" lại viết thư gửi Nguyễn Khánh. Trong thư, ông đề ra thuyết "bất chiến tự nhiên thành" (nghĩa là không cần phải đánh nhau mà vẫn thành công). Ông cam kết nếu không thực hiện được, ông sẽ chịu mọi hình phạt của Chính phủ quốc gia và quốc tế (?!). Wilbur E. Garrett viết: "Ngày 12/3 năm ấy, khi biết tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là McNamara đến Sài Gòn, ông "đạo Dừa" cùng hai đệ tử xách hai chiếc lồng, một chiếc có một con mèo và một chiếc có một con chuột, đến Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn xin gặp Mc Namara. Thời điểm này, tôi đang đưa tin về chuyến đi của ông Bộ trưởng nên lúc nghe Thủy quân lục chiến Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ Tòa Đại sứ báo vào, rằng có một người ăn mặc rất dị hợm đi cùng hai người khác, muốn gặp bộ trưởng thì tôi biết ngay là Nguyễn Thành Nam…".

Wilbur E. Garrett bước ra. Thấy người quen, ông "đạo Dừa" mừng quá. Ông nói ông muốn gặp McNamara để nêu lên kế hoạch "bất chiến tự nhiên thành" và nếu McNamara nghe theo lời ông thì Việt Nam hết đánh nhau! Người Mỹ khỏi cần cử cố vấn và viện trợ súng đạn làm gì nữa.

Nhằm chứng minh cụ thể, ông "đạo Dừa" bắt con chuột cho vào lồng mèo. Xem chừng như gặp lại "người quen", con mèo chẳng những không ăn thịt con chuột mà còn tỏ vẻ thân thiện. Wilbur E. Garrett viết: "Chuyện ấy chẳng có gì lạ vì nếu đồng thời nuôi chung giữa chuột và mèo ngay từ lúc nó còn sơ sinh thì khi lớn lên, thường nó coi nhau như bạn". Tuy nhiên, báo chí Sài Gòn khi đó đã thổi phồng chuyện này, coi đây là hiện tượng lạ chưa từng thấy mà mục đích là để bán báo chứ không vì kế hoạch viển vông của ông "đạo Dừa". Với người Mỹ, họ coi ông là một kẻ tâm thần không hơn không kém!

Một góc cơ ngơi của ông đạo Dừa ở cồn Phụng. Ảnh: Wilbur E. Garrett.

Tháng 5/1965, "cậu Hai" tung ra một chiêu khác: Nửa đêm, cồn Phụng đột nhiên đèn đuốc sáng rực, tiếng chuông tiếng mõ khua inh ỏi rồi một chiếc xe hơi chạy hối hả về phía bến phà Rạch Miễu để đưa "cậu Hai" lên Sài Gòn chữa bệnh hiểm nghèo. Khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy rồi sau khi thăm khám, bệnh viện cử một y tá chuyển ông qua một bệnh viện khác trong lúc ông cứ nằng nặc xin ra nước ngoài điều trị, vì theo lời ông, ông mắc phải bệnh "trướng nước".

Lúc kể lại chuyện này với Thạc sĩ, bác sĩ Đào Trần Thái, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TP HCM, tôi đưa ông xem tấm ảnh chụp ông "đạo Dừa" khi vừa bước xuống xe. Nhìn tấm ảnh, bác sĩ Thái khẳng định đó là bệnh viện Chợ Quán (nay là bệnh viện Tâm thần TP HCM), chuyên điều trị… người điên vì bác sĩ Thái đã làm việc ở BV này từ trước tháng 4/1975. Bác sĩ Thái nói: "Như vậy là khi ấy, Chợ Rẫy đã xác định thần kinh ông Nam không bình thường".

Năm 1974, ông "đạo Dừa" lại gây ra một chuyện động trời nữa nhưng lần này nó chỉ liên quan đến cá nhân ông chứ không dính líu gì đến "hòa bình thế giới". Ông N. (lúc ấy là Quận trưởng Cảnh sát của một quận ở Kiến Hòa - Bến Tre ngày nay), hiện sống ở TP HCM kể tôi nghe là khi đó, ông cùng một số nhân viên sang cồn Phụng để truy nã một đối tượng hình sự. Tại đây, ông được biết có một gái mại dâm tên Mỹ, hành nghề tại Mỹ Tho, chẳng hiểu gặp chuyện buồn phiền chi đó nên cô ta tự tử.

