Pearl Cornioley - nữ điệp viên Pháp từng bị rao giá 1 triệu Franc

13:00 04/08/2008
Pearl Cornioley, người phụ nữ nhảy dù xuống vùng đất nước Pháp bị quân Đức chiếm đóng để làm nhiệm vụ giao liên cho quân kháng chiến Anh và Pháp, và chỉ huy 3.000 chiến sĩ bí mật, đã qua đời ngày 24/2 năm nay ở Loire Valley nước Pháp, lúc 93 tuổi.

Cornioley thường xuyên đối mặt với nguy hiểm khi đóng vai nữ nhân viên bán hàng mỹ phẩm và có lần suýt bị một chỉ huy quân kháng chiến bắn chết vì nghi ngờ danh tính của bà. Bọn Đức sợ hãi Pearl Cornioley đến mức chúng đã trao giải thưởng 1 triệu franc cho ai bắt được bà!

Pearl Witherington Cornioley sinh trưởng trên đất Pháp. Mật danh của bà là Wrestler, tên trong chiến đấu là Pauline và trong những nhiệm vụ truyền tin đến Anh là "Marie". Cornioley là điệp viên của đơn vị tiến hành những chiến dịch đặc biệt, SOE, của Anh, được thành lập để hỗ trợ và phối hợp chiến đấu với các quốc gia bị quân Đức chiếm đóng ở châu Âu.

Những thành viên của SOE bao gồm đủ mọi thành phần, từ trí thức, doanh nhân đến nhà báo. SOE đặc biệt tuyển mộ phụ nữ vì lý do đơn giản là họ ít bị nghi ngờ và thậm chí một số người còn có khả năng thu thập thông tin tình báo xuất sắc. Pearl Cornioley là nữ điệp viên nổi bật nhất của SOE.

Trong cuốn sách "Set Europe Ablaze", tác giả E.H. Cookridge gọi Cornioley là "một trong những trụ cột chính của mạng lưới SOE". Về sau Cornioley là người phụ nữ duy nhất lãnh đạo SOE. 

Peasl Witherington Cornioley sinh ngày 24/6/1914 tại Paris. Cha mẹ là người Anh nhập cư sang Pháp. Cha của bà - làm việc cho một công ty của Thụy Điển và thường xuyên đi khắp thế giới do yêu cầu công việc - là người nghiện rượu nặng và thói quen tiêu xài hoang phí của ông đã làm gia đình tan vỡ.

Lớn tuổi nhất trong số 4 cô con gái trong gia đình, năm 17 tuổi bà bắt đầu làm thư ký và dạy tiếng Anh vào ban đêm để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Khi quân Đức xâm lược nước Pháp vào năm 1940, bà đang làm việc đánh máy tốc ký trong Sứ quán Anh. Tháng 12 cùng năm bà quyết định sơ tán cả gia đình, đi về miền Nam Tây Ban Nha đến  Gibraltar và từ đây đáp tàu đến Liverpool vào tháng 7/1941.

Ngày 8/6/1943, bà gia nhập SOE và sau đó được gửi đến Pháp để hoạt động tình báo. Sau 7 tuần huấn luyện, đêm ngày 22 rạng sáng 23/9/1943, bà nhảy dù xuống đất Pháp, gần Châteauroux miền Nam Loire. Hai vali đựng hành trang của bà không may đã thất lạc khi nhảy dù xuống một con hồ.

Vài giờ sau, bà gặp đội du kích có tên gọi "Stationer" và bắt đầu làm việc chung với vị hôn phu tương lai người Pháp của mình, tên là Henri Cornioley, tù nhân đào thoát khỏi một trại tập trung của Đức Quốc xã và gia nhập quân kháng chiến.

Lúc đầu bà lấy tên Genevieve Touzalin với lý lịch là nữ nhân viên đại diện cho một hãng mỹ phẩm. Nhiệm vụ của bà lúc đó là cung cấp thông tin tình báo cho nhóm quân kháng chiến của Maurice Southgate.

Để hoàn thành nhiệm vụ, bà phải mang thông điệp đi trên những con tàu lạnh lẽo trong nhiều đêm liền. Tháng 2/1944, bà bị kiệt sức vì bệnh thấp khớp và chỉ hồi phục sau một tháng dưỡng bệnh.

