Nữ giao liên tình báo Vũ Chi Lan

09:59 23/04/2008
Kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975-30/4/2008)

Những vị khách giấu mặt

Dẫu không có một lời thề thốt như “Tam anh kết nghĩa vườn đào”, nhưng tình cảm giữa tôi và chị còn hơn thế.

Tôi được gặp và sau này trở thành người thân của chị trong bối cảnh như thế này: Đầu năm 1966, tôi được cử về nhận công tác tại “B48” - một cụm tình báo chiến lược hoạt động ở cửa ngõ phía đông - bắc Sài Gòn. Căn cứ bám trụ lúc đó tại rừng Vĩnh Lợi, thuộc Châu Thành, tỉnh Bình Dương (Thủ Dầu Một cũ).

Cả đơn vị chỉ có mình tôi là người miền Bắc nên được anh em rất quý mến, cụm trưởng có vẻ “cưng” hơn. Tôi ngầm hiểu hình như được “đặc cách” tiếp xúc một số vị thuộc diện “trùm khăn che mặt” mỗi khi từ thành về căn cứ.

Để giữ bí mật theo nguyên tắc “cự ly ngăn cách” các anh, các chị đều phải nghiêm túc thực hiện như vậy. Trong đơn vị, chỉ có lãnh đạo cụm và tổ trinh sát địa bàn trực tiếp đi đón các vị này mới được “tỏ mặt, rõ hình”.

Một chiều, tôi đang cùng anh em sửa lại hầm làm việc của bộ phận điện đài thì được cô cấp dưỡng gọi ra thì thào: “Anh Ba Dương ơi! (tên thường gọi của tôi thời đó) cụm trưởng biểu chiều nay tổ trinh sát đi công tác về muộn, anh mang dùm cơm sang chỗ chị Tư”. - “Tư nào?”. - “Chị Tư Ló ở trong “khu mật” chỗ cây xăng lẻ đó”.

Thời đó, căn cứ của các cụm tình báo khi xây dựng bao giờ cũng phải có một khu vực dành riêng cho cán bộ hoạt động hợp pháp khi cần thiết phải về đơn vị. Ở đó có hầm ngủ, lán nghỉ và có cả bàn ghế đàng hoàng. Cố nhiên đó là những bộ bàn ghế được bện bằng cây rừng, cột chôn xuống đất.

Tôi vào “khu mật”. Khi còn cách mấy chục mét đã phát hiện “chủ nhân” đang ngồi khâu vá trên bàn. Bởi nghe tiếng động, chị vội thu gom đồ đạc “trốn” ngay xuống hầm. Một động tác quá thuần thục vì đã quá nhiều lần phải “ẩn mình” như thế, cho tới khi xác định “an toàn” mới ló lên khỏi mặt đất. Mãi sau này, tôi mới được biết cái biệt danh “Tư Ló” của chị là vậy chứ thực ra chị là Tư Thu - tên thật là Vũ Chi Lan.

Khi đã sắp xếp xong, tôi khẽ hắng giọng, lên tiếng:  “Em được giao nhiệm vụ đem cơm vào, xin mời chị...”.

Chị “Ló” lên khỏi cửa hầm, thon thả trong bộ bà ba đen cùng mái tóc đen dày búi tròn sau gáy càng tôn thêm vẻ đẹp nền nã ở cái tuổi ngoài 40 của chị. Chị ngồi xuống bàn, ngước nhìn tôi, nhỏ nhẹ: “Nghe nói em từ Bắc vô. Quê ở tỉnh nào vậy?”. Tôi ngồi xuống ghế đối diện. “Dạ... em quê Sơn Tây, mới vào được mấy tháng...”.

Chị lại ngước nhìn tôi: “Cha! Giỏi không!... Vượt Trường Sơn mà vẫn khỏe mạnh như vầy là rất tốt. Qua hết Phùng là tới xứ em phải không?”. - “Dạ đúng! Mà sao chị rành vậy?”. - “Chị cũng mới vô được mấy năm". - “A!... Tôi thốt reo lên - thì ra chị là cán bộ tập kết!”.

Tôi được bố trí ở bộ phận cơ yếu, tổng hợp nên thường được biết lịch liên lạc với nội đô và thông tin giữa cụm với cấp trên. Hai tuần sau, được biết chị vào thành và đã trở về căn cứ. Chừng một tiếng đồng hồ sau, anh em trinh sát đã “triệu” tôi vào "khu mật".

