Chuyện về chàng con rể một nhà thơ lớn...

11:02 15/04/2016
Trong ba anh em tôi  (Lê Khánh Hoài, Lê Khánh Châu và Lê Khánh Như), thì Châu là người ít dính dáng tới văn chương nhất, vì từ nhỏ em đã say mê toán học và suốt ngày đêm "ăn toán, ngủ toán và bạn bè cũng dân toán". Thế mà rồi sau này, duyên phận thế nào, tôi thì trở thành con rể của một giám đốc ngành Giao thông vật tải, cô em gái Như có thời gian làm biên tập viên Văn nghệ thiếu nhi Đài Tiếng nói Việt Nam, thì làm dâu một nhà ngành Y, còn riêng Châu là Tiến sỹ toán cơ lại trở thành con rể một nhà thơ lớn - nhà thơ cách mạng.


Nguyên là sau lớp 10 phổ thông, do học giỏi toán, Châu được tuyển thẳng vào học Đại học Kỹ thuật Quân sự (cùng lớp với Trương Gia Bình…), rồi sau đó được sang học tại MGU (Liên xô cũ). Ở đây Châu thân với một nữ sinh Việt Nam học ngành Sinh vật và rồi hai người nẩy nở tình yêu.

Ngày cô gái này về nước, Châu viết một lá thư cho ba mẹ cô gái: "Thưa hai bác, cháu là Lê Khánh Châu. Cháu yêu con gái hai bác và con gái hai bác cũng yêu cháu. Hiện cháu đang vừa học, vừa làm thêm để tới đây có tiền mua vé máy bay về ra mắt hai bác và xin cưới con gái hai bác". Thấy lá thư của nhà khoa học trẻ  này chân thành và giản dị, nhà thơ lớn liền duyệt ngay chàng rể tương lai và tạo điều kiện cho chàng rể  "về Việt Nam cưới vợ…".

GS-TS Lê khánh Châu cùng vợ là Nguyễn Thanh Hoa và con gái Lê Thanh Ly.

Trong ba anh em, đứa con hợp với mẹ tôi nhất, được mẹ tôi thương yêu nhất, tâm sự sẻ chia nhiều nhất về cuộc đời, về nghệ thuật… và cũng là người  chăm sóc mẹ tôi nhiều nhất, ấy chính là Châu - một Tiến sĩ toán học. Hồi nhỏ, cũng như tôi, Châu (và cả Như) đều ít được gần bố mẹ. Ngày ấy con cán bộ (nghệ sỹ ngày ấy cũng được coi là cán bộ), mà lại cán bộ làm Văn hóa - Nghệ thuật thì cầm chắc là phải xa bố mẹ suốt.

Bởi bố tôi ở báo Nhân dân, thường xuyên đi công tác, rồi lại nhiều năm đi chiến trường Trị Thiên - Huế. Còn mẹ thì quanh năm suốt tháng đi biểu diễn, khi trong nước, khi ngoài nước, khi thì lăn lộn hàng tháng ngoài mặt trận lửa đạn…Tôi ở với ông, bà, còn Châu, Như thì đi trại trẻ, đứa trại trẻ này và đứa trại trẻ kia (sau này ba anh em cùng được đưa về ở chung tại trại trẻ báo Nhân dân sơ tán ở Mỹ Đức - Hà Tây). Lâu lắm lắm mới được bố mẹ tới thăm một lần…

Sau này lớn lên, Châu cũng như tôi nhập ngũ, rồi Châu học Đại học Kỹ thuật quân sự, rồi sang Nga làm Tiến sỹ, rồi lấy vợ là con gái đầu lòng của nhà thơ cách mạng nổi tiếng và ở chính bên nhà vợ, kể như đi ở rể…

Nhưng dù vậy, trong tình yêu của mẹ, Châu bao giờ cũng là đứa con gần gũi nhất. Châu hiền lành, tình cảm, cứ có giây phút nào rảnh rỗi là chạy về bên mẹ ngồi tâm tình hàng tiếng đồng hồ, có buồn vui gì Châu cũng tâm sự cùng mẹ, không miếng ngon nào là không chia sẻ với mẹ. Châu yêu mẹ lắm lắm, yêu đến mức nhiều khi tôi nghĩ trong trái tim Châu không còn chỗ cho tình yêu nào khác ngoài tình yêu mẹ…

