Vị đại tướng được Bác Hồ đặt tên

09:30 09/02/2009

Quân đội ta có hai vị Đại tướng đầu tiên thì một người xuất thân từ trí thức, một người xuất thân từ nông dân và cùng quê Bình Trị Thiên. Có điều đặc biệt, người xuất thân từ trí thức thì trở thành quan võ, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh. Người xuất thân từ nông dân thì trở thành quan văn, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam...

Người cộng sản kiên cường

Nói thế thôi, chứ thực ra cả hai vị đại tướng này đều là văn võ kiêm toàn, đều có nhãn quan chiến lược vào loại tầm cỡ, xứng đáng được ghi vào sử sách. Một người thì rõ ràng đã được thế giới suy tôn là một trong các vị tướng nổi tiếng thế giới. Còn một người thì đã từ giã chúng ta, để lại một chỗ trống không gì có thể bù đắp được và cho đến nay nhiều người vẫn nuối tiếc...

Tên khai sinh của anh là Nguyễn Vịnh. Tại Hội nghị Đảng toàn quốc ở Tân Trào tháng 8/1945, khi nghe có tên Nguyễn Chí Thanh trong danh sách Ban Chấp  hành Trung ương Đảng, Nguyễn Vịnh quay sang hỏi đồng chí Võ Nguyên Giáp ngồi bên cạnh: "Nguyễn Chí Thanh là ai mà nghe lạ thế!". Đồng chí Võ Nguyên Giáp mỉm cười trả lời: "Là anh chứ ai nữa, chính Bác đặt tên cho anh đấy". Nguyễn Vịnh vừa ngỡ ngàng, vừa sung sướng! Từ đây cái tên Nguyễn Chí Thanh trở thành một phần lịch sử của quân đội ta, của Cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Vịnh sinh ngày 1/1/1914 tại làng Niệm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.

Cuối năm 1936, đầu năm 1937, anh may mắn được gặp các anh Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu trong Phong trào Mặt trận Bình dân và bắt đầu được giác ngộ về lý tưởng Cộng sản. Tháng 7/1937, Nguyễn Vịnh được kết nạp vào Đảng.

Trong 8 năm, từ khi là một đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Bí thư Chi bộ và sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, Nguyễn Vịnh đã bị đế quốc bắt giam 3 lần ở các nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột và đã từng vượt ngục để tiếp tục hoạt động. Suốt thời gian lăn lộn với phong trào cũng như những năm tháng bị tù đày Nguyễn Vịnh luôn tỏ ra là một đảng viên cộng sản kiên cường, nguy hiểm không sờn lòng, khó khăn không lùi bước. Anh đã góp phần xây dựng cơ sở Đảng, đẩy mạnh  phong trào cách mạng ở Thừa Thiên - Huế trong suốt thời kỳ hoạt động bí mật trước cách mạng.

"Chúng ta chỉ sợ mất lòng tin của dân"

Đầu năm 1947, anh là người có công lớn trong việc khôi phục phong trào sau khi mặt trận Huế bị vỡ. Ngày 25/3/1947, tức 40 ngày sau khi quân ta rút khỏi Huế, với cương vị là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, anh triệu tập một cuộc họp đặc biệt, địa điểm họp không phải ở chiến khu mà là ở ngay làng Nam Dương (huyện Phong Điền) - một làng ở ngay sát nách địch, chỉ cách Huế 20 cây số.

Mở đầu cuộc họp, anh đọc lá thư đề ngày 5/3/1947 của Bác Hồ "Gửi các đồng chí Trung Bộ", nêu lên những khuyết điểm của cán bộ đảng viên trong những ngày đầu  kháng chiến. Liên hệ với tình hình địa phương, anh nghiêm khắc tự phê bình và phê bình để rút ra bài học sâu sắc trong thời gian qua. Anh nói: "Bộ đội ta rất anh dũng. Tinh thần cách mạng của đồng bào ta rất cao. Điều đáng trách là cán bộ, đảng viên chúng ta không biết cách tổ chức huấn luyện và chỉ huy anh em đánh giặc". Cuối cùng anh củng cố lòng tin cho mọi người: "Mất đất chưa phải là mất nước. Chúng ta chỉ sợ mất lòng tin của dân. Có lòng tin của dân là có tất cả. Vì vậy chúng ta không được chạy dài. Chúng ta phải trở về với dân".

Sau đó Tỉnh ủy Thừa Thiên đã ra nghị quyết nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo: "Phải nhanh chóng chuyển sang tiến công địch. Kiên quyết luồn trở lại vùng đồng bằng đang bị địch chiếm đóng, bám đất, bám dân, phát động phong trào chiến tranh du kích, phá tan chính sách bình định của địch". Từ đó phong trào kháng chiến ở vùng sau lưng địch của Bình Trị Thiên đã vượt qua được những khó khăn hiểm nghèo, từng bước tiến lên giành những thắng lợi.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (bên trái) giao nhiệm vụ cho thiếu tướng Chu Huy Mân trước khi vào chiến trường miền Nam (năm 1964).

