Đọng lại muôn đời một "Bóng chiều xưa"

08:01 19/03/2012
Trong di sản âm nhạc gồm trên 200 ca khúc của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915-1995), nếu nhắc tới 10 bài tiêu biểu, hầu như không ai là không nhắc tới "Bóng chiều xưa". Và trong số 10 bài tiêu biểu ấy, có thể mỗi người thích một kiểu và có cách xếp hạng khác nhau, song nếu nói ca khúc nào mà chỉ cần nhắc tới một đôi ca từ thôi là khán thính giả "nhận ra ngay", hẳn đó vẫn là "Bóng chiều xưa". Nói vậy để thấy "Bóng chiều xưa" gắn bó với tên tuổi Dương Thiệu Tước mật thiết tới chừng nào...

Dương Thiệu Tước là một trong những nhạc sĩ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sinh năm 1915, trong một dòng tộc thuộc diện khoa bảng ở làng Vân Đình, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Ông nội Dương Thiệu Tước là cụ nghè Dương Khuê, nguyên Đốc học tỉnh Nam Định (cụ Dương Khuê được bạn yêu văn học biết nhiều qua bài thơ "Khóc Dương Khuê" của nhà thơ Nguyễn Khuyến). Thân phụ Dương Thiệu Tước là cụ Dương Tự Nhu, từng giữ chức Bố chánh tỉnh Hưng Yên.

Thuở nhỏ, Dương Thiệu Tước học ở Hà Nội. Cụ Dương Tự Nhu là người quý trọng chữ nghĩa, yêu nghệ thuật nên cậu bé Dương Thiệu Tước đã may mắn được tiếp xúc với âm nhạc từ rất sớm. 7 tuổi, cậu đã được cha mua cho cây đàn nguyệt. Từ đàn nguyệt, cậu lân la "làm quen" với đàn tranh. Tới năm 14 tuổi, cậu bắt đầu chú ý tới âm nhạc Tây phương và được cha đồng ý cho chuyển qua học đàn piano với một ông thầy người Pháp. Tới năm 16 tuổi, Dương Thiệu Tước học thêm đàn guitar và đây chính là loại nhạc cụ gắn bó bền bỉ, lâu dài với người nhạc sĩ cho tới mãi những năm về sau…

Theo hồi ức của nhạc sĩ Phạm Duy thì Dương Thiệu Tước là người đánh đàn guitar rất giỏi. Những năm đầu thập niên bốn mươi (của thế kỷ trước), ông là chủ  của một cửa hiệu bán đàn ở phố Hàng Gai, Hà Nội và tại đây, ông còn mở lớp dạy đàn. Để phục vụ cho những phút giây tụ họp vui vẻ với bạn bè, Dương Thiệu Tước đã sáng tác một số bài hát bằng tiếng Pháp mà phần ca từ là do Thẩm Bích (anh ruột của nhạc sĩ Thẩm Oánh) soạn.

Cũng theo nhạc sĩ Phạm Duy, có lẽ vì coi mình đã nắm chắc được kiến thức âm nhạc Tây phương nên khi được phỏng vấn về cách soạn nhạc Việt Nam, Dương Thiệu Tước đã tự tin nói: "Nếu đã có nhà văn Việt Nam viết văn bằng tiếng Pháp thì nhà soạn nhạc Việt Nam cũng có thể viết được những bản nhạc có âm điệu Tây phương". Minh chứng cho điều này là sự xuất hiện (vào năm 1938) một loạt ca khúc mang âm hưởng Tây phương đứng tên Dương Thiệu Tước như "Tâm hồn anh tìm em", "Một ngày mà thôi", "Bên cây lục huyền cầm", "Dập dìu ong bướm". Và hơn chục năm sau là "Bóng chiều xưa", một ca khúc từng được giới mộ điệu nhận xét là "mang tiết điệu châu Âu". Các điệu nhạc Tây phương mà Dương Thiệu Tước vận dụng một cách sáng tạo, thành công trong sáng tác của mình đã làm cho giới yêu nhạc thời đó rất phấn khích.

