Cố nhạc sĩ Lê Thương: Hòn vọng phu còn đó...

08:00 13/04/2012

Nhạc sĩ Lê Thương tên thật là Ngô Đình Hộ. Ông sinh năm 1914 tại phố Hàm Long, Hà Nội. Theo thông tin từ nhạc sĩ Phạm Duy thì ông là một thầy tu hoàn tục. Nhiều tài liệu ghi bố mẹ ông là những người rất mê cổ nhạc. Có chỗ còn khẳng định họ là nghệ sĩ.

Cùng thế hệ với các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung, Dương Thiệu Tước, Lê Yên, Doãn Mẫn, nhạc sĩ Lê Thương được ghi nhận như một trong những tác giả tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam. Cùng với thời gian, mặc dù tới nay còn một số dữ liệu liên quan đến cuộc đời nhạc sĩ Lê Thương vẫn phải để ngỏ; một số chi tiết vẫn còn ít người biết đến, song nhắc tới sự nghiệp âm nhạc của ông, nhiều khán thính giả vẫn không quên "Hòn vọng phu" và "Bản đàn xuân" - những nhạc phẩm nổi tiếng từng làm nên thương hiệu "vang bóng một thời" của Lê Thương...

Lê Thương theo học trường Nhân Bắc ở Hà Nội, cho đến năm 1935, ông chính thức thành nhà giáo. Thuở còn đi học, Lê Thương rất tích cực tham gia các phong trào ca hát. Sau này, khi thuyên chuyển về dạy học ở Hải Phòng, ông đã cùng với Hoàng Quý, Hoàng Phú (tức nhạc sĩ Tô Vũ), Phạm Ngữ... tụ hợp thành nhóm ca sĩ, nhạc sĩ trẻ để sáng tác và hát phụ diễn cho Ban kịch Thế Lữ mỗi khi ban kịch này có chương trình biểu diễn tại Hải Phòng.

Năm 1938, độc giả và bạn yêu âm nhạc bắt gặp trên Báo Phong Hóa do nhà văn Nhất Linh làm chủ bút các nhạc phẩm như "Bông cúc vàng", "Kiếp hoa" của Nguyễn Văn Tuyên, "Bình minh" của Nguyễn Xuân Khoát, "Khúc yêu đương" của Thẩm Oánh... Trong số này, người ta thấy xuất hiện ca khúc "Bản đàn xuân" của Lê Thương. Hiện có tác giả cho rằng, "Bản đàn xuân" là nhạc phẩm đầu tay của Lê Thương, nhưng cũng lại có ý kiến cho rằng, ca khúc "Tiếng đàn âm thầm" viết năm 1934 mới là tác phẩm đầu tay của ông. Có thể còn ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này, tuy nhiên một điều ta có thể khẳng định chắc chắn là, "Bản đàn xuân" là tác phẩm đầu tiên đưa tên tuổi Lê Thương đến với đông đảo công chúng, là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của ông. Đây cũng là ca khúc đầu tiên của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam được ghi nhận là thành công về chủ đề mùa xuân, hiện vẫn được biểu diễn mỗi dịp tết đến, xuân về.

Xin trích ra đây khúc đầu trong số 3 khúc của "Bản đàn xuân" mà chỉ cần nhắc ca từ, nhiều thính giả sẽ nhớ tới giai điệu ngân vang của nó:

Đàn xuân tủi lòng nẩy cung đợi mong
Reo ai oán trong khuê phòng
Tình tang tang tính tính tình
Tình tang tang tính tính tinh
Lạnh lùng hơn gió ngoài đồng
Ngồi xe chỉ hồng hỏi ai hiểu không
Tiếng oanh muốn nhắn lời thay những tiếng ngân
Như chiếc bóng người chưa dám nhấc chân
Chờ tin thơ chim hoàng oanh đưa
Còn xa bay trong áng sương mờ

Thí sinh Trần Thị Kim Thoa trình bày ca khúc "Hòn Vọng phu" 1 của cố nhạc sĩ Lê Thương tại vòng bán kết cuộc thi Tiếng hát mãi xanh (tháng 3/2012).