Đến tháng 5/1944, tình hình biến chuyển xấu đi. Chỉ huy đội du kích Southgate bị Gestapo bắt giữ và Pearl Cornioley phải thay thế để lãnh đạo đội quân kháng chiến bao gồm 2.600 người.

Thời điểm nguy hiểm nhất của bà bắt đầu vài ngày sau cuộc đổ bộ của quân đồng minh vào Normandy. Bà nói: "Chúng tôi bị 2.000 tên lính Đức tấn công dữ dội vào ngày 11-6 lúc 8 giờ sáng và một nhóm nhỏ quân du kích vốn không được huấn luyện và súng ống thô sơ đã lao vào cuộc chiến đấu kinh khủng".

Trận chiến ác liệt kéo dài 14 giờ và kết quả là quân Đức mất 86 mạng, còn quân du kích thiệt hại 24 người. Bản thân bà phải trốn trong ruộng ngô chờ cho đến khi quân Đức rút khỏi trận địa. Bà sống sót sau trận chiến, nhưng 32 đội viên du kích đã rơi vào tay quân Đức và số người này mất tích mãi mãi. Đến 4 tháng sau bà tổ chức lại đội ngũ và bắt đầu tiến hành nhiều chiến dịch phá hoại các tuyến liên lạc của quân Đức.

Henri và Cornioley hợp tác làm việc rất ăn ý với nhau. Tình yêu của bà và chiến tranh đã gây cảm hứng cho nhà văn Sebastian Faulk đã viết nên cuốn tiểu thuyết "Charlotte Gray" năm 1998.

Năm 2001, cuốn sách được đạo diễn Gillian Armstrong chuyển thể thành bộ phim cùng tên với ngôi sao Cate Blanchette.  Bà nhấn mạnh, tình yêu lãng mạn không là động cơ thúc đẩy bà bước vào cuộc chiến đấu cam go.

Trong cuộc phỏng vấn của tờ Telegraph, bà nói: "Tôi không đặt cuộc sống của mình vào nguy hiểm chỉ vì để được ở bên Henri". Tháng 10/1944, cả hai đến London và làm lễ cưới. Chiến tranh kết thúc, hai vợ chồng trở lại Paris, ở đây chồng bà hành nghề dược sĩ  và bà làm thư ký cho Ngân hàng Thế giới. Ông Cornioley qua đời năm 1999 và bà Cornioley tiếp tục sống với cô con gái, Claire.

Năm 1997, bà Cornioley cho xuất bản tập sách hồi ký của mình, dưới sự giúp đỡ của nhà báo Hervé Larroque

Thanh Phong (tổng hợp)

Chiều 7/7, dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Công an, Bộ Công an đã tổ chức họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an một số địa phương.

Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Bộ Công an) vừa qua có quyết định về việc cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP (đối tác công tư) với Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Nhiên King Green (Công ty King Green).

Liên quan đến vụ án Mr Pips Phó Đức Nam, tại buổi họp báo của Bộ Công an tổ chức chiều 7/7, Trung tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, đã bắt giữ vợ của Lê Khắc Ngọ, tức Mr Hunter, đồng thời thu giữ nhiều tài sản, bất động sản của liên quan đến vụ án.

Trả lời câu hỏi của báo chí về vụ án xảy ra tại Tổng Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và các đơn vị liên quan, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an cho biết, hiện đã khởi tố nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của PJICO.

Tại buổi họp báo của Bộ Công an chiều 7/7, Đại tá Nguyễn Công Khôi, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an cho biết, không khởi tố vụ án hình sự tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (Công ty C.P. Việt Nam) do không có cơ sở kết luận Công ty C.P. Việt Nam “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”.

Người dân sống tại cư xá Độc Lập đang huy động người thân dọn dẹp lại nhà cửa sau vụ cháy để ổn định cuộc sống. Hiện trường vụ cháy vẫn đang được phong tỏa, công tác điều tra vẫn đang được tiến hành, nhiều đoàn thể đã chung tay cùng với gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.