Đoàn Thạch Biền và một cõi áo trắng

16:10 26/11/2020
Giữa ngày miền Trung hun hút gió mưa 2020, tôi nhận cuốn Áo Trắng số kỷ niệm 30 năm, do nhà văn Đoàn Thạch Biền gửi tặng. Một chút hanh hao khi đọc thấy lời chia tay Áo Trắng của ông. Ơ hay, nhà văn "Tình nhỏ làm sao quên" đã 73 tuổi rồi sao...


Tinh khôi 30 năm

Hồi cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, mấy đứa sinh viên chúng tôi tập tọe viết lách. Không năng khiếu thì cái khao khát tuổi trẻ, cái mộng mơ của xứ này cũng… bắt viết. Nhưng viết thì đăng ở đâu? Khi ấy, báo chí chưa nhiều như bây giờ, các trang văn hóa văn nghệ cũng rất hẹp, mấy thứ chữ nghĩa "vơ vẩn" học trò ít ai dùng. 

Thế rồi một số tờ báo bắt đầu vươn ra... "móc túi" bạn đọc. Đã có báo lặng lẽ "xếp xó" các trang mục văn chương; "Báo chí phải thời sự nóng sốt, chứ văn hóa văn nghệ rách việc, mất người đọc", một đàn anh làm báo khi ấy "phất tay" trước bọn tôi. Nghĩ ức thật, nhưng đó là chuyện của "người lớn". Chúng tôi vẫn kỳ cục thâu đêm bên những tờ bản thảo bôi đi xóa lại, rồi chép nắn nót bỏ vào bì thư, dán tem gởi đi, và chờ đợi…

Nhà văn Đoàn Thạch Biền.

Giữa lúc ấy, tờ Áo Trắng do Đoàn Thạch Biền chủ biên ra đời. Đọc đôi số, chúng tôi ồ lên "đất của mình đây rồi!" và hào hứng gởi bài, và được "lên khuôn" tắp lự, sướng không thể tả! Cái nào không đăng được, còn yếu điểm nào, thắc mắc nào,… đều được hồi âm, trao đổi, hướng dẫn chi li, tận tình. Hỏi thế sao không khoái? 

Lác đác lại có thêm Tuổi Hồng của nhà thơ Phạm Chu Sa, Tuổi Ngọc của nhà văn Nguyễn Đông Thức,… Thế nhưng nhiều đặc san đã rơi rớt theo thời gian, sân chơi văn chương trẻ trên đặc san giờ chỉ còn mỗi Áo Trắng. Mà Áo Trắng cũng đâu thong thả, đã đôi lần vì thiếu kinh phí tưởng đã "dừng chân", thế rồi "sống tiếp" đến bây giờ tròn 30 năm, bằng sự nồng ấm trong trẻo mang tên Đoàn Thạch Biền…

"Ở tuổi 73, tôi đã bị bệnh alzheimer nhẹ, lúc nhớ lúc quên. Thật nguy hiểm nếu tôi tiếp tục thực hiện Áo Trắng. Nên tôi đã xin phép Ban Giám đốc (BGĐ) Nhà xuất bản Trẻ cho tôi được nghỉ việc sau khi tập san này phát hành. BGĐ đã đồng ý và sẽ đề cử một nhóm bạn trẻ năng động thực hiện Áo Trắng, ở chặng đường mới. Chia tay khi mình còn nhớ mới có ý nghĩa, còn khi mình đã rơi vào cõi quên rồi sẽ chẳng còn ý nghĩa nữa".

Nhà văn Đoàn Thạch Biền thổ lộ trong thư nói đầu tuyển tập 30 năm Áo Trắng

Gắn bó Áo Trắng với vai trò Phụ trách công tác bạn đọc, nhà thơ Phạm Thanh Chương nhớ lại: "Với lòng nhiệt tình cùng sự đam mê của một người làm báo, Đoàn Thạch Biền đã lèo lái Áo Trắng vượt qua bao thăng trầm trong 30 năm. Đó là một kỳ công mà sự kiên trì, bền bỉ, một đức tính có ở nơi anh ít người sánh kịp. Làm việc với Đoàn Thạch Biền, tôi thấy anh rất quan tâm đến những bạn trẻ bộc lộ năng khiếu hay lóe sáng trên những trang viết. Khi phát hiện đó là những tài năng còn tiềm ẩn, anh đã hết mình giúp đỡ".

Nhà văn Nguyễn Đông Thức nói: "Thiệt tình thấy thương ông Đoàn Thạch Biền gì đâu! Chưa thấy ai yêu ai lâu như ông yêu Áo Trắng. 30 năm, bao nhiêu năm nước chảy qua cầu, bao nhiêu người đã bước qua chiếc cầu Áo Trắng đi vào thánh địa văn chương. Riêng ông vẫn ngồi đó, tay run mắt mờ, cặm cụi sửa chữa từng bài viết của các mầm non văn chương vô danh. Sự nghiệp của cả đời ông! Nhiều khi thấy ông hơi khùng nhưng thôi kệ!". 