Năm 1941, nhạc sĩ Lê Thương rời Hải Phòng vào sống và làm việc tại một số tỉnh, thành ở phía Nam. Thoạt đầu, ông ở Bến Tre, sau đó lên Sài Gòn tham gia sinh hoạt âm nhạc cùng các văn nghệ sĩ ở đây. Nếu như thời kỳ ở miền Bắc, ngoài "Bản đàn xuân", Lê Thương còn có một số nhạc phẩm ít nhiều được chú ý như "Tiếng đàn đêm khuya", "Một ngày xanh", "Trên sông Dương Tử", "Thu trên đảo Kinh Châu" thì trong thời kỳ đầu định cư tại miền Nam, ông đã có một số ca khúc, mà chủ yếu là phổ thơ, như ca khúc "Lời kỹ nữ" (phổ thơ Xuân Diệu), "Bông hoa rừng" (phổ thơ Thế Lữ), "Tiếng thùy dương" (phổ thơ Huy Cận, bài "Ngậm ngùi"), "Tiếng thu" (phổ thơ Lưu Trọng Lư)…Tuy nhiên, chỉ đến khi Lê Thương cho ra đời bộ tổ hợp liên khúc "Hòn Vọng phu" (được viết lần lượt trong các năm 1943, 1946 và 1947) thì tài năng của ông mới thực sự chói sáng, tên tuổi ông mới chinh phục được những chuyên gia âm nhạc khó tính nhất. Họ cho rằng, tổ hợp liên khúc "Hòn Vọng phu" của Lê Thương đã đánh dấu sự phát triển ở mức cao nhất những thủ pháp viết ca khúc và phát triển ngũ cung. Tổ hợp liên khúc này thực chất là một câu chuyện tình mang dáng dấp sử thi, nội dung được khai thác và ảnh hưởng từ các tích truyện về người đàn bà bồng con chờ chồng trong văn học cổ, từ truyện dân gian về nàng Tô Thị tới tác phẩm thơ "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm.

Theo một số đồng nghiệp của nhạc sĩ Lê Thương cho hay, "Hòn Vọng phu" được "manh nha" từ nhạc phẩm "Nàng Hà Tiên" mà ông sáng tác những ngày tháng đầu đặt chân tới đất phương Nam. "Nàng Hà Tiên" khởi nguồn từ một mối tình âm thầm, đơn phương của ông với một kiều nữ, sau này là phu nhân của một nhạc sĩ nổi tiếng. Tất nhiên, vì mọi sự mới chỉ là tơ tưởng nên với ca khúc này, Lê Thương đã mượn chuyện khác để nói chuyện lòng mình. Trong ca khúc này, nhạc sĩ đã kể chuyện người yêu người rồi đẻ ra… tiên; tiên cũng vì yêu mà biến thành một vùng trời đất thơ mộng là thắng cảnh Hà Tiên: "Từ  mộng thuyền quyên/ Tới giấc mơ huyền/… Từ rày Hà Tiên/ Thành một bờ bến…".

Thời gian nhạc sĩ Lê Thương sáng tác "Hòn Vọng phu" 1 được xác định là vào năm 1943 và tại Bến Tre. Mở đầu bài hát, nhạc sĩ vẽ ra cảnh người chồng theo lệnh vua ra mặt trận trong tiếng trống thúc dồn: "Lệnh vua hành quân trống kêu dồn/ Quan với quân lên đường/ Đoàn ngựa xe cuối cùng/ Vừa đuổi theo lối sông/ Phía cách quan xa trường/ Quan với quân lên đường/ Hàng cờ theo trống dồn/ Ngoài sườn non cuối thôn/ Phất phơ ngậm ngùi bay...". Trong khi đó, người vợ ở nhà ngày ngày ôm con chờ chồng để rồi chờ mãi tới… hóa đá: "Người không rời khỏi kiếp gian nan/ Người biến thành tượng đá ôm con".