Trước khi mẹ tôi quyết định vào Sài Gòn, Châu và Hoa đã rất muốn đón mẹ tôi sang sinh sống tại Đức (Châu là GS-TS giảng dạy tại Đại học Bochum, đã đưa vợ con sang sinh sống ở đây). Ai cũng cho như thế là rất hợp lý, vì đời sống ở Đức cao hơn hẳn ở ta, nhất là Châu lại là một GS-TS nên  tiền lương cũng khá, có thể chăm sóc rất tốt cho mẹ. Hơn nữa mẹ cũng muốn gần gũi Châu nhất. Và cũng có thể thêm một lý do nữa là Thi, con trai của Như - em gái tôi cũng đã sang du học ở Đức… Nhưng khi nhớ con thì mẹ tôi bay sang thăm, có khi ở lại chơi hàng tháng, nhưng ở hẳn bên đó như ao ước của Châu thì không…

Không đón được mẹ sang, thì Châu và Hoa thể hiện tình cảm của mình với mẹ bằng một sự chăm sóc hết lòng. Từ góp tiền mua nhà cho mẹ - một ngôi nhà rất đẹp trong khu sân bay Tân Sơn Nhất, đến việc hàng tháng đều đặn gửi tiền gửi quà về chăm sóc mẹ, dù mẹ ở Hà Nội hay Sài Gòn, với số tiền còn nhiều hơn tiền lương hưu hàng tháng cho một người nghệ sỹ. Và khi vài ba tháng, lúc lâu nhất cũng là một năm, Châu lại bay về thăm mẹ, đưa mẹ đi chơi khi Nha Trang khi Vũng Tàu... Sự chăm sóc của Châu với mẹ, kể cả về vật chất và tinh thần, tôi ít thấy ở những người con trong cuộc sống thực dụng hôm nay. Nó là bài ca của lòng hiếu thảo. Nó cũng chính là niềm an ủi, niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ tôi như là một báu vật của đời…

Tôi nhớ năm 1975, miền Nam giải phóng. Tiễn Châu ra sân bay sang Nga tiếp tục đi học, em hỏi tôi: "Anh Hoài có vào Sài Gòn sống không?". Tôi ôm lấy em và nói: "Châu ơi, em hãy nhớ  bao giờ  anh em mình cũng có chung một người Mẹ, cũng có chung một Tổ quốc em nhé". Sau này Châu tâm sự rằng khi ấy nghe anh Hoài nói thế, em thầm khóc vì xúc động quá. Em cứ nghĩ đất nước thống nhất rồi, anh sẽ về với họ Hoàng, sẽ xa bọn em…

(Cần phải nói thêm để độc giả hiểu, tôi là anh cùng mẹ khác cha với Châu và Như. Bố đẻ tôi chính là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Tôi là đứa con ngoài giá thú của mẹ với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong mối tình đầu tan vỡ của mẹ. Còn hai em Châu và Như là con của mẹ tôi với bố Lê Khánh Căn). Năm 2012, tôi đưa Châu và Hoa về Sơn Diệm - Hương Sơn - Hà Tĩnh là quê bố tôi (Lê Khánh Căn) để nhận biết quê hương và để thắp hương ở nhà thờ dòng họ. Ba anh em đứng bên nhau cùng dâng hương rất cung kính lên ông bà… Đây là lần đầu tiên Châu về thăm quê nội, và cũng là lần đầu tiên, Hoa làm dâu nhà tôi mà về thăm quê chồng…

Năm 2015, Châu và Hoa cùng về nước, và lần này thì chàng rể đã cùng vợ và cô em gái bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng xuôi xe đò tìm về làng Rô giữa rừng xanh từ một tâm nguyện của bố vợ là nhà thơ…

"Ơi làng Rô nhỏ của tôi
Cao cao ngọn núi chiếc nôi đại bàng
Trăm năm ta nhớ ơn làng
Cánh tay che chở bước đường gian nguy".

 hững câu thơ này của nhà thơ cách mạng Việt Nam không chỉ khắc ghi trong lòng bạn  đọc về một làng Rô anh dũng, mà còn để truyền lại cho con cháu, cho những thế hệ sau lòng hàm ơn về một làng Rô đã từng nuôi giấu, chở che cho cách mạng và cho nhà thơ trong một lần vượt ngục năm xưa. Và hôm nay các con ông đã đi trong ánh sáng của những vần thơ người cha để lại để tìm về làng, cái địa danh mà cùng với làng Hanh Cù Hậu Lộc quê  Mẹ Tơm, đã trở nên thân thuộc với họ như chính quê hương mình … 

