Điệp viên anh hùng Na Uy Gunvald Tomstad

11:41 29/05/2023

Tác giả bài viết, nhà báo Tanja K. Eie, người gốc Na Uy, từ Ithaca, New York về quê hương vào năm 2018. Trong một lần đạp xe qua trung tâm thành phố Flekkefjord, bà rẽ xuống một con phố nhỏ có tên gọi là Kirkegaten (phố Nhà Thờ) và dự định đi thẳng xuống vịnh hẹp và lối đi bộ lót ván (Brygge) và rồi nhìn thấy tấm bia tưởng niệm một người lính tên là Gunvald Tomstad, một di tích lịch sử mà bà chưa từng nhìn thấy trước đây trong các lần lưu lại ở Flekkefjord.

Tình cờ

Rất đỗi tò mò, bà dừng lại, xuống xe đi bộ đến gần để nhìn kỹ hơn. Tấm bia có khắc vài hàng chữ: Gunvald Tomstad (sinh năm 1918, mất năm 1970). Vì những nỗ lực quả cảm của ông trong phong trào kháng chiến 1940-1945 (suốt Thế chiến II, thời kỳ Đức chiếm đóng Na Uy), bia được dựng bởi chính quyền thành phố Flekkefjord). Bà ngạc nhiên tự nhủ mình chưa từng nghe nói đến quý ông quả cảm này, nhất là tại đây, ở Flekkefjord, tại sao cha hay ông nội bà chưa từng đả động đến nhân vật này?

Chân dung điệp viên kép Na Uy, Gunvald Tomstad. Ảnh nguồn:  Visit Southern Norway.

Là người say mê lịch sử và có bằng cấp lịch sử, bà đột nhiên bị thu hút bởi người lính Gunvald và cảm thấy thôi thúc muốn tìm hiểu nhiều hơn tại sao ông lại trở thành “anh hùng vô danh” và bị quên lãng này. Lấy điện thoại, bà tìm kiếm cái tên Gunvald Tomstad và chỉ tìm thêm chút thông tin về ông cùng thành tích trong chiến tranh của ông, rồi bà bắt gặp tên con đường có ngôi nhà của Gunvald, cùng với đó là những bức ảnh đen trắng về ông.

Bà liền lập tức lên đường để xem ngôi nhà Gunvald có còn đứng vững không: một nông trang cũ kỹ, nó không phải là nơi Gunvald lớn lên mà là nơi ông bắt đầu cuộc kháng chiến chống lại Đức Quốc xã (ĐQX) cũng như tiến hành hàng loạt hoạt động và liên lạc mật với người Anh, và cuối cùng là nuôi nấng cả gia đình sau chiến tranh.

Bà lên xe đạp trở lại, và cố gắng tìm đường Hellebakken và điều tra địa chỉ bằng công nghệ GPS ngay trên điện thoại của mình. Sau 2 dặm đường, bà đã thấy tấm biển đề Hellebakken, và liền đó là một con đồi rất dốc. Không thể đạp xe được nữa, bà xuống xe và đi bộ độ một dặm. Khi lên đến đỉnh đồi, bà xoay vòng và nhìn thấy khung cảnh hùng tráng của con vịnh hẹp và chớm nghĩ rằng đây chắc chắn hẳn là một điểm quan sát lý tưởng để kịp thời phát hiện tàu Đức trên bờ biển Na Uy hoặc nếu nó đi vào vịnh hẹp.

Tiếp tục đi xa hơn một chút, bà phát hiện một ngôi nhà kiểu truyền thống, tường sơn màu vàng tươi, một ngôi nhà theo phong cách miền Nam ở bên phải, một khu vườn xinh đẹp bao quanh nhà. Bà lấy điện thoại ra và nhìn vào bức ảnh đen trắng và đối chiếu nó với bên ngoài. Không còn hoài nghi gì nữa, chắc chắn là cùng một nhà. Bà mở máy ảnh trên điện thoại ra và chụp ảnh về ngôi nhà, nhưng khi làm điều này thì một người phụ nữ xuất hiện ngay trước cửa nhà và bắt đầu đi xuống bậc cầu thang.

Người đó hỏi (bằng tiếng Na Uy) rằng bà có bị lạc đường hay không, và bà đáp: “Không, tôi đi đúng đường. Chỉ là tôi đang tìm ngôi nhà của Gunvald Tomstad. Tôi đã nghe về ông ấy và những hành động dũng cảm của ông, cũng như sự đóng góp của ông cho phong trào cách mạng trong suốt Thế chiến II. Tôi rất ngưỡng mộ người đàn ông cùng ở quê hương Flekkefjord của cha tôi, và tôi chỉ muốn xem ngôi nhà nơi mọi thứ diễn ra. Rất xin lỗi vì đã quấy rầy bà”. Tiếng người phụ nữ vang lên vẻ chân thành: “À, không có gì mà. Bà cứ tự nhiên! Không có gì phải lăn tăn. Mời vào nhà, uống cùng tôi tách cà phê nếu bà không quá bận”. Thật ngoài mong đợi.