Được cứu sống rồi được bà Huyền - cháu ruột ông "đạo Dừa" đưa về cồn Phụng nuôi dưỡng. Thế nhưng chỉ một thời gian sau, bỗng dưng ông "đạo Dừa" đưa cô này lên "đài bát quái" ở luôn với ông. Ông N. cho biết theo lời kể của bà Huyền thì hằng ngày, đệ tử của ông bỏ dừa, bắp, đậu, khoai, trái cây vào một cái giỏ để ông "đạo Dừa" kéo lên. Còn tất cả những thứ phóng uế của cả hai người, ông "đạo Dừa" cũng bỏ hết vào giỏ, thả xuống cho đệ tử mang đổ.

Hành động của ông đã khiến các đệ tử đâm ra nghi ngờ về những lời rao giảng của ông, nhất là khi ông chủ trương "đạo Dừa" là đạo "bất tạo con" - nghĩa là trai gái trần truồng sống chung với nhau nhưng không quan hệ tình dục. Từ đó nhiều người lặng lẽ ra khỏi đạo.

Cuộc cờ tàn

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đạo Dừa bị chính quyền Cách mạng cấm hoạt động vì lý do truyền bá mê tín dị đoan, cổ vũ lối sống thiếu lành mạnh. Toan tính vượt biên nhưng không thành, Nguyễn Thành Nam bị bắt và bị đưa đi học tập cải tạo nhưng chỉ một thời gian sau, do gia đình có đơn bảo lãnh và nhất là nhận thấy ông bị bệnh tâm thần nên ông "đạo Dừa" được tha, cho về sống tại xã Phú An Hòa.

Ông đạo Dừa nhìn tín đồ đặt biểu tượng âm dương vào "chiếc bàn hòa bình". Ảnh do nhà báo Tim Page chụp.

Ở yên vài năm, thấy tín đồ, bá tánh đến thăm ngày càng đông, "đạo Dừa" bắt đầu tái hoạt động. Nơi ở của ông biến thành trụ sở "Hòa đồng tôn giáo" với cờ xí xanh đỏ, với cả tượng Phật lẫn tượng Jesus! Bên cạnh đó, ông mua ghe rồi sửa chữa, sơn phết lại làm thuyền Bát Nhã để "tu", đồng thời lắp đặt hệ thống phát thanh trên ghe để truyền đạo "bất tạo con".

Trước sự việc truyền đạo trái phép, sặc mùi mê tín dị đoan của ông "đạo Dừa", chính quyền tỉnh Bến Tre đã ra quyết định yêu cầu ông Nguyễn Thành Nam ngưng ngay toàn bộ hoạt động phát thanh, tịch thu máy móc phương tiện, đưa ra kiểm điểm trước dân về những sai phạm của ông cùng một số đệ tử cốt cán. Lúc ấy, cũng đã có ý kiến đưa ông đi giám định tâm thần và nếu có kết quả thì buộc ông phải vào cơ sở chữa bệnh.

Mặc dù bị ngăn cấm, nhưng "đạo Dừa" vẫn lén lút hoạt động. Chiều ngày 12/5/1990, Công an Bến Tre kết hợp với chính quyền địa phương đến tận nơi hành đạo của "Hòa đồng tôn giáo", yêu cầu ông "đạo Dừa" chấm dứt ngay việc truyền bá mê tín dị đoan. Thế nhưng, một số đệ tử và người thân cận với ông đã ra mặt chống lại các cơ quan thi hành công vụ. Thấy căng thẳng, ông "đạo Dừa" bỏ lên gác để tụng kinh "bất chiến tự nhiên thành" nhưng một đệ tử đã kéo ông lại để "trực tiếp với chính quyền". Do động tác lôi kéo quá mạnh, mà ông nặng chưa tới 30kg nên "đạo Dừa" ngã xuống đất, chấn thương sọ não khiến ông qua đời tại bệnh viện vào sáng hôm sau, thọ 81 tuổi.