Năm 1948, Trung ương quyết định thành lập Phân khu Bình Trị Thiên để thống nhất chỉ huy 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Phân khu ủy Bình Trị Thiên được thành lập và anh Thanh được chỉ định làm Bí thư.

Nhận nhiệm vụ mới, anh cùng các đồng chí trong Phân khu ủy đi sâu nghiên cứu tình hình và ra nghị quyết mở một chiến dịch phá tề trong cả 3 tỉnh của Phân khu. Đây là một chủ trương sáng suốt và kịp thời. Kết quả là cả một hệ thống ngụy quyền địch ở cơ sở bị ta đập vỡ từng mảng lớn, làm cho chúng hết sức hoảng sợ. Bởi vì khi một khu vực hàng mấy huyện lớn không còn hội tề nữa thì tự nhiên cả hệ thống đồn bốt của địch bị trơ ra giữa vòng vây của nhân dân.

Trên một vùng nông thôn rộng lớn của Bình Trị Thiên, sau chiến dịch đâu đâu cũng có chính quyền cách mạng, có dân quân du kích hoạt động, những đồn lẻ của địch bị tiêu diệt. Những cuộc hành quân của địch luôn bị chặn đánh bởi hoạt động của du kích tại chỗ. "Bình Trị Thiên khói lửa" sau một thời gian tạm lắng đã vươn lên hòa nhập với phong trào cả nước. Trong chiến công chung đó có sự đóng góp quan trọng, nếu không nói là quyết định của Nguyễn Chí Thanh. Sau sự việc này, Bác Hồ đã tặng Nguyễn Chí Thanh danh hiệu: "Vị tướng du kích".

Giữa năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp bước sang một giai đoạn mới, quân đội ta phát triển nhanh chóng và ngày càng lớn mạnh. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Chí Thanh được Đảng giao cho một trọng trách mới. Anh được điều động vào quân đội và được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Về Đảng anh được cử giữ chức Phó bí thư Quân ủy Trung ương.

Năm 1951, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2, Nguyễn Chí Thanh được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Với trọng trách đảm nhận công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội, Nguyễn Chí Thanh đã có đóng góp to lớn tạo nên sức mạnh của quân đội ta, liên tiếp đánh thắng địch trong nhiều chiến dịch lớn, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử tháng 5/1954. Năm 1959, anh được phong hàm Đại tướng và đây là vị Đại tướng thứ hai của quân đội ta.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 tháng 9/1960, Nguyễn Chí Thanh lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Năm 1961, do yêu cầu của công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Nguyễn Chí Thanh được Trung ương Đảng giao cho phụ trách Ban Nông nghiệp Trung ương. Chỉ ít lâu sau, một phong trào thi đua mới trên mặt trận nông nghiệp nổi lên như sóng cồn. Đó là kết quả của mấy tháng liền Nguyễn Chí Thanh xuống xâm nhập cơ sở ở Hợp tác xã Đại Phong (xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình). Bài báo "Hoan nghênh Hợp tác xã Đại Phong" do anh viết đăng trên báo Đảng, trở thành một sự kiện trong đời sống chính trị của nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ.

Con người của quần chúng

Nói đến Nguyễn Chí Thanh là nói đến quần chúng, nói đến phong trào quần chúng. Hầu như anh sinh ra trên đời này là để sống với nhân dân. Là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương nhưng hầu như Nguyễn Chí Thanh có mặt cả tháng liền với các hợp tác xã, và từ đó sinh ra gió "Đại Phong". Hồi còn là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cũng vậy - Là Đại tướng nhưng Nguyễn Chí Thanh thường xuyên có mặt ở các đơn vị, gần gũi cán bộ, chiến sĩ và từ đó cờ "Ba Nhất" phất phới bay. Có thể nói Nguyễn Chí Thanh ở đâu là ở đó có phong trào quần chúng. Bởi anh tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của quần chúng. Anh thường nói, không có quần chúng thì không thể có thắng lợi của cách mạng. Anh cũng thường nói: "Cán bộ thế nào thì phong trào thế ấy", cán bộ phải lăn lộn, gắn bó với phong trào và chính anh là điển hình của một cán bộ như thế.

