"Bí thư khoán hộ" với văn nghệ sĩ

08:00 15/02/2012
Năm 1990, tôi có may mắn được bà Lê Thị Liên, người bạn đời của cố Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc (được mọi người suy tôn là "Bí thư khoán hộ") cho xem cuốn nhật ký ông ghi trong thời gian từ năm 1957 đến năm 1970. Nhật ký đề cập nhiều vấn đề, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp…

Điều đáng nói là trong cuốn nhật ký này có nhiều nhận xét được ông  Kim Ngọc thể hiện bằng thể… văn vần, hợp với cách diễn đạt quen thuộc của người từng là tá điền: "Cấy chay, cày gãi, bừa chui/ Mất mùa thì rõ kêu đời làm chi";  "Xe tư thì giữ như vàng/ Lau từng mắt xích, kẽ nan tai hồng"; "Xe công về quẳng xó nhà/ Quét bằng chổi xẻ, dội vài ba thau".

Một nhận xét chung, ông ghi nhật ký rất cô đọng, rất thực tế và có chút hóm đượm chất dân gian. Anh Kim Nam từng chiến đấu ở chiến trường B tâm sự: "Bố đã làm rất nhiều thơ tặng tôi. Nhưng bố chỉ đọc cho mẹ nghe. Đến khi tôi về, thì mẹ mới đưa những bản thảo đó cho tôi đọc. Thật tiếc, những bài thơ đó giờ không còn. Tôi đã làm thất lạc chúng năm bố tôi ốm đau. Bố làm thơ, nhân ngày nhận được lá thư duy nhất tôi gửi từ B2. Mẹ tôi thi thoảng vẫn đọc: Hôm nay nhận được thư con/Khác nào nắng hạn gặp cơn mưa rào/ Bao mùa chinh chiến gian lao/Nhưng con đã lớn đã cao với đời/ Mênh mông trái đất vòm trời/ Vừa qua mới chỉ bước đời phải đi/ Khuyên con giữ trí kiên trì/ Ta đi đâu phải chỉ vì mình ta/ Tin vui ta viết vài câu/ Gửi người đồng chí bấy lâu xa nhà...".

Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, nguyên Thường vụ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phú có kể lại mấy trường hợp về Bí thư Kim Ngọc. Ông tỏ ra rất thông cảm với cách sinh hoạt của anh em văn nghệ sĩ thường bị không ít người gán cho cụm từ: "lạc điệu", "cần đưa vào khuôn phép của tổ chức". Ông khẳng định: "Chúng ta đã nghèo, không lo cho họ cho tử tế, kỷ luật mấy người đấy thì lấy ai vẽ tranh áp phích, làm thơ viết văn, hát hò động viên phong trào đây?". Ông Kim Ngọc đã chỉ bảo cách ứng xử cho cán bộ cấp dưới: "Anh em văn nghệ sĩ về với tỉnh, không phải là tìm miếng chín của chúng ta. Nhưng không vì thế mà chúng ta sơ lược trong mối quan hệ với anh em…".

Vào một tối mùa đông giá buốt năm 1973, tại đồi Sỏ Búa nơi cơ quan Ty Văn hóa đóng ngày sơ tán, đã ra mắt Ban vận động Ban vận động thành lập Hội Văn học  nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phú. Khách của Trung ương có các nhà văn Bảo Định Giang, Hà Mậu Nhai, Hà Minh Tuân, họa sĩ Hồ Quảng…Cuộc họp đang trao đổi về sự cần đồng thuận khái niệm "Một nhà hai mái" ( Ty Văn hóa , Hội Văn nghệ) chung một mục đích hoạt động theo cách ví von của nhà thơ Huy Cận - Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Trong tranh luận về mối quan hệ giữa văn nghệ địa phương với văn nghệ trung ương, có người quan niệm văn nghệ trung ương là sản phẩm hạng nhất, văn nghệ địa phương là hạng nhì. Bí thư Kim Ngọc chợt xuất hiện. Ông cáo lỗi với hội nghị lý do cuộc họp ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa kết thúc nên đến muộn. Ông Kim Ngọc đã trực tiếp gõ vào điều chúng tôi đang tranh luận: "Một nhà hai mái nhưng chung một chiến hào trên mặt trận văn hóa văn nghệ'. Về mối quan hệ văn nghệ địa phương, văn nghệ trung ương, ông dí dỏm đặt vấn đề: "Tiếp khách của Trung ương hôm nay, ở trên bàn tôi chỉ thấy có chè Hồng Đào, kẹo bánh Hải Châu, thuốc lá Thăng Long. Những thứ ấy các anh ở Trung ương không còn xa lạ. Đáng lý ra trên bàn phải có quýt Hạ Hòa, bưởi Chí Đám, chè móc câu Phú Thọ, thuốc lá Làng Chanh sợi vàng… sản vật nổi tiếng của tỉnh đã có tiếng vang cả nước. Văn nghệ địa phương tỉnh ta góp cho văn nghệ Trung ương các tác phẩm phải na ná như quýt, bưởi, chè, thuốc lá. Điều nôm na tôi nêu lên không biết các văn nghệ sĩ có đồng tình không?". Tiếng vỗ tay, nét mặt hân hoan của các đại biểu lúc ấy còn lưu mãi trong tôi đến tận hôm nay. Ngày Đại hội thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh vào quý I năm 1975, vừa bước vào hội trường, ông vui vẻ, cởi mở hỏi: "Hội nghị các đồng chí có gì ăn tươi không? Văn nghệ cũng phải góp sức làm nhiều thức ăn chứ?". Ông căn dặn lãnh đạo hội: "Các đồng chí nhớ thực hiện đúng đường lối và đừng quên chế độ "chiêu hiền đại sĩ". Nhớ thực hiện "đơn đặt hàng" của tỉnh này đấy nhé".

Một Bí thư tỉnh ủy hiểu tâm tư văn nghệ sĩ; được các thế hệ văn nghệ sĩ viết bài ngợi ca; kể ra cho đến nay ở nước ta cũng không phải là nhiều

Nguyễn Cảnh Tuấn

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文