Năm 1946, Lê Thương sáng tác tiếp "Hòn Vọng phu" 2 (còn gọi là "Ai xuôi vạn lý"). Vẫn cảnh mẹ con người đàn bà hóa đá chờ chồng nhưng ngày càng gợi nỗi bi thương ngùi ngẫm: "Người vọng phu trong lúc gió mưa/ Bế con đã hoài công để đứng chờ/ Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về/ Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ…/…Có ai xuôi vạn lý, nhắn đôi câu giúp nàng/ Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng...".

Năm 1947, Lê Thương kết thúc bộ tổ hợp liên khúc bằng "Hòn Vọng phu" 3 (còn gọi là "Người chinh phu về"). Cuối ca khúc là hình ảnh người chinh phu cưỡi ngựa trở về, nhưng là "cuộc trở về đã quá muộn màng, ai oán": "Nhớ cố hương lưu luyến tấc lòng mau dồn chân/ Vết bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu/ Từ bóng cây ngôi mộ bên đường/ Từ mái tranh bên đình trong làng/ Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống/ Bao mối thương vang động trong lòng".

Có thể nói, đến nay, tổ hợp liên khúc "Hòn vọng phu" vẫn được xem là chùm tác phẩm lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Bản thân nhạc sĩ Văn Cao cũng từng thừa nhận ông đã ảnh hưởng Lê Thương trong việc học tập và kế thừa nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

Trong hồi ký của mình, phần liên quan tới bậc đàn anh Lê Thương, nhạc sĩ Phạm Duy kể: "Trong số những bạn đồng nghiệp, tôi yêu nhất nhạc sĩ Lê Thương. Anh rời Bến Tre lên Sài Gòn làm nghề thầy giáo... Lê Thương làm thơ, làm nhạc rất bay bướm nhưng anh có cuộc sống rất giản dị... Vào những năm đầu của cuộc chiến Nam Bộ, cũng như hầu hết những người trai của thời đại, Lê Thương có những đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chống xâm lăng, giành tự do, độc lập của toàn thể nhân dân... Lê Thương cũng là người chuyên soạn nhạc cho thiếu nhi, thiếu niên qua những bài "Thằng Cuội", "Tuổi thơ"... Bài "Bà Tư bán hàng" và bài "Học sinh hành khúc" phổ biến đến độ có những câu nhại... Tôi vẫn quan niệm bài hát nào có lời ca nhại là bài hát thành công nhất".

Nhân nhắc tới ca khúc "Bà Tư bán hàng" của Lê Thương, thiết nghĩ cũng cần nói thêm: Chính vì ca khúc này (ca khúc nói về một bà mẹ thành phố có các con tham gia kháng chiến) mà nhạc sĩ Lê Thương đã bị thực dân Pháp bắt giam vào khám Catinat (năm 1951).

Sinh thời, để mưu sinh, ngoài sáng tác ca khúc đơn thuần và sáng tác nhạc phim cho Hãng phim Mỹ Vân, Lê Thương còn tham gia giảng dạy tại một số trường tư thục ở Sài Gòn. Có thời kỳ, ông làm công chức ở Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục. Về tình riêng, Lê Thương từng lập gia đình với một phụ nữ học ở Pháp về và có với bà này 9 mặt con. Nhạc sĩ Lê Thương qua đời tại TP Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 9 năm 1996. Trước đó ít năm, ông rơi vào tình trạng mất trí nhớ.

Nhạc sĩ Phạm Duy từng nhận xét: "Trong làng tân nhạc, Lê Thương là người trí thức nhất"

Nguyễn Trọng Mừng

Mười năm trước, tháng 3/2014, có dịp ra Hà Nội, tôi đến thăm Đại tá Lê Trọng Nghĩa - nhân chứng ở Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm ấy đã 92 tuổi nhưng trước chồng tư liệu lịch sử, ông vẫn tìm ra bức ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các sĩ quan cao cấp đang thông qua phương án tác chiến tại Sở chỉ huy mặt trận ở bản Nà Táu”. Ông sôi nổi kể lại sự kiện lịch sử mà ông là một nhân chứng.

