Thi sĩ Nguyễn Công Trứ từng đóng giả thầy tu:

Chuyện lạ có thật!

11:00 20/01/2010
Tôi là người nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Ninh Bình. Bởi vậy, về thời gian thành lập huyện Kim Sơn, hiện trong tay tôi có nhiều tài liệu. Xin đơn cử một vài ví dụ:

Sách "Đại Nam thực lục" - tập II của Quốc sử quán triều Nguyễn, do NXB Giáo dục xuất bản năm 2004, trang 843 có đoạn:

"Tháng 3 năm Kỷ Sửu (1829) …

Bắt đầu đặt huyện Kim Sơn, lệ và phủ Yên Khánh, Ninh Bình. Lĩnh Dinh điền sứ là Nguyễn Công Trứ, ở phía ngoài đê Hồng Lĩnh đo được số ruộng hoang là 14.620 mẫu, chia cấp cho dân nghèo hơn 1.260 người. Lập thành 3 làng (Lý), 22 ấp, 24 trại và 4 giáp chia làm 5 tổng, tâu xin đặt riêng một huyện gọi là Kim Sơn".

Sách "Đại Nam chính biên liệt truyện" (Nhị tập) của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn cũng viết:

"Lại xin đo đạc chia khẩn đất ở ven biển ngoài núi Hồng Lĩnh phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, được 3 làng, 22 ấp, 24 trại, 4 giáp đinh hơn 1.260 người ruộng hơn 14.620 mẫu, lập làm một huyện, gọi là huyện Kim Sơn" ("Đại Nam chính biên liệt truyện" - NXB Thuận Hóa - Huế - 1993 - trang 373).

Hai cuốn sử của Quốc sử quán triều Nguyễn đều ghi như thế. Để khẳng định thêm, tôi tìm đọc cuốn "Tư liệu về Nguyễn Công Trứ" do Mai Khắc Ứng sưu tầm và biên soạn, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh xuất bản năm 2001, trang 39 và trang 168 cũng ghi như trên.

Như thế, có thể kết luận chính xác thời điểm thành lập huyện Kim Sơn là vào tháng 3 năm Kỷ Sửu (1829) chứ không phải cuối năm Kỷ Sửu và khi đó huyện Kim Sơn chỉ có 5 tổng gồm 3 làng 22 ấp, 24 trại, 4 giáp.

Sở dĩ tôi phải nói kỹ điều này vì vừa rồi trên báo Văn nghệ Công an số ra ngày 7 tháng 12 năm 2009, tác giả Lê Hoài Nam có viết bài "Thi sĩ Nguyễn Công Trứ từng đóng giả thầy tu?" phản bác một số tình tiết trong bài "Thầy tu Nguyễn Công Trứ" của tôi (từng được in trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ).

Lê Hoài Nam viết: "Từ tháng 3 năm Kỷ Sửu (1829), Nguyễn Công Trứ tiến hành chỉ huy khẩn hoang ở Kim Sơn, Ninh Bình. Tại đây, cụ Nguyễn còn chiêu tập những tàn quân của Phan Bá Vành và giúp họ trở thành những người lao động tích cực cho cụ. Thế nhưng trong bài "Thầy tu Nguyễn Công Trứ", anh Lã Đăng Bật lại viết: "Như thế Nguyễn Công Trứ đã làm thầy tu từ tháng 9 năm 1827".  Lê Hoài Nam viết như thế là hoàn toàn sai với sách sử, vì tháng 3 năm Kỷ Sửu (1829) đã thành lập huyện Kim Sơn rồi.

Anh Lê Hoài Nam còn viết: "Anh Việt mang ra tặng tôi cuốn diễn ca của nhân dân Kim Sơn chép tay gồm 232 câu, nhưng tôi đọc không thấy 4 câu nói về việc cụ Nguyễn Công Trứ giả làm thầy tu như anh Lã Đăng Bật viết".

Hiện nay tôi có cuốn "Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn - 1829" do Đào Tố Uyên và Nguyễn Cảnh Minh viết, huyện Kim Sơn xuất bản năm 1990, có in bài "Kim Sơn sự tích Doanh điền ca" đó, từ câu 21 đến câu 24 ghi rõ là:

Tháng 9 Đinh Hợi đã tàn
Chẳng ngờ dư đảng tan đàn lẩn quanh
Ra đi người mới giả hình
Làm thày tu đến một mình dò la

Không chỉ in vào cuốn sách này, mà rất nhiều người dân Kim Sơn còn thuộc lòng bài "Kim Sơn sự tích Doanh điền ca", thuộc lòng bốn câu thơ đó. Thế mà Lê Hoài Nam lại bảo là không có? Thật lạ!

