Cố nhà thơ Chu Hoạch: "Chắp tay xin bái biệt làng... Tôi đi"

08:02 09/06/2017
Cố nhà thơ, họa sĩ Chu Hoạch sinh năm 1941, quê ở thôn Thượng Thụy, xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội. Ông làm thơ từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước và nổi tiếng là một thi sĩ - họa sĩ tài hoa. Ông đã in 2 tập thơ và được trao nhiều giải thưởng thơ của Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Hà Nội, Báo Người Hà Nội, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội. 


Thời bao cấp khó khăn, Chu Hoạch được bạn văn liệt vào nhóm "những nhà thơ chân đất" như: Tường Vân, Lê Huy Quang... thường làm thơ và "xuất bản miệng" trong các quán rượu Hà thành.

Tôi có một kỷ niệm thật khó quên về nhà thơ - họa sĩ Chu Hoạch. Trong cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ năm 1989-1990, tôi với ông đều có thơ in và đều được trao giải của cuộc thi này. Những năm ấy, đời sống thi ca đất nước bước vào giai đoạn đổi mới có rất nhiều chuyển biến và sôi động.

Những bài thơ khó in trước đây nay được dịp xuất hiện và công bố. Những bài thơ tưởng chỉ dám đọc cho nhau nghe bên các quán rượu chui nay lại thơm mùi mực in trên các trang báo. Một buổi trưa đầu tháng 1/1991, chúng tôi ngồi đàm đạo với nhau bên mấy cốc bia ở đầu phố Phan Chu Trinh. Chu Hoạch nói: "Theo tin rò rỉ, thơ của anh và chú đều được trao giải cao của cuộc thi thơ này".

Chân dung nhà thơ - họa sĩ Chu Hoạch.

Bữa ấy, hết bia rồi rượu, bạn bè chúc mừng Chu Hoạch và tôi. Gương mặt trầm buồn như giãn ra, Chu Hoạch đọc cho chúng tôi nghe bài thơ "Một ngày" viết hồi ông còn phải đi nạo vét cống ngầm để mưu sinh:

Đưa Em ra bến xong anh vòng về quán nước
Ở đấy - với năm xu - anh được thở dài
Mà ngắm những đốm Hè nồng nực
Nhấp nháy hiện màu nhấp nháy đổi thay
Ngồi hết cái năm xu cũng là kịp vào ngày lao động
Với một chiếc xô tay anh tụt xuống cống ngầm
Thành phố đi trên đầu anh không tiếng vọng
Trừ tiếng thở của mình trầm, chậm, có hồi âm…
Ở đầu cống đằng kia cách hai trăm thước
Người thợ cống lâu năm rủ anh vào cuộc chuyện trò
Và trong cõi âm u nửa bùn nửa nước
Mỗi tiếng thì thầm cũng trở nên to
Cả hai đã nói gì trong âm u bùn nước ấy?
Khi thì nói về những cô gái đến với đời mình để lại ra đi…

Khi thì nói về khẩu súng, về con dao, về hòn đá đợi chồng, về lòng con sông chảy Về những mùi vị bất ngờ được nếm ở trong mơ khi thức dậy chẳng còn gì…

Nhưng nhiều nhất là nói về những người đi trên phố
Những người đi ô tô những người đi bộ ngược chiều nhau
Những người vội vàng những người hớn hở
Và những người đi im lặng cúi đầu...

Câu cuối của bài thơ sau này được Chu Hoạch sửa thành "Và những người đi im lặng lẫn màu…". Có lẽ Chu Hoạch là nhà thơ duy nhất ở nước ta viết được một bài thơ độc đáo về "đời sống cống ngầm" những năm tháng ấy. Con mắt thi sĩ của ông đã phát hiện, đã khắc họa "trong cái cõi âm u nửa bùn nửa nước ấy" câu chuyện của quá khứ và tương lai của con người thời đương đại được nhìn từ dưới cống ngầm. Bài thơ giản dị, khúc chiết và đầy ắp "ý tại ngôn ngoại". 

Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Giải thơ Báo Văn nghệ những năm đổi mới. Chu Hoạch còn nhiều bài thơ đặc sắc khác như: "Quê", "Tĩnh vật", "Gió đầu ô"… đã làm nên gương mặt thơ đặc sắc của ông.

Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc là người bạn thân chí cốt, từng giữ nhiều sổ tay thơ của Chu Hoạch, may là còn giữ được một số cuốn, vì có thời gian, gặp bi kịch tình yêu, Chu Hoạch từng đốt hết thơ của mình. Đến khi Đặng Hữu Phúc mang trả lại ông mấy cuốn sổ tay thơ còn giữ lại, Chu Hoạch mới nhớ ra mình đã từng viết những bài thơ ấy.

Một đệ tử khác của Chu Hoạch là họa sĩ Phan Vũ Khánh, người từng "cắp tráp" theo ông lang thang đi vẽ suốt mấy chục năm ở Hà - Nội - Phố cho biết, thầy trò họa sĩ những năm đói kém ấy, suốt ngày chỉ xơi mỳ ăn liền và rượu suông nhưng vẫn cháy bỏng tình yêu hội họa và thi ca.

Tâm sự với tôi, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc ân hận: "Do yêu mến bạn quá nên thỉnh thoảng tôi lại đem thuốc lá và rượu trắng đến cho Chu Hoạch, nhưng không ngờ rằng mình đang làm bạn mòn mỏi, héo rũ vì nicotin và cồn. 

Những năm cuối đời, Chu Hoạch sống một mình, suốt ngày chỉ có rượu, thơ và vẽ. Anh đốt cháy mình cho nghệ thuật tới phút tận cùng. Có đêm thức dậy, khát quá, Chu Hoạch phải uống rượu thay nước vì bình thủy đã cạn sạch. Thế thì gan, ruột thi sĩ làm sao mà không bị hủy hoại, hở ông!".

Ông Phúc kể lại cho tôi nghe bữa rượu định mệnh cuối cùng trong đời Chu Hoạch. Hôm ấy, họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm và mấy người bạn uống rượu mừng Chu Hoạch về một bài báo vừa mới đăng "Chu Hoạch một thân, một phận như tôi biết" của tác giả Nguyễn Viết Bình. 

Mấy ngày trước đó, Chu Hoạch nói gở: "Không khéo, tôi sắp "đi" các ông ạ, vì tôi được cái lộc lớn quá, trước nay chưa bao giờ thấy. Như được mách bảo, một người đã tìm đến nơi tôi ở trọ, mua sạch mấy bức chân dung sơn dầu và ký họa, trả tôi khoản tiền đủ trả nợ mấy tháng tiền thuê trọ của tôi".

Hôm ấy, mấy người bạn cùng với Chu Hoạch uống rượu và nhâm nhi bài báo rất hay nói trên. Có ngờ đâu đấy là bài "văn điếu" mà Chu Hoạch được đọc cuối đời mình. Đêm hôm ấy, độc thân một mình tại nhà trọ, Chu Hoạch bị ngã từ trên giường, dập đầu xuống đất, không ai biết. Hôm sau, linh tính mách bảo thế nào, con trai ông xuống nhà, thấy bố nằm bất tỉnh dưới nền, vội cùng họa sĩ Phan Vũ Khánh, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đưa ông tới bệnh viện cấp cứu, một tuần sau, Chu Hoạch qua đời…

Mới đây, trong đêm nhạc "Hà Nội, em và thu chớm đông sang" của nhạc sĩ Phú Quang tại Hà Nội, khi giao lưu với khán giả, Phú Quang đã bật khóc khi nhắc về cố họa sĩ - nhà thơ Chu Hoạch mà ông đã phổ thơ. Cuộc đời thi sĩ lãng tử và nghèo khó của Chu Hoạch gắn bó với nhiều văn nghệ sĩ và một số bài thơ của ông đã được các nhạc sĩ đương đại nổi tiếng phổ nhạc như: Đặng Hữu Phúc, Phú Quang, Phó Đức Phương, Nguyễn Cường, Ngọc Đại…

Trong đêm nhạc xúc động ấy, nhạc sĩ Phú Quang trải lòng với khán giả: "Tôi có một ông bạn họa sĩ yêu thơ. Ông này có cuộc sống rất khổ. Khi gia đình khó khăn cũng là lúc vợ ông sang nước ngoài kiếm sống.

