Đệ nhất dị nhân làng thơ dân gian Việt Nam

08:00 25/02/2017
Có lẽ cái "gien thơ phú" của nhà thơ dân gian Bảo Sinh là do bố ông truyền lại. Bảo Sinh khẳng định với tôi, bố ông là cụ Nguyễn Hữu Mão làm thơ gấp mười lần ông, với số lượng thơ nếu đem cân phải xấp xỉ cả tạ...


Kỳ 2: Người làm thơ đầu tiên ở Việt Nam trả tiền “nhuận tai” cho người nghe


Cụ Mão là người làm thơ đầu tiên ở Việt Nam nghĩ ra việc trả "nhuận bút tai" cho những người đến nghe thơ của ông. Vì thế, cứ chiều nào cụ Mão ra Hồ Gươm ngồi hóng mát là các bà, các chị xúm lại đòi nghe thơ cụ để được lĩnh tiền thưởng.

Ông Bảo Sinh kể với tôi: Nhiều người cho rằng, cụ Nguyễn Hữu Mão là người mê thơ nhất nước Việt Nam. Cụ làm thơ từ năm lên 10 tuổi đến tận năm 95 tuổi, nhưng không chịu xuất bản tập thơ nào mà chỉ thường xuyên "xuất bản mồm" cho người nhà và những bà sồn sồn yêu thơ quanh Hồ Gươm đến nghe thơ và "hóng tiền bo" của cụ.

Năm 2006, cụ Mão ốm nặng, cầm tay anh con trai (tức Bảo Sinh) cũng mê thơ như cụ và hỏi:

- Người thì bảo thơ tôi hay hơn thơ anh, người thì bảo thơ anh hay hơn thơ tôi, anh thấy thế nào?

Bảo Sinh xúc động đáp:

- Thơ của bố hay hơn con là cái chắc.

Cụ Mão ngồi phắt dậy, mặt rạng rỡ:

- Thế là anh đã báo hiếu quá đủ cho tôi rồi. Bao nhiêu sự sai lầm của anh với bố, bố cho qua tất.

Người Việt Nam vốn coi thơ như một tôn giáo, nhưng người mê thơ kỳ lạ như cụ Nguyễn Hữu Mão quả là xưa nay hiếm. Ông Bảo Sinh cho biết, cụ Mão có khuôn mặt hệt như tể tướng Lưu Gù, cụ sinh năm 1911, mất năm 2006. 

Cụ Nguyễn Hữu Mão và Nàng Sơn Nữ - mối tình đầu của cụ Nguyễn Hữu Mão qua nét vẽ truyền thần.

Cụ say thơ từ năm lên 8 đến phút chót cuộc đời. Cụ sinh tại làng Tương Mai, trú quán tại số 7 Ô Quan Chưởng - Hà Nội. Năm 17 tuổi, cụ sống cùng ông chú làm tuần phủ Lạng Sơn. Mối tình đầu của cụ với cô sơn nữ thật say đắm và thê thảm. Cô sơn nữ bị một thanh niên cùng bản ghen và đẩy xuống vực thẳm, mấy ngày sau mới tìm thấy xác. Cụ làm thơ khóc mối tình đầu đầy xúc cảm:

Những mong dốc cả lòng mơ
Dành thời xuân để đợi chờ người yêu
Nhưng than ôi! Sắc diễm kiều
Miệng cười khiến cả một chiều thu say
Mắt nhìn cho lá ngàn bay
Thướt tha dáng liễu hương ngây ngất trời
Đã không còn ở cõi đời
Để cùng nhau cạn những lời thề xưa
Thôi đành ôm giấc tàn mơ
Ôm thiên trường hận để chờ kiếp sau
Mới hay mang nỗi thương đau
Là khi trao mối tình đầu mới hay
Nàng đi đi mãi rồi đây
Biết đâu đời lẻ dấu giày tình chung
Ngẩn ngơ trong đám bụi hồng
Giữa nơi phú quý cõi lòng buồn tênh

Hàng ngày cụ ngâm nga bài thơ nói trên từ sáng đến tối, ngâm tới mức độ tất cả người ghét thơ trong nhà đều phải thuộc lòng. Cụ treo bức ảnh truyền thần cô sơn nữ ngay cửa ra vào - nơi trân trọng nhất. Dưới bức ảnh là hàng chữ: "Nàng sơn nữ" bằng màu xanh lam của núi rừng, cả bức tranh cũng phủ màn sương khói, chỉ có cặp môi hồng là đỏ thắm như màu hoa chuối rừng. Bức chân dung cô sơn nữ, mặc áo dân tộc, tay vin vào giậu trúc. Tranh truyền thần mấy chục năm rồi mà vẫn còn như mới.