Tôi choáng ngợp trước chiếc bàn với bao loại trái cây - những măng cụt, vú sữa, chôm chôm, điều, boòng boong, mãng cầu xiêm... toàn những thứ tôi chưa được thưởng thức bao giờ. Chị vui vẻ tuyên bố: “Bữa nay, chị ráng xách về để cậu Ba Dương biết trái cây miền Nam. Mấy em ăn đi, hướng dẫn cho Ba Dương biết cách ăn, trái cây này ngoài Bắc không có đâu.

Tết năm đó, đơn vị chuẩn bị rất chu đáo. Bố trí để một số đồng chí trong thành về ăn tết với anh em. Không ngờ ngày 28 tết, một trận bom địch “cuỗm” đi hết. Căn cứ tan hoang, phải chạy sang Bến Cát tá túc tại căn cứ của một đơn vị nào đó đã bỏ đi từ lâu trong một cánh rừng có tên là Bào Chữa.

Đoàn quân di chuyển đêm hôm đó có khách ở thành về, ngoài chị Tư Thu, tôi biết còn một vị nữa. Dù không được “trực diện dung nhan” nhưng chắc chắn là nam giới với vóc dáng to, cao dềnh dàng.

Dù là căn cứ tạm thời, nhưng vẫn phải sắp xếp thành 2 “khu mật” riêng biệt.

Cả năm ky cóp chuẩn bị cho tết giờ thành công toi, chúng tôi ăn một cái “tết chay”, chỉ có cơm ăn với tương chao, rau rừng. Đời chinh chiến quen rồi. Chỉ thương cho mấy cán bộ nội thành.

Tôi tạt vào “khu mật”, góp sức sửa sang căn hầm cho chị Tư Thu. Gặp tôi, chị mừng quýnh. Hai mắt đỏ hoe. Anh em nói nhỏ với tôi: “Chị Tư vừa khóc đó. Chị nói thật tội nghiệp thằng Ba Dương. Lẽ ra những ngày này nó sum vầy với gia đình. Vì ba cái thằng Mỹ “mắc dịch” mà nó phải chịu cực như vầy”. Hôm đó, tôi ở lại chỗ chị lâu hơn để được nghe chị tâm sự về gia cảnh.

Là con duy nhất trong gia đình, cha là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Mẹ sống ở Sài Gòn, buôn bán vặt để nuôi thân. Tâm sự của chị hôm đó như là những lời nhắn gửi đầy niềm tin của người chị đối với đứa em - “Chiến tranh sẽ ngày càng ác liệt. Nếu chị có bề nào, khi đất nước thanh bình em nhớ tìm về 47 đường Xóm Chiếu, Khánh Hội, Sài Gòn thăm má”. Kết thúc chiến tranh, năm 1978 tôi có tìm tới địa chỉ trên mới hay chị đã đưa cụ về sinh sống ở Biên Hòa.

Thời kháng chiến chống Pháp, chị công tác ở Hội Phụ nữ tỉnh Thủ Dầu Một, yêu một cán bộ tuyên giáo. Anh là Võ Thế Đại (Ba Đại). Hai người cưới nhau được ít tháng thì chị lên đường tập kết ra Bắc. Anh bám trụ chiến trường hoạt động và năm 1958 bị địch bắt, đày đi Côn Đảo và nghe tin đã bị chúng thủ tiêu. Ra Bắc, chị được bố trí công tác ở Trường đại học Sư phạm I Hà Nội nhưng ngày đêm đau đáu nhớ về phương Nam.

Sau cái mốc thời gian 2 năm tổng tuyển cử bị kẻ địch bội ước, chị lại cháy bỏng ước mong được trở về Nam chiến đấu và niềm mong ước ấy đã thành hiện thực. Đó là vào một buổi chiều, hiệu trưởng gặp riêng chị thông báo một tin hết sức bất ngờ: “Tổ chức trung ương có quyết định điều động chị đi nhận công tác mới. Khẩn trương chuẩn bị, ngày mai sẽ có cán bộ cơ quan sang đón”.

Một điều ngỡ ngàng đối với chị là cơ quan mới lại là một đơn vị vũ trang có tên là: “Cục Nghiên cứu Bộ Tổng tham mưu” và tới khi vào lớp huấn luyện nghiệp vụ chị mới biết đó là lực lượng tình báo. Chị được đào tạo chuyên sâu về công tác “giao thông liên lạc” hoạt động hợp pháp ở các đô thị miền Nam. Đây là một “mắt xích” hết sức quan trọng - Cơ sở điệp báo dù có chui sâu, leo cao và tin tức thu được quan trọng tới đâu mà tắc nghẽn giao thông liên lạc giữa cơ sở nội thành và trung tâm thì tin tức trở thành vô nghĩa. Ấy là chưa kể tới “sự cố” xảy ra uy hiếp an toàn giao thông, tài liệu lọt vào tay địch thì tới 99% là cơ sở nội thành bị lộ.