Trong tình cảnh thơ và tranh không bán được, ở nhà, ông họa sĩ có khi phải đi kéo xe để nuôi con. Nhưng vì dáng quá gầy gò nên rồi không ai thuê ông ta nữa. Ông họa sĩ đành phải xin làm công nhân móc cống để mưu sinh. Cuối cùng chờ đợi bao nhiêu năm vợ ông cũng về nước. Ông rất mừng nhưng khi gặp lại được người vợ thì cũng là lúc người đàn bà đó đòi chia tay.

Cái nghèo, cái khó cứ thế đẩy hai người yêu nhau ra xa dần, thành thử sợi dây níu kéo cuối cùng chỉ còn là tình nghĩa. Rốt cuộc, người đàn ông tự trọng ấy đã chọn cách "ra đi gọn nhẹ" để không làm người phụ nữ của mình phải khó xử thêm nữa, và cũng là cách giải thoát cho mình. Sau lúc buồn bã nhất, năm 1979 Chu Hoạch đã viết bài thơ Thu và khi đọc thấy xúc động nên tôi đã phổ nhạc".

Nguyên văn bài thơ Thu của Chu Hoạch như sau: Thu rất thật thu là cái lúc chớm Đông sang/ Em rất thật Em là lúc Em hoang mang lựa chọn/ Anh rất thật anh là sớm biết ra đi nhẹ gọn/ Để tránh cho Em bớt một lời chào/ Và/ Bớt cho đời một chút gió xôn xao…". 

Bài hát chính của đêm nhạc "Hà Nội, em và thu chớm đông sang" được chính nhạc sĩ Phú Quang thể hiện. Câu chuyện xúc động về hoàn cảnh ra đời ca khúc này không chỉ khiến tác giả rơi nước mắt mà còn khiến nhiều khán giả chạnh lòng về cuộc sống bất hạnh của một họa sĩ nghèo.

Ôn lại những kỷ niệm về họa sĩ Chu Hoạch, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết: "Chu Hoạch trước khi thành họa sĩ, anh đi bộ đội, trở về làm công nhân công trình đô thị chuyên đi vét cống ngầm dọc phố phường Hà Nội ban đêm. Ngày vẽ và làm thơ.

Mười năm cuối đời, anh ở trọ quanh khu Kim Liên, Phương Mai. Tôi mấy lần đến xem anh vẽ, vừa uống rượu, vừa vẽ. Nhiều tranh vẽ thiếu nữ rất đẹp. Có lẽ vì thế mà nhiều "người mẫu" cũng đem lòng yêu anh. Và cũng vì thế mà anh viết nhiều thơ tình. Gần đây, tôi gặp lại một "người mẫu" của anh, một người đẹp Hà thành mà bạn bè vẫn gọi là "Phương tóc vàng".

Phương đọc thuộc những bài thơ khoảng 30 năm trước Chu Hoạch tặng cô. Có những bài thật dễ nhớ: "Có một nấm mồ không đáy: - thời gian/ Có một nỗi buồn không tan trong thời gian không đáy/ Đó là nỗi buồn của chiếc giày chân trái/ Không tìm thấy chiếc giày chân phải để thành đôi".

Nhiều người đã chép tay các bài thơ của anh như "Cống", "Quê" và "Gió đầu ô", những bài thơ khiến người ta gọi Chu Hoạch là "thi sĩ cống" hoặc "thi sĩ quê". Gần cuối đời, anh nổi hứng dự thi thơ trên Báo Người Hà Nội và được tặng giải, rồi thơ anh cũng được in thành tập. Anh lặng lẽ ra đi vào ngày 4/10/2007 theo cách riêng như thơ anh báo trước: "Ngày hôm nay, tôi nhắc đến chữ chết nhiều/ Chết đâu phải là điều cần tránh/ Chết đó là phần chia tư chiếc bánh/ Mỗi đời người nên biết cách ăn...".

