Theo dấu Mekong: Thượng nguồn hùng vĩ

10:33 20/12/2020
Như ý nghĩa tên gọi của nó "Sông Mẹ" trong tiếng Lào và tiếng Thái, Mekong là nguồn sống của hơn 65 triệu dân. Trong lưu vực sông Mekong, các quốc gia có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm tự nhiên cũng như khí hậu nhiệt đới gió mùa và tập quán canh tác nông nghiệp. Văn hóa cũng ảnh hưởng lẫn nhau với sự đồng điệu trong kiến trúc đền chùa, trong văn hóa ẩm thực, các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian...

Mỗi khi nhắc đến những dòng sông, tôi đều liên tưởng đến những lạch nguồn chảy từ miền trầm tích, đưa nước lành và phù sa mát ngọt về bồi đắp nên bao vùng quê trù mật. Với gần bốn trăm con sông được định tên trên lãnh thổ Việt Nam, các dòng chảy ấy cứ ngạo nghễ bắt nguồn từ biên giới, vượt qua thác ghềnh, qua châu thổ rồi hiền hòa tan chảy vào biển Đông mặn mòi. Xuôi Bắc ngược Nam, hành trình của những dòng sông luôn đem lại những vần thơ hay nhất, những nốt nhạc đẹp nhất của mỗi vùng quê. Và Mekong cũng là khởi nguồn của hàng chục con sông chảy trên đất Việt.

Một nhà khoa học đã ví von, nếu Trái Đất là một cơ thể sống thì sông chính là những mạch máu trên cơ thể Mẹ Trái Đất. Hẳn rồi, bởi sông mang nước và phù sa bồi đắp châu thổ, chuyển hoàn dinh dưỡng, làm sống lại các vùng đất khô cằn và hỗ trợ hệ sinh thái của hành tinh. Sông chuyên chở khoáng thạch, hoàng thổ nơi quan san kết nối với trầm tích hải hà biển cả dưới đáy đại dương. Sông mang trong mình triệu triệu mầm sống, tạo nên nguồn lợi thủy sản đa dạng cho con người… 

Với gần bốn trăm con sông được định tên trên lãnh thổ Việt Nam, các dòng chảy ấy cứ ngạo nghễ bắt nguồn từ biên giới, vượt qua thác ghềnh, qua châu thổ rồi hiền hòa tan chảy vào Biển Đông mặn mòi. Xuôi Bắc ngược Nam, hành trình của những dòng sông luôn đem lại những vần thơ hay nhất, những nốt nhạc đẹp nhất của mỗi vùng quê. Nên sẽ không ngoa khi nói dòng Mekong là một kinh mạch lớn với những giá trị kiến tạo không thể thay thế.

Như ý nghĩa tên gọi của nó "Sông Mẹ" trong tiếng Lào và tiếng Thái, Mekong là nguồn sống của hơn 65 triệu dân. Trong lưu vực sông Mekong, các quốc gia có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm tự nhiên cũng như khí hậu nhiệt đới gió mùa và tập quán canh tác nông nghiệp. Văn hóa cũng ảnh hưởng lẫn nhau với sự đồng điệu trong kiến trúc đền chùa, trong văn hóa ẩm thực, các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian...

Nguồn vàng trắng phong phú tại thượng nguồn sông MeKong.

Nhớ đến những nẻo đường biên giới đã từng qua, mới giật mình nhận ra mình đã gặp rất nhiều chi lưu của dòng sông ấy trải dài trên lãnh thổ Việt Nam từ Bắc vào Nam. Ngoài dòng Cửu Long uốn khúc chín đầu rồng, tạo nên Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích bốn triệu ha, thì tôi cũng đã từng đến Thượng Xê Xan, Thượng Sêrêpốc của Tây Nguyên. Hay huyện Hướng Hoá, Quảng Trị có một phần diện tích nằm trong lưu vực sông Mekong với dòng Xê A Sáp đổ vào Sê Kông chảy dọc tỉnh Sê Kông và vùng lòng chảo Điện Biên là con sông Nậm Rốm bắt nguồn từ vùng núi cao Mường Phăng đổ vào sông Nậm Ư của Lào.

