Chuyện về bút danh và tên tác phẩm

16:00 06/12/2006

Lấy tên Trần Bình Minh, ông ngại, vì tên Trần Bình Minh có vẻ đại ngôn, thiếu khiêm tốn chăng? Bởi “bình minh” là buổi sớm, lúc mặt trời mới mọc mà! Ông liền thay chữ đệm Minh thành Nhuận.

Thành danh mới chọn bút danh

Nhà thơ Trần Nhuận Minh từng làm công tác biên tập tại báo Văn nghệ Vùng mỏ, Văn nghệ Quảng Ninh, Văn nghệ Hạ Long (ba tờ báo này là một), từng là Tổng biên tập, rồi Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh cho đến lúc nghỉ hưu (nhà thơ sinh năm 1944 tại Điền Trì, Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương). Ông đã in trên mười đầu sách cả thơ và văn xuôi. Có tập tái bản tới 5 lần (tập “Nhà thơ và hoa cỏ”).

Cả văn và thơ, Trần Nhuận Minh đã nhận nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Trước thời kỳ đăng quang này, ông đã có một tên khác, ngày nay ít ai biết. Ấy là, trước năm 1970, khi chưa thành danh ông có tên là Trần Bình Minh. Theo báo “Hà Nội Mới chủ nhật”  ra ngày 19/11/1990 nhà báo Hồ Xuân Sơn được nhà thơ Trần Đăng Khoa “tiết lộ” về bút danh của anh mình thời kỳ mới vào làng văn là Trần Bình Minh như sau: Năm 1968, khi ấy Trần Đăng Khoa mới mười tuổi thì nhà thơ Trần Bình Minh thời gian này (1962 - 1969) đang là giáo viên dạy văn đã xuất hiện trên văn đàn, nhưng chưa nổi lắm. Phải đến thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước ông mới nổi danh với nhiều giải thưởng liên tiếp ở tỉnh và ở Trung ương.

Sau năm 1969 ông không lấy tên là Trần Bình Minh nữa mà là Trần Nhuận Minh. Lấy tên Trần Bình Minh ông ngại, vì tên Trần Bình Minh có vẻ đại ngôn, thiếu khiêm tốn chăng? Bởi “bình minh” là buổi sớm, lúc mặt trời mới mọc mà! Ông liền thay chữ đệm Minh thành Nhuận. Bút danh này vừa là tên thật, vừa đẹp, vừa khiêm tốn, ông sử dụng nó suốt từ đó đến nay.

Càng thành danh, ông càng tỏ ra khiêm tốn, sự khiêm tốn của ông thể hiện không chỉ ở việc chọn bút danh, cũng vừa là tên thật, mà còn thể hiện trong cách viết, cách nói khi ta đọc những bài viết, cả khi tiếp xúc với ông. Mới hay văn là người, bút danh cũng là người vậy?

Nhà văn Xuân Cang chọn tên sách

Nhà văn Xuân Cang, tên thật là Nguyễn Xuân Cang, sinh ngày 25/12/1932, tại xã Phú Thụy, Gia Lâm, Hà Nội. Ông bắt đầu làm báo viết văn từ năm 1949, và thành danh vào những năm sống và viết ở khu gang thép Thái Nguyên 1959-1970. Năm 1959, công trường gang thép Thái Nguyên thành lập - khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc.

Tại đây có hai nhà văn sống và làm việc khá lâu, trên dưới mười năm. Đó là nhà văn Lê Minh (con gái nhà văn Nguyễn Công Hoan) và nhà văn Xuân Cang. Sau này là Chu Hồng Hải, Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Đức Thiện là những nhà văn trưởng thành từ công nhân ở đây. Nhà văn Xuân Cang đã viết những tập tiểu thuyết, truyện ngắn: “Nhật ký trên cao”, “Suối gang”, “Những vẻ đẹp khác nhau”, “Đôi cánh”…

Năm 1966, lúc giặc Mỹ cho máy bay đánh phá ác liệt miền Bắc cũng là thời gian nhà cách mạng lão thành Trần Bảo, Chủ tịch Công đoàn khu gang thép kể lại cuộc đời hoạt động của ông ở nhà tù Côn Đảo cho nhà văn Xuân Cang. Nhà văn Xuân Cang phải đào một cái hầm ở ngay trong nhà tại khu đồi Độc Lập có nóc hầm là một tấm bêtông để cất giữ bản thảo, phòng khi bất trắc xảy ra, vì lúc bấy giờ khu công nghiệp này là mục tiêu quan trọng. Viết được đến đâu nhà văn lại cất bản thảo xuống chiếc hầm đó, coi như một vật báu.

Bản thảo của Xuân Cang viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Bảo đã phải “ẩn nấp” dưới hầm suốt ba năm trời. Năm 1969 đứa con tinh thần ấy mới được lôi từ dưới hầm lên trao cho nhà văn Nguyễn Anh Tài (là biên tập viên Nhà xuất bản Lao động).

Sau nhiều lần thay đổi tên cuốn sách, nhà văn cảm thấy chưa thích hợp nhưng rồi đến năm 1960 một hôm nhà văn Xuân Cang đọc bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu trên báo Nhân Dân, trong bài có câu:

Đảng ta sinh ở trên đời

Một hòn máu đỏ nên người hôm nay

Nhà văn Xuân Cang liền đặt tên cho cuốn tiểu thuyết đó là “Hạt máu”. Từ hòn máu trong thơ đến hạt máu trong tiểu thuyết là vậy. Đặt tên sách rồi nhà văn Xuân Cang đến gặp đồng chí Trần Bảo hỏi: “Em đặt tên sách vậy có được không anh?”. Đồng chí Trần Bảo gật đầu cười tỏ vẻ bằng lòng lắm.

Vậy là, từ một tác phẩm văn học đến việc đặt tên cho đứa con tinh thần đâu phải dễ dàng!

Lê Hồng Thiện

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文