Kết thúc khóa huấn luyện, chị được cử vào chiến trường bổ sung cho một cụm tình báo mới thành lập để rồi trở thành cán bộ giao thông “gạo cội” của đơn vị với nhiều “vai diễn” xuất sắc qua mắt kẻ địch.

Từ một cô giáo bậc trung học về thăm quê; một nhà nghiên cứu đi thư giãn vùng kinh rạch trong ngày nghỉ; có khi lại đĩnh đạc trong vai một “mệnh phụ phu nhân” cùng “đức lang quân” là một nhà kinh doanh “cỡ bự” về miệt vườn Lái Thiêu thăm bạn hữu. Tất cả các chuyến đi chị đều mang theo tài liệu và đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Phái viên đặc biệt

Trở lại với vị khách nam tháp tùng đoàn quân chuyển cứ cái đêm giáp tết năm trước - trong đơn vị, ngoài lãnh đạo cụm, tổ trinh sát địa bàn và một nữ giao thông - người được giao nhiệm vụ đón ông mới được gặp trực tiếp. Còn lại, duy nhất có tôi là được biết sơ sơ ngay từ khi ông chưa đặt chân về căn cứ. Có lẽ vì thế mà lần này tôi lại may mắn được gặp ông.

Ông là Hai Thăng (mãi sau này khi đã trở thành thân thiết tôi mới biết tên thật là Huỳnh Thăng Quang). Quê ở vùng Cù Lao Ba Xã thuộc Vĩnh Long. Một miền quê trù phú bên bờ sông Cửu Long.

Hai Thăng được Cục II cử vào chiến trường bổ sung cho Cụm B48 và đóng vai phái viên của mặt trận “tấn công, dứt điểm một mục tiêu quan trọng”. Đó là viên Trung tá - Cục phó một cục nghiệp vụ trong Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa với bí số “L19”. Nhiệm vụ của anh là phải gặp trực tiếp để thuyết phục, cảm hóa anh ta trở thành cơ sở bí mật nằm trong tổ chức địch hoạt động theo chỉ đạo của ta.

Quả là một chuyến đi đặc biệt và đầy mạo hiểm. Vì vậy, “phái viên” cũng phải đi bằng một con đường “đặc biệt” - từ Hà Nội, Hai Thăng đáp máy bay đi Nam Vang (Campuchia) rồi từ đó chuyển  máy bay đi Sài Gòn. Cố nhiên là tổ chức phải chuẩn bị bình phong hợp pháp vững chắc cho anh.

Từ giấy tờ tùy thân, căn cước, “câu chuyện ngụy trang”... tới nếp sống, sinh hoạt của Sài Gòn lúc đó. Và, đương nhiên anh phải dày công tìm hiểu, nghiên cứu, tập luyện để trở thành một “cư dân Sài Gòn thứ thiệt”. Điều quan trọng hơn, đó là phải tìm hiểu thật sâu, thật kỹ về “L19”. Từ hoàn cảnh gia đình tới tâm lý, tình cảm của anh ta. Đặc biệt là tình cảm của “L19” đối với cha anh ta, được gọi theo biệt danh là “ông già miệt vườn”, ông là người có tình cảm với cách mạng, với những người tham gia kháng chiến; ghét ngoại bang xâm lược. Vì vậy, ông đã tìm cách liên hệ với cách mạng, cầu mong cách mạng cứu vớt con ông ra khỏi vũng lầy tội ác...

Người được cử đi đón “phái viên” chính là Tư Thu.

Hôm ấy, chị diện áo dài trắng, bóp đầm, ra dáng quý phái cùng “đức lang quân” về thăm quê ở vùng cây trái trứ danh. Họ nhận nhau bằng ám, tín hiệu và mật khẩu theo quy ước từ trung tâm.

