50 năm trước, tôi viết bài thơ“Lời di chúc của Bác Hồ”

15:25 12/09/2019
Tôi sinh ở Hải Dương năm 1944 và sống ở Quảng Ninh từ 1962 đến nay, nhưng những sự kiện lớn nhất của đất nước diễn ra, thì tôi đều có mặt ở Hà Nội, và thậm chí trực tiếp được tham gia tại Hà Nội, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Cuối tháng 8 năm 1969, nhà thơ Yến Lan, biên tập viên thơ Nhà xuất bản Văn học ở Hà Nội gọi tôi về để chữa tập thơ của tôi gửi Nhà xuất bản, dưới sự hướng dẫn của ông, để ông chọn in trong tập thơ dành cho 5 tác giả về đề tài công nhân.

Đêm 2-9, tôi ngồi chờ ở bờ Hồ Gươm để xem bắn pháo hoa. Đến hơn 11 giờ đêm mới báo hoãn, vì có tin sức khỏe Bác Hồ không được tốt. Về Hà Nội, tôi thường ở tại gia đình một lão thành cách mạng mà tôi quen và rất kính trọng, ở phố Ngô Thời Nhiệm, ông rất quí tôi, coi tôi như con. Sau này tôi có câu thơ "Mái phố trăng vàng Ngô Thời Nhiệm/ Tiếng lá sấu rơi làm em giật mình…".

Vì thế, tôi có mặt trong đoàn người của khu phố đi viếng Bác, tập trung từ 5 giờ sáng tại đường Hoàng Diệu, rồi từ từ tiến vào đường Bắc Sơn, đường Hoàng Văn Thụ và nán lại chờ rất lâu tại cửa phía sau bên phải nhà Quốc hội. Thi hài Bác quàn tại đó.

Bài thơ “Lời di chúc của Bác Hồ” được dịch in  trên Báo Sự thật Nga Kôngxômôn.

Trời mưa, bữa trưa và chiều, khu phố chỉ phát cho mỗi người một chai nước và 2 cái bánh mì, mà không ai thấy đói, thấy khát. Đến hơn 11 giờ đêm thì đến lượt đoàn chúng tôi - đoàn cuối cùng được vào viếng - sau đó thì linh cữu Bác được chuyển đi, đồng bào chỉ viếng chỗ Bác đã từng nằm trong những ngày tang lễ.

Sáng sau dự lễ truy điệu Bác tại Quảng trường Ba Đình và chúng tôi, từng nhóm một,  được lần lượt vào thăm nhà sàn Bác Hồ, cứ thế mà đi liên tục theo dòng người. Tất cả đều làm tôi vô cùng xúc động, không thấy đói, không thấy lạnh vì mưa, cũng không thấy mệt mỏi vì chờ đợi quá lâ u và hoàn toàn không ngủ. Lúc đã xong các việc, mọi người trong đoàn tự ý ra về hoặc tham gia các hoạt động tưởng nhớ Bác ở quanh đó, tùy ý.

Tôi ngồi trên bờ hè xây nghiêng bằng gạch chỉ đỏ, trong khu vườn nhà sàn, lấy quyển lịch túi mỏng và nhỏ, cùng mẩu bút chì trong túi áo, chép luôn  bài thơ, hình như đã có sẵn trong đầu, chỉ khoảng 10 - 15 phút là xong. Đoạn kết bài thơ:

Tiểu sử Người không ghi có Huân chương
Cả đất nước Người trao ta làm chủ
Rồi ra đi
Với chiếc áo ka ki đã cũ
Đôi dép cao su
Và mái tóc thương yêu thêm bạc tự trong tù…
Em ơi, đừng quên
Đó cũng là Lời Di chúc của Bác Hồ
Mà Người không viết trong Di chúc…

Tôi đề đúng thời gian nó được ra đời, 9 giờ ngày 9 tháng 9 năm 1969 và nhận ra có đến 5 con số 9 liền nhau.

Bài thơ đã nhiều lần đăng báo, tạp chí rồi in sách trong các tập phong trào về toàn dân kính yêu và nhớ ơn Bác Hồ. Sau đó in trong tập thơ đầu tay của tôi "Đấy là tình yêu", Hội Văn nghệ Quảng Ninh xuất bản đầu năm 1971 - cũng là tập sách dành cho 1 tác giả đầu tiên ở Quảng Ninh. Rồi sau đó vài lần in trong các tuyển tập thơ về Bác Hồ và dăm năm trước đây, in trong bộ sách rất đồ sộ và sang trọng "Bác Hồ với Văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Bác Hồ".

Ngày 19-5-1990, kỉ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Báo Sự thật Kôngxômôn Liên Xô, xuất bản tại Mátxcơva, một số báo đặc biệt, khổ lớn, giấy tốt 80 trang, gộp 10 số lại làm một số. Trong số báo đồ sộ đó (không có quảng cáo) in toàn các bài của các chính khách, các nhà báo, nhà văn, các nghệ sĩ lớn của các nước viết về Bác Hồ, các bài đều ngắn, hầu hết chỉ một phần tư trang, trong đó chỉ duy nhất có 1 bài thơ của tôi, "LỜI DI CHÚC CỦA BÁC HỒ", do nhà thơ Nga Xôviết Ocmohoaa Taanar dịch (thơ ở nước ngoài thường là không có đầu đề), cùng trang với bài bút kí của nhà văn Tô Hoài về phố phường Hà Nội. Đấy cũng là bài thơ đầu tiên của tôi được dịch và xuất bản bằng tiếng Nga, tại Mátxcơva. Đến năm 1992, mới là các bài khác.

Nhớ lại những kỉ niệm đó, tôi vẫn thấy rất xúc động, thêm một lần nhận chân những giá trị lớn lao của Cách mạng, mà vì nó, tôi đã sống và sáng tác suốt cả cuộc đời mình.

Bài thơ  "Lời Di chúc của Bác Hồ" của Nhà thơ Trần Nhuận Minh đăng trên Báo Sự thật Kôngxômôn Liên Xô, số ra ngày 19-5-1990.

Trần Nhuận Minh

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文