Gunvald Tomstad còn là một nhiếp ảnh gia. Bức ảnh này tự ông chụp khu vực mình đang sống, như là một cách cảnh giới. Ảnh nguồn:  Visit Southern Norway.

Căn phòng bí mật

Marit Tomstad là con gái đầu trong số 3 người con của ông Gunvald Tomstad và vẫn sống trong ngôi nhà ấy. Bà ấy vồn vã mời tôi vào chơi nhà. Chúng tôi tán gẫu vui vẻ quanh cà phê và bánh ngọt, hệt như những bạn tâm giao lâu ngày. Marit hỏi về tôi (theo lời thuật của tác giả), gia đình tôi và nói rằng bà biết về ông bà nội của tôi, Thor và Gudrun Eie, như những thành viên đáng kính trong cộng đồng. Hóa ra chúng tôi cùng đam mê nghệ thuật hội họa.

Nhìn quanh phòng khách, tôi thấy những  bức ảnh treo tường của Gunvald và vợ cũng như 3 người con của họ. Chả thể nào mà ngờ được tôi đang ở ngay trong nhà của một vị anh hùng vĩ đại thời Thế chiến II và rằng tôi chỉ mới biết tới ông cách đây một đỗi ngắn cũng như trò chuyện với người con gái đầu lòng của ông! Sau khoảng 1 giờ, có tiếng gõ cửa. Bà Marit bước ra mở cửa: một người đàn ông và người đàn bà bước vào. 

Bằng thứ tiếng Na Uy, họ đồng thanh ngân nga “Gratulerer med dagen!” (Chúc mừng sinh nhật!”). Tôi thoáng ngẩn người ra: “Ôi không, hôm nay là sinh nhật của bà Marit và tôi đến đây để chen ngang vào ngày trọng đại của bà ấy!” Marit ít để tâm tới ngày sinh nhật của mình. Marit giới thiệu với tôi về hai người mới tới. Họ là em trai và em dâu của bà. Giờ đây tôi gặp ngay 2 con của ông Gunvald trong cùng ngày! Có còn may mắn nào hơn? Tôi nghĩ rằng mình cần rời đi để gia đình họ tổ chức tiệc sinh nhật chu đáo tròn 70 tuổi của bà Marit và lịch sự cáo lỗi, nhưng họ nhất quyết giữ tôi lại để cùng ăn bánh sinh nhật và uống cà phê.

Bốn chúng tôi cùng trò chuyện vui vẻ. Những người con của ông Gunvald rất hào hứng khi kể chuyện về ông. Họ cho tôi hay rằng cuốn sách viết về cha họ mang tựa đề Det Storste Spillet (dịch nghĩa “Canh bạc lớn” của tác giả Per Hansson), và một bộ phim được thực hiện vào thập niên 1960 chính là lấy nguồn cảm hứng từ cuốn sách này.

Bà Marit cho tôi mượn cả hai thứ vô giá này. Cuốn sách khá hay và mặc dù bộ phim không được thực hiện tốt song thật tuyệt vời khi được thấy nhiều cảnh quay được bấm máy ngay tại trang trại của Gunvald Tomstad, mà tôi có thể nhận ra sau khi được mời đến đó vài lần nữa. Marit cùng người em trai thông báo với tôi rằng họ cùng với một người chị / em gái nữa đang viết một cuốn sách dựa trên những tài khoản cá nhân liên quan đến cuộc đời của cha họ.

Gần cuối chuyến thăm, bà Marit hỏi tôi có muốn xem “căn phòng bí mật” ở tầng trên không, tôi hỏi nghi hoặc tới chữ “bí mật” và được Marit giải thích rằng đó là căn phòng nơi người cha Gunvald đã lắp đặt thiết bị liên lạc và cùng với người bạn tốt Odd Kjell để thực hiện hoạt động truyền tin mật trong suốt Thế chiến II - nơi mà “phép lạ” đã xảy ra. Dĩ nhiên, tôi đã chớp lấy cơ hội và gật đầu nhất trí!

Gunvald Tomstad gửi tin tình báo từ căn phòng nhỏ trên tầng 2 ngôi nhà ở điền trang của mình. Ảnh nguồn: Marit Tomstad.

Cả 4 chúng tôi lên lầu và em trai của bà Marit mở cửa căn phòng và để tôi vào đầu tiên. Đó là một căn phòng bé xíu và thứ đầu tiên tôi thấy là một thiết bị lỗi thời hết sức quái dị với phím quay số và đòn bẩy dựa vào bức tường bên trái. Nó chắc chắn là đã có trong các thập niên 1930 hoặc 1940.