Vậy là khoác ba lô, máy ảnh lên đường khám phá dòng Sông Mẹ của hàng trăm dân tộc thuộc con dân của sáu quốc gia Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Để lắng mình trong rực rỡ sắc màu văn hóa nghìn năm được con người kiến tạo trên lưu vực sông, để cúi đầu cảm nhận những trầm luân mà con người nghìn năm qua đã khắc chế thiên nhiên, cùng thiên nhiên làm nên cây lành trái ngọt... Và còn để thấy dòng sông huyền thoại đang dần trở nên nhỏ bé trước sự tham lam tàn phá của con người.

Đáp máy bay đi Vân Nam, chúng tôi không theo tour du lịch thông thường mà tự mình thuê một chiếc ô tô nhỏ để lên đường đến Thanh Hải. Nhà báo Chu Khiết, một cây bút tự do của Thành Đô qua lời giới thiệu của một người bạn là Tùy viên quốc phòng Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã tình nguyện dẫn đường đưa chúng tôi đi. Vượt một chặng đường dài hơn 1.000 ki-lô-mét, chúng tôi chính thức bước vào địa giới của cao nguyên Tây Tạng, hai bên đường xe chạy thấy được dáng vẻ mềm mại, xanh ngát của những hàng liễu cao, loài cây biểu tượng của Tây Ninh - một tỉnh lỵ của Thanh Hải.

Trên hành trình, điều chúng tôi cảm thụ rõ nét chính là sự kỳ vĩ của cảnh quan, sự tráng lệ của văn hóa truyền thống, sự đa dạng của nghệ thuật mà những cư dân thuộc thành phần các dân tộc nơi đây đã sáng tạo và gìn giữ suốt mấy nghìn năm qua. Chu Khiết tranh thủ đưa chúng tôi đi thăm chợ Nhiệt Cống, dịch nghĩa là "Thung lũng Vàng" để có thể mua những món đồ thủ công đặc sắc như tranh tường, đồ thêu tay và đặc biệt nhất là Thang Ka - loại tranh cuộn thêu hình các vị Phật của tôn giáo Tây Tạng trên vải  satin nhiều màu sắc.

Cứ di chuyển liên tục như thế, sau ba ngày, chúng tôi đã có thể đến được vùng núi Quốc Trung Mộc Sách thuộc tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Chỉ có thể đứng nhìn để hình dung hành trình tìm về với biển của dòng phù sa ấy đã trải qua biết bao khắc chế của địa hình, địa vật chứ không đủ thời gian và sức khỏe để lên tận khe suối nằm khuất tít sau trùng trùng thâm u. 

Ông chủ quán trọ người Tây Tạng dưới chân Quốc Trung Mộc Sách có cái tên rất khó đọc là Trison Dantsu chỉ khoảng hơi nước mù mịt bốc lên phía xa bảo rằng, con sông này người địa phương đặt tên là Dza Chu, có nghĩa là Trát Khúc. Càng đi về phía thượng nguồn, Mekong càng dữ dằn, hoang dã, nước gầm gào, sôi réo quanh năm. Có lẽ bởi vì thế mà trên địa phận Trung Quốc, sông Mekong có tên gọi là Lan Thương Giang, mang nghĩa là "con sông cuộn sóng".

Hệ thống sông Mekong vừa là nguồn sống, vừa là kênh giao lưu giao thương tấp nập.

Qua khỏi địa phận Trung Quốc, Mekong hạ độ cao từ nghìn mét xuống còn 400 - 500 mét so với mực nước biển ở biên giới Lào với Myanmar và Lào với Thái Lan. Suốt mấy trăm ki-lô-mét, sông vẫn miệt mài chảy giữa rợn ngợp thành quách đá. Có cảm giác rằng, sông phải khó khăn, nhẫn nại lắm mới vượt qua được những trận địa đá để trổ đường ra biển lớn. "Giang hồ vặt" như tôi không đủ can đảm để bám theo dòng sông, chỉ có thể chọn một vài điểm đến để cảm nhận "tình phù sa tuy đục mà trong" của dòng sông đã mang lại sự sống cho con người một dải đất rộng dài Đông Nam Á.