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang thời trẻ.

Như trên đã nói, "Bóng chiều xưa" là một tuyệt phẩm được nhắc đến nhiều của Dương Thiệu Tước. Nó cũng là ca khúc đầu tiên của Dương Thiệu Tước khi in ra (tại Nhà xuất bản Tinh Hoa, năm 1951) được ghi danh hai người là "Nhạc và lời: Dương Thiệu Tước - Minh Trang". Việc này có liên quan đến mối tình nhuốm màu huyền thoại của hai nhân vật thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt ở Việt Nam.

Trước tiên, xin giới thiệu lại toàn văn ca khúc nói trên:

Một chiều ái ân
Say hồn ta bao lần
Một trời đắm duyên thơ
Cho đời bao phút ơ thờ.  

Ngạt ngào sắc hương
Tay cầm tay luyến thương
Ðôi mắt em nhìn càng say đắm mơ màng
Nào thấy đâu sầu vương.  

Một chiều bên nhau
Một chiều vui sống, quên phút tang bồng
Anh ơi nhớ chăng, xa anh em hát
Khúc ca nhớ mong.  

Một chiều gió mưa
Em về thăm chốn xưa
Non nước u buồn nào đâu bóng cố nhân
Lòng xót xa tình xưa. 

Lâng lâng chiều mơ
Một chiều bâng khuâng đâu nguồn thơ
Mây vương sầu lan
Gió ơi đưa hồn về làng cũ
Nhắn thầm lời nguyện ước trong 
                                               chiều xưa. 

Thương nhau làm chi
Âm thầm lệ vương khi biệt ly
Xa xôi làm chi
Vô tình em nhớ duyên hờ
Tình như mây khói
Bóng ai xa mờ.

Thời điểm bài hát ra đời cũng là thời điểm nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang yêu nhau và nên duyên chồng vợ. Bởi vậy, đã có không ít người đặt câu hỏi, hai người là đồng tác giả thực sự hay Dương Thiệu Tước muốn ghi kèm tên vợ để lưu dấu một kỷ niệm đặc biệt nào đó trong đời mình, như chuyện nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và ông bạn Từ Linh? Chỉ biết rằng, từ cuộc tình của đôi trai tài gái sắc này mà nền âm nhạc Việt Nam có thêm hai tình khúc bất hủ, đó là "Bóng chiều xưa" và "Ngọc Lan".

Trước khi đến với nhau, cả Dương Thiệu Tước và Minh Trang đều đã có gia đình. Người vợ đầu của Dương Thiệu Tước là bà Lương Thị Thuần, cũng xuất thân từ một dòng họ khoa bảng. Khi cưới bà Thuần, ông Tước mới 19 tuổi và trải qua hơn chục năm chung sống, họ có với nhau cả thảy 5 mặt con. Người chồng đầu của Minh Trang là ông Ưng Quả, cháu nội của Tuy Lý Vương. Ông Ưng Quả từng là Giám đốc Nha Học chính Trung Phần. Ông Ưng Quả mất khi Minh Trang chưa đầy ba mươi tuổi, để lại cho bà hai người con, một trai một gái, trong đó có ca sĩ Quỳnh Giao (tên thật là Đoan Trang). Nghệ danh Minh Trang là do bà ghép từ tên của hai người con với ông Ưng Quả, chứ tên thật của bà là Nguyễn Thị Ngọc Trâm.

Cũng giống như Dương Thiệu Tước, Minh Trang thuộc diện "lá ngọc cành vàng" (thân phụ của Minh Trang là quan Tổng đốc Bình Định Nguyễn Hy; bà ngoại Minh Trang là Bà Chúa Nhứt - chị ruột của vua Thành Thái). Minh Trang chào đời tại một nhà hộ sinh trên Bến Ngự - Huế. Không biết có phải vì cái duyên ấy mà sau này, bà rất mê đắm ca khúc "Đêm tàn Bến Ngự" của Dương Thiệu Tước. Bà có thể hát đi hát lại bài hát này và ngỡ nó được viết riêng, dành riêng cho những người đa sầu đa cảm như mình.