Kể lại chuyện mối tình đầu của bố mình với cô sơn nữ, ông Bảo Sinh rất trân trọng. Ông cho biết, khi ngắm bức tranh tranh nàng sơn nữ, nhiều người cảm động và trân trọng mối tình thiêng liêng của cụ Mão và tiếc thương cho cô sơn nữ đã thành người thiên cổ. Nhưng cũng có kẻ thì khích bác cụ bà:

- Cụ lành quá mới để cụ ông treo ảnh người yêu mà không treo ảnh vợ.

Cụ bà lặng im. Cụ thông cảm với cụ ông, cụ ông là người suốt đời tận tụy với vợ con, bức ảnh cô sơn nữ với cụ ông là tối linh thiêng. Cụ bà tuy ghen nhưng là người hiểu được đạo vợ chồng:

Đàn ông như thể cánh diều
Đàn bà cầm sợi tơ điều trong tay
Đừng già néo kẻo đứt dây
Thả chùng xuống để diều bay đúng tầm

Nhiều lúc thấy chồng đọc thơ cùng bạn, cụ bà dị ứng, cụ khéo léo bảo con ra kiềm chế thi hứng của cụ ông, còn cụ ông thì phớt lờ cứ đọc thao thao bất tuyệt. Cụ bà đành chép miệng bảo:

- Ông ấy già rồi còn đọc thơ kiểu Hồ Xuân Hương làm ngượng chín cả người.

Cụ Mão còn viết một pho truyện dày hàng nghìn trang về nàng sơn nữ. Tên sách: "Nàng Sơn nữ", "Truyện thực rừng xanh", cuối sách đề: "Tác giả Nguyễn Hữu Mão không xuất bản và giữ bản quyền".

Ông Bảo Sinh kể tiếp, vì buồn thương nàng sơn nữ, sau đó cụ Mão đi khắp núi rừng Lạng Sơn viết vào các vách đá như động Tam Thanh, Nhị Thanh... những bài thơ cụ tặng cô sơn nữ. Cụ viết thơ vào vách đá bằng vôi. Vôi viết trên vách đá ở trong hang động rất bền. Cụ viết từ năm 17 tuổi đến năm cụ 85 tuổi, cụ tìm vào trong hang núi xưa, khi soi đuốc thấy bài thơ vẫn còn chỗ tỏ chỗ mờ. Thời loạn 1946, mặc cho thiên hạ hốt hoảng dắt díu nhau chạy tản cư trong tiếng bom rơi đạn nổ, cụ ung dung gánh một gánh thơ cùng gia đình đang gồng gánh trẻ con và lủng củng đồ đạc, mặt mũi thất thần.

Khoảng năm 1948, gia đình cụ Mão làm nghề đổi tiền cũ lấy tiền mới vì cụ bà có người làm ở nhà băng - ngân hàng. Cụ Mão khắc thơ bằng bộ triện đồng rồi đóng vào những đồng tiền cũ đổi cho nhà băng để tiêu hủy. Mật thám Pháp nghi là tín hiệu của Việt Minh nên đã bắt giam cụ.

Sau khi điều tra mới biết là cụ chỉ mắc bệnh mê thơ nên thả ngay. Khi được mật thám Pháp thả ra khỏi nhà tù, cụ đi bộ chục cây số, đến cách nhà 100m, cụ vét túi mua một điếu thuốc lá và vẫy xe tay - xe do người kéo - rồi ngồi vắt vẻo trên xe, mồm phì phèo điếu thuốc lá ngậm lệch trông oai như ông phán để chữa thẹn với vợ con và hàng xóm là mình bị bỏ tù vì làm thơ.