Có một giai thoại về vị "Đại tướng nông dân" này rất thú vị. Đó là vào năm 1951, khi Nguyễn Chí thanh vừa được bổ nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị chưa được bao lâu, anh cùng đơn vị đi Chiến dịch Hòa Bình. Trên đường hành quân ra trận, phải qua một con suối, ai cũng xắn quần lội qua. Có một anh cán bộ cấp đại đội hay tiểu đoàn gì đó đang loay hoay với đôi giày thì thấy một người trạc tuổi chưa đến 40, da ngăm đen, khỏe mạnh mặc bộ quần áo nâu bạc đi qua, anh cán bộ nghĩ chắc là một bác nông dân, liền gọi lại:

- Ông chịu khó cõng mình qua suối một tí.

"Người đó" không tỏ ra khó chịu mà vui vẻ nhận lời, ghé lưng vén quần cõng anh cán bộ qua suối.

Sang đến bờ bên kia, anh cán bộ phấn khởi vỗ vai người đã giúp cõng mình qua suối, định nói lời cảm ơn. Nhưng bỗng thấy bác nông dân nghiêm mặt lại, nói giọng miền Trung nghiêm khắc:

- Cậu có biết tớ là ai không?

Anh cán bộ chưa kịp định thần vì câu hỏi bất ngờ thì được nghe người đó nói tiếp:

- Tớ là Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Hôm nay tớ giúp cậu vì xét ra cậu cũng cần giúp nhưng nhớ lần sau đừng bắt người khác cõng như thế nữa nhé.

Năm 1954, khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, anh cùng gia đình từ chiến khu trở về Hà Nội, cơ quan định bố trí cho anh một căn hộ ở bên hồ Trúc Bạch. Đó là một biệt thự đẹp, có mái nhọn cao vút, trang trí nội thất sang trọng. Nhưng anh đã từ chối và đề nghị bố trí cho mình một chỗ ở trong khu quân đội. Anh tâm sự với các đồng chí xung quanh: "Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, khó tránh  khỏi chớm nở trong bộ đội tư tưởng đòi hưởng thụ. Mình ở nhà sang quá thì khó gần gũi anh em, mà có khi muốn nói điều cần nói cũng khó lọt tai người nghe".

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thăm lớp 5, trường Bắc Lý (Hà Nam).

Trung tướng Đoàn Chương, nguyên thư ký riêng cho anh Thanh nhiều năm, kể lại: Theo chế độ, chính sách, với cương vị cao là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, gia đình anh được cơ quan trang bị thêm tủ, giường và một số đồ dùng khác. Nhưng anh bảo đem phân phối cho những anh em khác còn thiếu thốn. Trung tướng Đoàn Chương còn nói về chị Cúc, vợ anh bằng những lời lẽ tốt đẹp: "Là vợ một cán bộ lãnh đạo cao cấp, nhưng tuyệt nhiên chị không bao giờ cậy thế chồng để lên mặt "bà chủ" với anh em phục vụ. Điều đó một phần do bản chất đôn hậu của chị, một phần quan trọng là do thái độ của anh Thanh. Anh chúa ghét những thói ấy".

Có một lần anh xuống dự đại hội đại biểu một tỉnh có nhiều hiện tượng cán bộ đảng viên tham ô, xâm phạm đến lợi ích của quần chúng. Kỳ giáp hạt năm ấy địa phương bị mất mùa, nhân dân thiếu ăn. Nhà nước đưa gạo về giúp, nhưng một số nơi cán bộ thiếu trách nhiệm, quản lý không chặt chẽ, để xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực rất đáng xấu hổ. Đối với những trường hợp như thế anh thường không giữ được bình tĩnh. Trên bục phát biểu khi nhắc đến hiện tượng này giọng anh như lạc hẳn đi:

"Đảng viên gì? Cán bộ gì?; Dân đói, Nhà nước gửi về mấy tạ gạo, ba ông Chi ủy dấm dúi chia nhau mỗi người mấy chục cân, thì không bằng... con chó! Không thể nào để lại trong Đảng ta những con người thoái hóa đến mức ấy".

Trung tướng Trần Quý Hai kể lại, hồi ở chiến khu Thừa Thiên, mặc dầu với cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, anh và gia đình vẫn sống hòa chung cuộc sống thiếu thốn, gian khổ với nhân dân. Có tháng cả nhà liên tục ăn sắn, nấu cháo bằng sắn, làm bánh bằng bột sắn. Có ai đem biếu một tí gạo, thức ăn, anh lại đem chuyển sang bệnh viện cho thương bệnh binh - Mẹ anh thương anh làm việc vất vả, người hốc hác nói với anh rằng đây là người ta thương anh người ta biếu anh chứ có phải của tham ô đâu, nhưng anh nói với mẹ: "Mẹ hãy hiểu cho con, con là cán bộ của Đảng, của dân thì không thể dân ăn khổ mà chỉ riêng con ăn ngon được"

P.T.T.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文