Hiện tại, tín đồ "đạo Dừa" chỉ còn vài người, hầu hết đã lớn tuổi. Tháng 5 vừa rồi, tôi về Bến Tre viết bài và ngày tôi về lại trùng hợp với ngày mất của ông "đạo Dừa".

Chiều hôm ấy, ngồi nhậu với mấy người bạn, một anh trong bàn kể rằng khi ông "đạo Dừa" bị bắt thì anh là quản giáo trại giam. Nghe đồn ông "đạo Dừa" chỉ ăn dừa, uống dừa nên hằng ngày, anh mở cửa buồng giam đưa cho ông, sáng 1 trái, trưa 1 trái, chiều 1 trái đã chặt sẵn.

Đến ngày thứ ba, lúc vừa đưa dừa vào thì ông "đạo Dừa" bỗng nói: "Cán bộ ơi, cho tôi xin cơm". Rất ngạc nhiên, anh hỏi: "Ủa, nghe nói ông tu theo "đạo Dừa", ăn dừa, uống dừa mà sao còn xin cơm?".

Ông "đạo Dừa" Nguyễn Thành Nam phều phào: "Dừa thì dừa nhưng cũng phải có chút cơm chứ!"

Vũ Cao

Với vai trò là đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Phó Trưởng ban Dân nguyện, tuy nhiên thay vì “công, chính, liêm, minh” nói lên tiếng nói của các cử tri, ông Lưu Bình Nhưỡng đã lợi dụng vị trí, quyền hạn của mình để “bảo kê” cho một số đối tượng kiểu “xã hội đen” cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp. Sự đan chéo lợi ích nhuốm mùi tiền giữa các đối tượng đã khiến cựu ĐBQH trên bất chấp quy định, bẻ cong luật pháp để trục lợi cá nhân.

Chiều 26/12/2024, tại Họp báo thông báo tình hình kết quả công tác Công an năm 2024 do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thông tin về xử lý vụ việc liên quan quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump để cải thiện quan hệ nếu Washington có ý định nghiêm túc thực hiện điều đó và Mỹ phải là người hành động trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 26/12 nhấn mạnh.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, cho biết: Liên quan đến vụ án tại Tạp chí Môi trường và Đô thị, ngày 25/12, đơn vị đã khởi tố thêm 9 bị can, đồng thời triệu tập 20 đối tượng để mở rộng điều tra.

Chiều 26/12, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã phối hợp với Công an huyện Đức Trọng bắt giữ B.V.L (SN 1994), để điều tra, làm rõ các loại hóa chất dùng để chế tạo pháo nổ trái pháp luật.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thiếu tướng Phan Mạnh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết: Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 16 đối tượng, trong đó có 12 đối tượng là nhân viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai về hành vi môi giới, đưa và nhận hối lộ.

Chiều 26/12, tại họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác Công an năm 2025 của Bộ Công an, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố thêm 5 bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ liên quan vụ án Phúc Sơn.

Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 26/12 cho biết đã phá vỡ một số âm mưu của các cơ quan tình báo Ukraine nhằm ám sát các sĩ quan cấp cao của Nga và gia đình họ tại Moscow bằng cách sử dụng bom được ngụy trang thành sạc dự phòng hoặc cặp tài liệu, Reuters đưa tin.

Ngày 26/12, Công an quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) thông tin, đơn vị vừa bắt nữ đối tượng bị truy nã đặc biệt Phạm Thị Hiền (SN 1979, trú Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Đây là đối tượng bị TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nhưng đã bỏ trốn từ tháng 8/2024.

Chiều 26/12, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, liên quan đến vụ gần 3.000 tấn giá đỗ ngậm hoá chất ở Đắk Lắk, cơ sở sản xuất cung cấp hàng trăm kg mỗi ngày cho Bách Hoá Xanh, Công ty cổ phần thương mại Bách Hóa Xanh đã có văn bản báo cáo gửi Sở và các hệ thống phân phối.

Thực hiện kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mùa khô 2024-2025, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại thôn Trường Phước, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Đội quy tập 584, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã tìm kiếm, cất bốc được 1 hài cốt liệt sĩ tại vườn nhà ông Trần Thái Hoà.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文