Đặc biệt, ông Bảo Sinh cho biết, ngoài 90 tuổi, cụ Mão thường ra Bờ Hồ tập trung những bà thích thơ rồi đọc cho họ nghe bài cụ vừa viết, sau đó cụ thưởng cho người nghe thơ ít tiền "nhuận tai". Có lần vì mải làm thơ, cụ đứng tè ngay trước cổng một cơ quan. Công an thấy cụ quá già quay mặt đi làm ngơ, còn cụ khi quay mặt lại thấy chiếc xe đạp của mình đã không cánh mà bay. Ngay khi cụ ngoài 90, cụ vẫn trốn ra Bờ Hồ đọc thơ, về bị viêm phế quản nặng, ho sù sụ suốt đêm.

Vợ con cụ rầy la, cụ cũng bỏ ngoài tai. Hơi khỏe là cụ lại lỉnh ra Bờ Hồ sinh hoạt "hội thơ con cóc". Có một dạo cụ ốm nặng, một số bà nhớ thơ cụ muốn đến nghe thơ và lĩnh tiền nhuận tai đã đến tận giường bệnh nguyện cầu cụ. Lúc này gia đình mới té ngửa ra vì trước nay cụ cần rất nhiều tiền mà không biết cụ dùng làm gì! Hóa ra, cụ bảo con cái đưa tiền cho cụ tiêu là để dành tiền trả "nhuận tai" cho những bà thường xuyên chịu khó nghe thơ cụ ở quanh bờ Hồ Gươm.

Ông Bảo Sinh cho biết, khi bố ốm sắp mất, cụ Mão thường tra tấn mọi người bằng cách bắt ngồi hầu thơ cụ hàng giờ, mỏi rã rời, khi hết hơi cụ xua tay thì người nghe mới thoát tù, nên Bảo Sinh mới có câu:

Giang hồ tặc tử con không sợ
Chỉ sợ về nhà bố đọc thơ

Mấy ngày sau, tai cụ Mão nghễnh ngãng, rồi điếc hẳn. Trên bàn cụ để tập giấy, ai nói gì viết vào giấy cụ cũng trả lời bằng giấy. Nhưng đặc biệt nhiều khi đọc thơ là cụ lại nghe rất rõ, thật kỳ lạ. Đêm nào cụ cũng dậy làm thơ. Con cái cấm cụ làm thơ, sợ cụ ốm. Ngược lại không được làm thơ là cụ xỉu hẳn. Mọi người đành để cụ làm thơ tùy thích, phút giây cuối đời năng lượng thơ là sự sống duy nhất níu kéo hơi tàn của cụ còn thoi thóp với đời. Câu thơ cuối cùng cụ làm trước phút lâm chung gửi cho vợ thật cảm động:

Bảy nhăm năm có là gì
Coi như giấc mộng xuân thì mà thôi

Lúc viết câu thơ này cụ không cầm được bút, chỉ nằm vẫy con lại. Mọi người khóc òa lên tưởng cụ bắt chuồn chuồn thở hắt ra. Cụ xua tay, mọi người ngơ ngác im lặng, cụ ra hiệu cho con đến, và bảo cầm giấy bút, mọi người đinh ninh nghĩ là cụ dạy điều gì. Không, cụ đọc thều thào câu thơ bảo anh con trai viết lại để cụ xem. Câu thơ nào chưa đúng, cụ bắt sửa đi sửa lại đến nửa tiếng. Đọc xong hai câu thơ hoàn chỉnh, cụ nhắm mắt ra đi như người ngủ trong tiếng gào thét khóc thương của cả gia đình.

Bài thơ phảng phất mùi thiền là bài thơ cụ viết tặng con trai (Bảo Sinh) khi xuất bản tập Huyền Thi:

Huyền Thi thơ đọc quả Huyền vi
Mộng thấy thật ra chẳng thấy gì
Bến tới tưởng rằng chưa tới bến
Vội vàng rời bến lại ra đi.

Bảo Sinh - người tri kỷ tri âm bình thơ của bố: "Cụ là người sống đức độ nơi cửa Khổng sân Trình nhưng cụ lại thích làm thơ giang hồ kiểu lãng tử, kiểu Hồ Xuân Hương nên không thành công".

Nguyễn Việt Chiến

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文