Đây là thiết bị mà họ sử dụng để liên lạc với người Anh với nguồn tình báo mà họ đã thu thập từ ĐQX và để thông báo cho họ về số lượng tàu Đức đi qua, để từ đó quân Đồng Minh có thể đánh bom. Ngay phía sau cỗ máy là bàn làm việc của Gunvald, nơi có những cuốn sách chất cao. Một khẩu súng lục mà ông dùng tự vệ cũng được đặt trên bàn. Sau khi chuyến thăm đặc biệt của tôi kết thúc, tôi cảm ơn cả nhà về sự hiếu khách của họ, những câu chuyện của nhà họ, lòng tốt, và tấm thịnh tình. Bà Marit mời tôi quay lại nhà bất kỳ khi nào có thể.

Tôi đạp xe chầm chậm ngược xuống con dốc, thỉnh thoảng phải xuống xe vì tôi đi quá nhanh và sợ không phanh lại được, đặc biệt là những khúc cua nguy hiểm, nơi ông Gunvald từng đâm xe máy và gãy chân trong thời chiến. Tôi đạp xuống quãng đường về lại Drangeid mà không dừng lại ở đoạn nào. Tôi háo hức muốn đọc nhanh cuốn sách mà bà Marit đã cho tôi mượn và xem phim.

Người anh hùng không thể lãng quên

Sau khi nghe những câu chuyện từ người thân ông Gunvald Tomstad và đọc từ trong cuốn sách, đây là những gì tôi biết về điệp viên này. Gunvald Jorg Tomstad là điệp viên chính của Cục tình báo mật (SIS, tức MI.6, là cơ quan có nhiệm vụ cung cấp cho chính phủ Anh những thông tin tình báo nước ngoài. SIS thành lập năm 1909) và cũng là thành viên của phong trào kháng chiến Na Uy trong suốt Thế chiến II.

Từ năm 1941 đến năm 1943, Gunvald là điệp viên kép điều hành một máy phát vô tuyến mật bên ngoài ngôi nhà chính của ông ở Flekkefjord. Dân sở tại gọi Gunvald là ĐQX nguy hiểm nhất ở miền Nam Na Uy mà không hề biết rằng đây đơn thuần là một hoạt động tình báo mật. Các thành viên trong cộng đồng sống cách xa Gunvald bởi nỗi hãi sợ ông và thậm chí còn nhiều lần tìm cách giết ông nhưng bất thành. Chỉ có vài người Na Uy (những người gần gũi với Gunvald nhất) mới biết nhiệm vụ mật mà ông đang đảm trách, và một phần lớn họ cũng là nòng cốt của phong trào kháng chiến.

Bức ảnh chụp chiếc xe máy của Đức trên nông trại của Gunvald Tomstad mà ông dùng nó để cải trang người ủng hộ Đức Quốc xã.

Nhà của Gunvald trở thành nơi tụ tập của Gestapo và các cảm tình viên người Na Uy thân ĐQX. Lính Gestapo và ĐQX thường xuyên ghé thăm điền trang của Gunvald mà không hề biết rằng bí mật của họ đã được phát bởi một máy vô tuyến đặt trong căn phòng tí hon trên tầng hai ngôi nhà. Máy vô tuyến gửi thông tin về cho quân Đồng Minh và từ đó giúp họ phá hủy một trong những chiến hạm lớn nhất thế giới thời kỳ đó, Bismarck, đồng thời thông báo cho London biết về lưu lượng tàu chiến, những đợt tập trung quân sự, cũng như nhiều thông tin tình báo khác.

Gunvald đã giữ kín bí mật nhiệm vụ trong suốt 2 năm ròng rã căng thẳng và đau đớn. Khi bọn Gestapo bắt đầu tỏ thái độ hoài nghi, Gunvald đã lập kế đào tẩu chỉ trong một thời gian ngắn, chạy từ Thụy Điển sang Anh. Sau đó ông quay về lại quê hương Na Uy và cưới bà Tordis “Fie” Rorvik, người phụ nữ đã gắn bó với ông trong suốt thời chiến, họ có với nhau 3 người con.

Đây là câu chuyện có thật về lòng ái quốc và lòng quả cảm và đã trả giá đắt cho chính điệp viên Gunvald, bản thân ông sau này mắc đủ chứng bệnh từ hậu chấn thương tâm lý (PTSD), u loét và hoang tưởng. Gunvald qua đời khi còn khá trẻ, ở tuổi 52 vào tháng 5/1970. Không may là ngay cả sau khi Na Uy tái xác nhận Gunvald là anh hùng chứ không phải kẻ phản bội, thì nhiều người vẫn còn dè dặt về những đóng góp của ông hay thậm chí còn không biết ông là ai.

Phan Bình (Tổng hợp)

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây kêu gọi Israel vẫn phải làm nhiều hơn nữa để tăng dòng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh sẽ tận dụng chuyến thăm đến Trung Đông lần này để giải quyết vấn đề đó với các nhà lãnh đạo Israel.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文