Bí quyết "huấn luyện viên"

Từ ngày quen biết, tôi luôn thấy ông Biền rất chịu khó chơi với đám cộng tác, bất kể lớn nhỏ. Nếu không gặp thì lâu lâu ông gọi điện hoặc email "có gì hay gởi anh" một cách chân thành, trọng thị; đôi khi là gợi ý đề tài vùng miền cụ thể, làm nhiều anh em rất cảm hứng cộng tác với ông. Ông nói tưng tửng: "Không chơi với mấy thằng viết, lấy đâu bài "độc" cho báo. Thời nhiều nhà báo mà hiếm cây bút, báo chí cạnh tranh rần rần, có bài hay nó gởi báo khác thì mình có nước… húp cháo!".

Nhà văn Đoàn Thạch Biền (trái) và tác giả bài viết tại Đền thờ danh nhân Lương Văn Chánh, Phú Yên ảnh: P.H.

Giới làm văn, làm báo thường gọi ông Biền là "ma xó", bởi chuyện gì ông cũng tỏ. Thế nên hồi làm phóng viên chuyên nghiệp, ông viết rất khỏe mảng văn hóa nghệ thuật. Cũng vì thế, khi làm biên tập, rất khó vấn đề, chi tiết "sáng tác" nào qua mắt được ông. Có người biên tập khi phát hiện chi tiết "ẩu" thì điện sa sả mắng người viết. Riêng ông Biền thì luôn chân tình: "Mày (anh, chị) coi lại chi tiết này coi, lần sau nhớ hỏi kỹ nghen", làm người viết cạch đến già không dám sơ sài, mà vẫn quý ông như thường.

Nhiều cây bút cứng cựa bây giờ vẫn thường nói với nhau: Đúng là ông Biền chịu khó không ai bằng. Bởi đâu phải khi "chắc tay" rồi họ mới viết cho ông. Nghe ông Biền "thương bọn trẻ" là họ rần rần gởi bài đến, lem nhem bản thảo, câu cú chập chững. Vậy mà ông đọc, ông sửa, hồi âm từng người; đến khi thấy bài được đăng nguyên, không sửa dấu phảy, họ biết mình đã… lớn.     

Không những thế, nhiều tủ sách dành cho các cây bút trẻ đều có ông tham gia biên tập, dàn dựng. Ông đơn độc và sảng khoái theo dõi, quan sát, góp ý, động viên từng người, từng người một từ thuở chập chững; cây bút nào "lóe" lên là ông nhận ra ngay và hào phóng hỗ trợ bằng mọi cách. Hỏi nhiều cây bút tên tuổi lứa U40 bây giờ, 10 người thì hết 9 nói là có "qua tay" ông Biền, mang ơn ông Biền và hầu như vẫn còn giữ liên lạc thường xuyên, dẫu qua bao nắng mưa tuổi tác…

Có lần ông nói: "Đối tượng của Áo Trắng là học sinh - sinh viên, tao không chơi với tụi trẻ thì lấy ai… mua báo?", "Nghiệp văn tao viết cho bạn đọc trẻ là chủ yếu, không chơi với tụi bây… lấy gì mà viết?"... Cách nói của ông bao giờ cũng se sắt, tưng tửng, thế nhưng "nợ nần" người viết văn trẻ đã thành một lý tưởng sống trong ông từ lâu rồi, như duyên số đời ông phải thế!  

Không chỉ gặp ông trên trang báo, ông hăng đi, đi mải miết, gặp chan hòa đến từng huyện, từng xã có các cây bút trẻ mà ông thấy cần chia sẻ. Ông sống bằng nghề "văn pha báo", chẳng mấy giàu nhưng đến đâu cũng thấy ông chi tiền (bởi "bọn viết trẻ" thường… hẻo). Bất kể giờ giấc, nhiều anh em mới vào nghề báo, nghề văn luôn tìm đến ông để tham khảo ý kiến, đôi khi chỉ là một chi tiết nho nhỏ. Đoàn Thạch Biền đúng là "Huấn luyện viên duyên nợ" của những cây bút trẻ, những tâm hồn luôn hướng đến cái đẹp dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào…

Đào Đức Tuấn

Tỉnh Ninh Bình có 16% dân số theo đạo Thiên Chúa Giáo, trong đó Giáo phận Phát Diệm giữ vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam. Tại các xã, thị trấn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an chính quy vùng đồng bào có đạo đã vừa nỗ lực “gần dân, hiểu dân, sát dân” để triển khai các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文