 Điểm đến tiếp theo của tôi chính là cố đô Luang Frabang với Hoàng cung của các triều đại vua Lào trong quá khứ. Leo 329 bậc đá lên ngọn núi đơn độc Pu Si, toàn cảnh cố đô yên bình và tịnh lệ hiện ra trong tầm mắt, và dòng Mekong uốn lụa làm đường phân ranh đất nước Lào với nước bạn Thái Lan. Cô hướng dẫn viên người Lào tên Chăn Thi May dáng vẻ căng mọng như búp hoa Chăm-pa ngậm sương nói tiếng Việt rất giỏi bởi đã nhiều năm học tiếng Việt tại trụ sở Hội Người Việt Nam ở Luang Frabang. 

Qua lời kể của cô, chúng tôi biết thêm ở đây có rất nhiều người Việt sinh sống hòa thuận cùng người Lào, còn có một ngôi trường Tiểu học Hùng Vương của học sinh người Việt, mà thầy hiệu trưởng cũng là người Việt. Có Bưu điện Luang Frabang, nơi ra đời của nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Chăn Thi May bảo, ở Thái Lan và Lào, các con sông đều được dịch là "Mẹ của nước", biểu thị bằng tiền tố Mae, có nghĩa là "mẹ", còn Nam là "nước".

Trước mắt chúng tôi, "con sông cuộn sóng" đã không còn mà chỉ là một dòng nước lênh loang hắt nắng sáng lên như một mảnh vàng khổng lồ. Dòng nước này đang lừng lững hướng về Viên Chăn, qua thác Khôn, xuôi Hạ Lào, hòa vào Tông-lê Sáp của Campuchia rồi đổ vào Việt Nam qua khu vực cửa khẩu Thường Phước, nơi có cột mốc 240. Trên địa phận Lào, Thái Lan, Campuchia cũng như Việt Nam, hầu hết người dân sống bên dòng sông đều là dân nghèo làm nghề nông nghiệp, đánh bắt cá... Gia đình Chăn Thi May cũng vậy. Có lẽ vì thế mà cô tỏ ý lo lắng trước việc những người thân và ngôi làng của cô đang bị bị đe dọa bởi lũ lụt, nạn phá rừng, ô nhiễm cũng như các dự án thủy điện khổng lồ đang được xây dựng phía thượng lưu.

Những ngư dân Lào đánh cá trên sông Mekong.

Anh họ của Chăn Thi May, Chăn Thạch Sang đích thị là một ngư dân chính hiệu, chạy chiếc xe ba bánh đưa chúng tôi về ngôi làng cách Luang Frabang gần 80 cây số. Trái ngược với cố đô, vùng ngoại ô này chỉ có những ngôi nhà thấp, mái tôn xám xịt, tương phản với bờ bên kia của Thái Lan đã mang dáng dấp của một đô thị mới. Ngay phía bến sông, nơi có hàng trăm chiếc thuyền nhỏ đang đậu, những người đàn ông da đen sạm, tóc hung vàng vì nắng đang tất bật sắp xếp ngư lưới cụ, chuẩn bị cho lần đánh cá mới.

Chăn Thạch Sang khoe lần này họ sẽ xuôi về hạ nguồn tìm dòng cá mới vì những năm gần đây, cá trên thượng du bị ngăn lại tại các hồ thủy điện nên không còn là mấy, các loại cá đặc sản như cá hô, cá lăng, cá ngựa nam cũng cạn kiệt... Lịch trình của ngư dân Lào khá rõ ràng. Vào mùa khô, những tay lưới này sẽ giong thuyền xuống Sa-van-na-khẹt, Khăm-muộn... Còn mùa lũ thì ngược lên bắc Lào để săn các loài quý...

Thật vui là khi thuyền ra đến giữa dòng, chúng tôi gặp một thuyền câu Thái Lan nhập hội. Vông Sa Ly, chủ thuyền câu bảo ngư dân hai nước cùng khai thác cá trên sông rất ít khi xảy ra tranh chấp. Họ cùng thống nhất với nhau sẽ không đánh bắt kiểu tận diệt để bảo tồn nguồn lợi thủy sản chung. Hai chiếc thuyền chào nhau bằng một hồi còi rồi cùng song song chạy. Cứ thế cho đến khi qua gầm cầu hữu nghị Lào - Thái Lan II, đến ngã ba sông, nơi có hữu ngạn Mê Na Mun thì chiếc thuyền của ngư dân Thái Lan mới bẻ lái chuyển hướng về phía tây.

Phạm Vân Anh

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文