Sau khi ông Ưng Quả qua đời, bà Minh Trang đem hai con vào Sài Gòn và kiếm được một việc làm tại Đài Phát thanh Pháp - Á. Tại đây, bà vừa là xướng ngôn viên vừa làm biên tập tin tức bằng tiếng Pháp. Sự việc Minh Trang trở thành ca sĩ cũng là chuyện tình cờ: Trong những lần dịch tin, Minh Trang thường ngẫu hứng cất tiếng hát mấy ca khúc Việt thịnh hành thời bấy giờ như "Giọt mưa thu", "Con thuyền không bến" (của Đặng Thế Phong), "Tiếng xưa",  "Đêm tàn Bến Ngự" của Dương Thiệu Tước, "Đêm đông" (của Nguyễn Văn Thương)... Tưởng là hát chơi vậy thôi, một lần Minh Trang được lãnh đạo Đài mời hát thử trên sóng phát thanh một bài. Minh Trang bạo dạn gửi đến quý thính giả ca khúc "Giọt mưa thu" của nhạc sĩ tài hoa đoản mệnh Đặng Thế Phong. Ngay lập tức, giọng ca "thần sầu" của Minh Trang đã chinh phục lãnh đạo Đài, đến độ họ quyết định trả cátsê ngay cho bà, không kể tiền lương...

Từ đó, theo sóng phát thanh của Đài Pháp - Á, tiếng hát Minh Trang lan tỏa khắp nơi. Năm 1949, đích thân Thủ hiến Bắc kỳ Nguyễn Hữu Trí gửi giấy mời ca sĩ Minh Trang tham dự Hội chợ đấu xảo tại Hà Nội. Và mối tơ duyên đã đến khi trong lần "Bắc tiến" ấy, Minh Trang gặp nhạc sĩ tài tử Dương Thiệu Tước.

Sau này, ở tuổi 90, ca sĩ Minh Trang nhớ lại: "Mặc cho các bạn Thẩm Oánh, Nguyễn Thiện Tơ, Dzoãn Mẫn… lăng xăng, líu lo, rối rít, ông ấy (Dương Thiệu Tước) im lặng từ đầu đến cuối. Chỉ nhìn thôi. Lâu lâu mới mỉm cười. Sự xa cách, lặng lẽ này khiến tôi càng thêm chú ý. Trước khi gặp gỡ, tôi đã từng hát nhạc của ông ấy nên tôi cũng rất ao ước được gặp mặt con người tài hoa này".

Tất nhiên, tâm ý của nữ ca sĩ thì như vậy, song với truyền thống Á đông, bà vẫn chờ để Dương Thiệu Tước "đánh tiếng" trước. Và Dương Thiệu Tước đã không ngần ngại thực hiện điều đó: Ít ngày sau khi Minh Trang trở lại Sài Gòn, bà nhận được thư tỏ tình của tác giả "Đêm tàn Bến Ngự".

Và, đỉnh điểm của lòng yêu là việc trên một số nhạc phẩm của Dương Thiệu Tước được xuất bản thời gian này, người ta thấy hai cái tên Dương Thiệu Tước - Minh Trang song hành bên nhau. Không chỉ có vậy, năm 1953, tuyệt phẩm "Ngọc Lan" ra đời, với những chữ Ngọc Lan viết hoa (xin nhắc lại: tên thật của Minh Trang là Ngọc Trâm) đã là món quà vô giá mà người nhạc sĩ tài hoa dành tặng người vợ thương yêu của mình. 

Trải qua gần ba chục năm chung sống (hai người kết hôn tại Sài Gòn năm 1951), nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang đã có với nhau 5 mặt con

Nguyễn Trọng Mừng

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文