Đi vào một sáng đầu hạ, vượt qua một trăm cây số đường núi rừng từ Thành phố Đà Nẵng. Ngày xưa khi người cha -  nhà thơ cách mạng thân yêu của họ vượt ngục qua đây, làng chỉ có 12 nóc nhà rách nát, thì đến nay, đã có 42 nóc nhà khang trang lợp ngói, với mấy trăm nhân khẩu. Lại có cả một trường học dành cho các cháu thiếu nhi. Nhớ mãi tâm sự của nhà thơ với các con trước lúc ra đi: "Mấy năm sau ngày giải phóng, ba mẹ có dịp về thăm lại làng Rô. Thấy vẫn còn xác xơ lắm. Nên có đề nghị tỉnh Quảng Nam giúp đỡ cho việc xây dựng lại vài chục nóc nhà bằng gạch ngói, và bày vẽ cho dân làng sản xuất, bảo đảm đời sống ấm no, thanh thiếu niên biết chữ, và tiêu diệt bệnh sốt rét… Không biết làng Rô hôm nay đã đỡ cực khổ chưa? Đó là điều lòng ba còn trăn trở lắm …".

Khi đến nhà già làng Đễ năm xưa, thấy trên bàn thờ, bên cạnh hình già làng Đễ, là hình nhà thơ cách mạng - bố đẻ của Hoa. Dân làng đã thờ nhà thơ như thờ người thiêng liêng nhất. Những người con của nhà thơ khi dâng hương đã không kìm được những dòng nước mắt. Thời gian không nhiều, nhưng họ  vẫn  gắng đi thăm và tặng tiền, quà cho đủ mọi người, từ nhà già làng Đễ đến nhà của Già làng hôm nay, từ nhà đồng chí Chủ tịch xã cho tới những cụ ông cụ bà cao niên nhất... Quà tặng của họ cũng ở chừng mực, nhưng cái  tình của họ thì thực sự làm dân làng hết sức cảm động, bởi họ hiểu cái nghĩa tình này không chỉ là của một thế hệ, mà của nhiều thế hệ gia đình nhà thơ luôn dành cho dân làng…

Và  không dừng lại ở đây. Họ còn kêu gọi bè bạn, anh em, các cơ quan đoàn thể cùng có những hoạt động từ thiện để góp phần hỗ trợ cho bà con làng Rô. Một đoàn bác sỹ Hội Chữ thập đỏ Đà Nẵng bạn của Hoa đã lên khám bệnh và phát thuốc cho bà con, và những người bạn của Châu như bác sỹ Dương Thanh Tùng, Giám đốc dự án Vinamilk Trần Minh Văn đã cùng Châu góp thêm số tiền 20 triệu để mua thuốc cho đoàn bác sỹ lên chữa bệnh cho bà con…

Đón Châu về từ làng Rô, tôi thấy một nụ cười rạng rỡ trên mắt em. Tôi hiểu đấy  là một trong những nghĩa cử ân tình, "cùng chung nhịp tim đập" của em tôi với bố vợ của mình - một nhà thơ lớn, nhà thơ Cách mạng của đất nước Việt Nam thân yêu đó chính là nhà thơ Tố Hữu…

Châu La Việt

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Tờ Telegraph (Anh) dẫn thông báo của AstraZeneca ngày 8/5 cho biết, hãng sẽ thu hồi toàn bộ vaccine COVID-19 trên toàn thế giới. Telegraph cũng cho hay, đơn xin rút giấy phép kinh doanh vaccine COVID-19 tại khu vực Liên minh châu Âu (EU) đã được AstraZeneca nộp hôm 5/3.

Những năm vừa qua, chứng khoán luôn là một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút nhiều người tham gia thử vận may. Bên cạnh những người có kiến thức, chịu khó tìm hiểu thì cũng không ít người nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức đầu tư tài chính nhưng mong muốn đổi đời, giàu nhanh nên đã mất không ít tiền của để đi học và bị các “thầy” dạy chứng khoán online lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên từ vài trăm đến vài tỉ đồng.

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas vừa được nhen nhóm vào cuối tuần trước đã có nguy cơ tắt ngấm sau khi Hamas tấn công một cửa khẩu ở Gaza và Israel đóng cửa văn phòng của Đài truyền hình Al Jazeera tại nước này.

Để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm ngay từ cấp cơ sở. Điển hình, việc xử lý sai phạm tại dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng, phường 1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文