Nhà thơ - họa sĩ Chu Hoạch ra đi đã chục năm, thơ in hai tập với mấy giải thưởng lớn mà không đủ tiền uống rượu, tranh thất lạc nhiều phương với nhiều người tình say đắm, nhưng còn lại vô số thơ hay như đoạn thơ sau:

Quê là có đấy mà không
Đi không ai tiễn về không kẻ chờ…
Lên chùa gặp sãi ngẩn ngơ
Hỏi thăm giếng cũ vườn xưa… sãi cười
Xa quê từ thuở đầu đời
Mất quê chót chặng cuối đời lang thang
Lòng thành thơm một nén nhang
Chắp tay xin bái biệt làng…Tôi đi. 

Nguyễn Việt Chiến

Thực hiện Đề án của Bộ Công an, Công an tỉnh Tiền Giang đã bố trí 989 cán bộ Công an chính quy đảm nhận các chức danh tại 150 Công an xã, thị trấn. Lực lượng Công an chính quy về xã đã bám cơ sở, bám dân, chủ động nắm địa bàn, đảm bảo giữ vững bình yên ở địa bàn cơ sở.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, ngày 29/4, sẽ tới Saudi Arabia nhằm tiếp tục nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tăng tốc nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột và ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố miền Nam Rafah của Gaza. Bên cạnh đó, giao tranh giữa Hezbollah - lực lượng dân quân thân Iran ở Lebanon - với Tel Aviv đang leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Theo thống kê từ Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự kiến lượng khách qua bến xe gia tăng. Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch tổng lượng xe tăng cường 715 xe, trong đó Bến xe Giáp Bát tăng cường 224 xe; Bến xe Gia Lâm tăng cường 82 xe và Bến xe Mỹ Đình là 409 xe.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài hơn mọi năm nên người dân sẽ có nhiều kế hoạch, dự định đi du lịch, nghỉ dưỡng. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thực hiện hàng loạt chiêu trò lừa đảo du lịch khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, nếu không có gì thay đổi, đến tháng 8/2024 chúng ta sẽ có sản phẩm “lúa giảm phát thải”. Đến năm 2025 sẽ triển khai mở rộng và đạt từ 300.000-500.000ha. Ở giai đoạn 2026-2030, mỗi năm tăng thêm 100 ngàn ha để đạt 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hôm 28/4, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ tới Bắc Kinh và gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường. Đây là lần thứ ba ông Elon Musk đến Trung Quốc - thị trường xe điện lớn nhất thế giới, trong vòng chưa đầy một năm. 

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung, những cái chết đau đớn do tự hủy hoại bản thân của học sinh, sinh viên liên tiếp xảy ra, đang trở thành nỗi ám ảnh đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Các chuyên gia tâm lý cảnh báo, nếu gia đình và nhà trường không có giải pháp hỗ trợ kịp thời thì ý nghĩ tự tử trong giới trẻ sẽ có dấu hiệu gia tăng.

Trong trận đấu với Tottenham tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra tối 28/4 (giờ Việt Nam), Arsenal đã dẫn trước tới 3-0 trước đối thủ nhưng suýt chút nữa đánh mất chiến thắng khi để đối thủ ghi liền 2 bàn trong hiệp 2.

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Khi phát hiện người phụ nữ bế trên một cháu bé đang khóc không ngớt và chân tay co giật đứng ở lề đường, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương đưa cháu bé trong tình trạng sốt cao, co giật đến bệnh viện cấp cứu. Do được cấp cứu kịp thời, hiện tại cháu bé đã giảm sốt, bệnh viện đang tiếp tục theo dõi điều trị cho cháu ổn định.

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文