Hiện còn tấm bia đá ở chùa Đồng Đắc, xã Đồng Hướng. Tôi có cả bản phiên âm và dịch tấm bia đó, trong đó có đoạn nói về Nguyễn Công Trứ giả làm thầy tu và ở chùa Phúc Nhạc. Anh Lê Hoài Nam không đến chùa Đồng Đắc để đọc tấm bia đó thì làm sao biết được. Ở đền Nguyễn Công Trứ làm gì có tấm bia đó.

Đoạn văn anh Lê Hoài Nam trích trong bài viết của tôi là sai, không đúng với điều tôi viết. Anh Nam "trích": "Lo ngại đám tàn quân này báo thù, đã có thời đoạn Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ phải lui về chùa Phúc Nhạc đóng giả thầy tu để tìm cách tóm bắt những tên tàn quân nói trên và tiếp tục chỉ huy công cuộc khẩn hoang".

Sự thật, tôi viết như sau:

"Trong thời gian đang tổ chức khẩn hoang tại Tiền Hải, Nguyễn Công Trứ đã đến miền đất mở sa bồi, sình lầy mênh mông ở ven biển Ninh Bình để xem xét tình hình trước khi lên quy hoạch chỉ đạo khẩn hoang. Đến đây, ông gặp những nghĩa quân của Phan Bá Vành do thất bại đã lẩn tránh tạm bợ trên vùng đất hoang sơ ven biển đó. Cũng vì sợ nghĩa quân Phan Bá Vành báo thù quan của triều đình, nên Nguyễn Công Trứ không dám xuất hiện công khai. Ông phải bí mật cải trang làm thầy tu và ở luôn chùa Phúc Nhạc (xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) để đi xem xét ruộng bãi".

Lý do Nguyễn Công Trứ đóng giả làm thầy tu là thế!

Ông Lê Xuân Quang đã mất rồi. Bài viết của ông chưa được in trên báo và sách, mới chỉ là bản thảo. Một số điều Quang viết chỉ là suy đoán, không có căn cứ. Hơn nữa, nếu anh Lê Hoài Nam trích văn của người khác - trường hợp người đã mất - thì phải có bút tích in kèm. Ai dám tin là ông Quang đã viết như thế, chưa kể đó mới chỉ là bản thảo?

Mượn lời của người chết không có căn cứ để tranh luận với người sống có nên không?

Khi tranh luận một vấn đề thuộc về khoa học hoặc lịch sử thì hai tác giả tranh luận với nhau trên văn bản, không cần phải như anh Lê Hoài Nam viết: "Vì thân thiết với cả hai mà tôi muốn trộm vong linh bác Quang, lờ chuyện này đi. Song le, thỉnh thoảng nhớ đến bác, tôi lại có cảm giác không yên ổn, cảm thấy rất thiếu trách nhiệm với người đã khuất".

Cứ cho là anh Lê Hoài Nam được quyền làm điều đó thì phải có cơ sở khoa học để tranh luận.

Anh Lê Hoài Nam không những trích dẫn không đúng nội dung bài viết của tôi, anh còn đưa ra một số nhận định không biết dựa trên cơ sở nào.

Chính "sự phi lý về mốc thời gian" mà anh Lê Hoài Nam đưa ra không chính xác đã làm cho độc giả hiểu sai về thời gian thành lập huyện Kim Sơn và hiểu sai về bài viết của tôi.

Thành phố Ninh Bình, ngày  7 tháng 12 năm 2009

Lã Đăng Bật

Tối 26/4, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), trưa cùng ngày, tại khu vực Kẹt Càng đước (thuộc ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) xảy ra cháy rừng, lực lượng chức năng vẫn đang triển khai các giải pháp dập lửa.

Liên quan sự cố hàng chục học sinh ở huyện miền núi Khánh Sơn nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong như Báo CAND đã thông tin, chiều 26/4 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có báo cáo kết thúc điều tra vụ việc này.

Ngày 25/4, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Giám đốc Công an tỉnh Nam Định về thành tích triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.

Ngày 26/4, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết, vào cuối buổi chiều nay, lực lượng cứu nạn đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật đò xảy ra trên sông Chanh.

Đó là một trong những nội dung trọng tâm được Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại buổi tiếp Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Miyazaki Katsura, diễn ra chiều 26/4, tại Hà Nội.

Sau những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 26/4, nhiều khu vực ở TP Cần Thơ xuất hiện trận mưa "vàng” giải nhiệt. Trận mưa lớn khiến người đi đường bất ngờ, phải tấp xe vào lề đường trú tạm.

Chiều 26/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã phối hợp cùng Công an TP Tây Ninh và Công an huyện Tân Châu bắt giữ Nguyễn Văn Hoàng Tuấn (SN 2002) và Trần Văn Thơm (SN 2001, cùng ngụ huyện Tân Châu) để điều tra, làm rõ về hành vi cướp giật tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文