Do chỉ có duy nhất 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu, Ngân hàng Nhà nước đã phải tiếp tục hoãn đấu thầu vàng miếng phiên thứ 2.

Ngày 25/4, TP Bến Cát (Bình Dương) tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường An Điền, phường An Tây và TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương.

Còn nhớ những ngày cuối năm ngoái, dư luận cả nước đã chấn động và thán phục trước kỳ tích của Công an TP Hải Phòng khi làm rõ thủ phạm giết giết người giấu xác trong bể nước sau 13 năm. Và khi chiến tích ấy đã có độ lùi về thời gian, chúng tôi mới được nghe kể tường tận về hành trình đầy gian truân khi bước vào cuộc điều tra có thể nói là “khó hơn lên trời”.

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày khiến nhu cầu du lịch của người dân tăng cao. Đánh vào tâm lý của nhiều người muốn săn combo du lịch giá rẻ nên các đối tượng lừa đảo đã vẽ ra nhiều chiêu trò để dụ “con mồi”. Khi “con mồi” đồng ý mua gói dịch vụ combo giá rẻ, chúng sẽ yêu cầu họ chuyển trước tiền cọc rồi sau đó chặn số và lặn mất tăm.

Sau một thời gian điều tra, xác minh, trưa 23/4, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Hòa Bình phối hợp Công an TP Hòa Bình đã triệt phá thành công tụ điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại chung cư Dạ hợp 12 tầng thuộc tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình do đối tượng Bùi Tuấn Anh, SN 1987, trú tại địa chỉ trên cầm đầu.

Hằng năm, cứ đến dịp 30/4, cả nước hân hoan mừng ngày chiến thắng. Mỗi thế hệ có một cách cảm nhận riêng về sự kiện đất nước thống nhất, non sông liền một dải. Với tôi, cũng có cảm nhận riêng về ngày 30/4 trong ngót nửa thế kỷ qua...

Trong thời hoa lửa của chiến tranh vẫn đẹp mãi câu chuyện của một người phụ nữ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân để góp phần cho đất nước độc lập, thống nhất. Đó là bà Nguyễn Thị Minh Châu (sinh năm 1945) - nữ Trưởng Công an xã được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới tròn 25 tuổi.

Ngày 25/4, TAND tỉnh Tiền Giang mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Chơn, nguyên giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Tiền Giang), Võ Thanh Bình (nguyên trưởng Khoa xét nghiệm), Triệu Vương Tuyền (dược sĩ) và Đặng Minh Uy (nhân viên Khoa xét nghiệm) về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Sáng 25/4, ông Đào Văn Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên đã bị bắt tạm giam do có liên quan đến vụ án hình sự "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" xảy ra tại Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên (An Giang).

Việc sáp nhập các xã, phường nhỏ để thuận tiện công tác quản lý, giảm số lượng cán bộ, công chức là cần thiết và là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, việc này đang được dư luận hết sức quan tâm, trong đó, ý kiến nhiều nhất là tên gọi các xã, phường mới, bởi, tên làng/xã không đơn thuần là sự định danh một cộng đồng dân cư - một thiết chế xã hội tồn tại bền chặt cùng lịch sử đất nước, quốc gia dân tộc, mà còn gắn liền với văn hóa, con người mảnh đất ấy. 

Ngày 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II, năm 2024. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay trong các kỳ lễ hội được tỉnh Đồng Tháp tổ chức.

Ngày 25/4, thông tin từ UBND thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ lật thuyền khiến 4 người bị mất tích khi đang di chuyển ra vùng nuôi trồng thủy sản.

Đầu tháng 4/2024, tiêm kích Su-34 của Nga đã dội bom nhiệt áp loại ODAB-500 xuống các cứ điểm của lực lượng Ukraine. Trước đó, vào hôm 16/3, Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố, lực lượng nước này đã thực hiện cuộc tấn công chính xác từ trên không nhằm vào địa điểm triển khai của nhóm Kraken (đơn vị đặc nhiệm của Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine) và tiêu diệt tới 300 binh sĩ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文