Theo lịch trình, cán bộ giao thông sẽ đưa “phái viên” về thẳng nhà “ông già miệt vườn”. Tối hôm đó, “phái viên” và ông già bàn kế hoạch tiếp xúc “L19”. Tư Thu ở nhà chờ “phái viên” trở lại rồi đưa về căn cứ. Sáng hôm sau “hai cậu cháu” (quan hệ ngụy trang giữa cha của “L19” và Hai Thăng) đón xe đò đi Sài Gòn và về thẳng nhà "L19". Hai Thăng ngồi chờ tại phòng khách. Ông già lên lầu gặp con trai. Phải tới mươi, mười lăm phút sau “L19” xuất hiện trong chiếc áo môngtagút màu cánh kiến, rất hợp với nước da bánh mật của anh ta.

Hai người gật đầu chào nhau. “L19” ngồi đối diện Hai Thăng, nhẹ nhàng chuyển ly nước lọc về phía khách. Một không khí im lặng bao trùm căn phòng. “L19” để 2 tay trên bàn, mặt hơi cúi xuống. Bỗng nhiên anh ta ngẩng lên nhìn Hai Thăng, giọng uy nghiêm, đe dọa.

- Nè! Tôi hỏi thiệt, ông có biết ông đang ngồi đây là ở đâu không?... - Anh ta chỉ tay về phía chiếc điện thoại - Tôi chỉ cần nhấc ống nghe lên là ông sẽ bị bắt liền.

Hai Thăng nhếch miệng cười, ngả lưng vào thành ghế, gương mặt quắc thước hơi ngước lên, đôi chân mày lưỡi mác như nhíu lại gần nhau, ném cái nhìn xói vào mắt “L19”:

- Câu hỏi và những điều anh vừa nói không đúng tầm của một sĩ quan đeo lon Trung tá như anh. Ngài Cục phó nên biết rằng, tôi là phái viên đặc biệt, được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cử vô đây. Ngay từ khi rời vùng giải phóng đặt chân lên phần đất tạm thời do chính quyền Sài Gòn kiểm soát là tôi có thể bị bắt bất cứ lúc nào cần chi phải đợi tới lúc này.

“L19” cũng từ từ ngả lưng vào thành ghế, lại ngước mắt nhìn Hai Thăng, đầu gật gật - “Hiểu... Hiểu... tôi hiểu chớ”... nhưng mà nè... tôi hơi tọc mạch một chút, muốn hỏi ngài phái viên, bên phía Việt Cộng ông giữ chức vị gì mà dám vô đây gặp một sĩ quan tầm cỡ như tôi?...”.

- Ồ... - Hai Thăng khẽ thốt lên - một câu hỏi đầy chất ngạo mạn của một sĩ quan quân lực “Việt Nam Cộng hòa” - Hai Thăng dựng thẳng lưng, hai tay nhịp nhịp xuống bàn - “Lịch sử quân sự, nói về những cuộc tiếp xúc, thương thuyết giữa 2 phía, người ta đã rút ra một nguyên tắc gì nhỉ... à... phải rồi, đó là “đối  tướng, đối binh...”. Ngài Trung tá, Cục phó thừa hiểu, một khi cấp trên cử tôi vô tận sào huyệt đối phương để gặp anh. Vì nể tình ông già nhà ta, chứ thực ra là để gặp những người còn là cấp trên của anh. Vậy, chẳng lẽ người ta lại cử một người mà trình độ về mọi mặt lại chỉ bằng hoặc kém hơn đối phương. Phải vậy không?...”.

Đây là tình huống bất ngờ, ngoài dự kiến mà Hai Thăng phải ứng phó theo “giải pháp tình thế”. Thực ra hàm, cấp thời đó của lực lượng Tình báo “thuộc diện quá khiêm tốn”. Hầu hết các cụm trưởng chỉ cỡ đại úy, thiếu tá thôi thì cấp bậc của anh không thể cao hơn Cụm trưởng. “L19” ngồi thừ ra, khuôn mặt chữ điền chùng xuống, hai khóe mắt rưng rưng. Bỗng nhiên, anh ta đứng dậy, cúi gập người, nắm chặt tay Hai Thăng miệng lập bập:

- Anh... Anh Hai!... Xin hãy bỏ qua cho những lời khiếm nhã vừa rồi. Thiệt tình thằng em... chỉ là giỡn với anh... - Hai Thăng vội xua xua tay:

- Không có chi... không có chi... hãy ngồi xuống, còn nhiều chuyện tôi cần nói với anh.

“L19” ngồi xuống, lại ngước nhìn khách, một cái nhìn e ngại.

Trầm ngâm giây lát, Hai Thăng tiếp lời, chất giọng trầm ấm của anh không phải chỉ dành cho người đối diện mà còn là tự sự với chính mình.

                                 (Xem tiếp ANTG số 749, thứ Tư ra ngày 23/4/2008)

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文