GS. TS. NSND Ngô Văn Thành: Nghề thầy, nghiệp nghệ

14:54 12/09/2019
23 tuổi đoạt Bằng khen vòng II Cuộc thi âm nhạc Quốc tế mang tên Tchaikovsky tại Liên Xô về biểu diễn đàn violon. 45 tuổi được phong hàm Phó giáo sư. 52 tuổi được phong hàm Giáo sư và khi 61 tuổi được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.


Căn hộ trên tầng 20 tòa chung cư 249A Thụy Khê (Hà Nội) chợt bừng lên, ký ức tự hào và tươi trẻ khi ông cựu Giám đốc Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam lấy cho tôi xem tấm Bằng khen mà Cuộc thi trao cho ông. Sau hồi lắng đọng GS, TS, NSND Ngô Văn Thành xúc động nói: “Đã 45 năm trôi qua nhưng trong tôi còn vẹn nguyên giây phút vinh dự đó”.

Một tấm Bằng khen đã ngả vàng nhưng thực sự gây ấn tượng bởi những dòng chữ ký vẫn còn rõ từng nét bút của 25 vị giám khảo, họ là những bậc thầy violon thế giới như David Oistrakh, Leonid Kogan, Igor Bezrodny…

Đó không chỉ là ghi nhận thành tích của chàng sinh viên Ngô Văn Thành mà nó còn cho thấy các nhà giáo, nghệ sĩ đích thực luôn yêu quý tài năng và ghi nhận tài năng. Ở Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế mang tên Tchaikovsky tháng 6 năm 1974 đó, Việt Nam cử hai nghệ sĩ trẻ tham dự, Ngô Văn Thành biểu diễn violon và Tôn Nữ Nguyệt Minh ở đàn piano.

GS,TS, NSND Ngô Văn Thành.

Vốn quê ở làng Bần (nay là phường Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) một làng quê có cái tên thoạt nghe đã thấy “nghèo”, vậy mà được cả nước biết đến bởi món tương Bần nức tiếng. Tuổi nhỏ của cậu bé Thành êm đềm trên phố Lý Quốc Sư, Hà Nội. Cha ông, chủ hiệu nhuộm vải “Tân Tân”, nghề nhuộm vải thời đó rất thịnh nên gia đình có hẳn một xưởng nhuộm.

Tôi “láu táu” xen ngang: “Em nhớ dạo anh được giải thưởng, báo chí hồi đó nói anh đi từ ngôi nhà ngoài bãi sông Hồng sang thẳng Liên Xô dự thi?”. GS Ngô Văn Thành gật đầu xác nhận: “Năm 1968, ông cụ nhà mình đưa cả nhà ra ngoài bãi ven sông Hồng, khu vực phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng bây giờ ở cho thoáng”.

 Sinh ra trong một gia đình có 6 người con nhưng cậu bé Thành có một người cha mê âm nhạc truyền thống. Những lúc thư thái là ông chủ xưởng nhuộm lại đưa các con đi rạp hát “thưởng thức” cùng mình. Hẳn ông cụ đã có ý hướng cho những người con của mình về một sự nghiệp nghệ thuật sau này?

Lên 7 tuổi, Ngô Văn Thành được cha cho theo học đàn tranh trong Trường Âm nhạc Việt Nam, nhưng cậu Thành lại thích violon mới lạ. Chiều ý thích của con cha gửi cậu vào học lớp violon của thầy Chu Bảo Khầu trên phố Chân Cầm. Rồi Ngô Văn Thành đỗ vào hệ trung cấp violon của trường. Cậu theo học thầy Phan Minh, thầy Nguyễn Đình Quỳ - toàn những người thầy giỏi của thời đó.

Ngô Văn Thành học tiếp lên đại học, GS-NSƯT Bích Ngọc (phu quân của NSND Trà Giang) đã nhận thấy cậu sinh viên trẻ này rất có triển vọng nên trực tiếp đào tạo. Những bài học dưới sự hướng dẫn của thầy Bích Ngọc đã chắp cánh và gieo hy vọng phát triển biểu diễn đàn violon của chàng sinh viên trẻ.

Những ngày sang Liên Xô chuẩn bị cho cuộc thi, Ngô Văn Thành còn được Giáo sư, Nghệ sĩ công huân Liên Xô Igor Bezrodny trực tiếp huấn luyện. Quả là công sức của những người thầy đã không hề uổng phí, Ngô Văn Thành cùng Tôn Nữ Nguyệt Minh giành Bằng khen vòng II xứng đáng cho những nỗ lực của mình. Tôi nhớ những ngày tháng 6 đó, tin tức đưa về làm náo nức người Việt Nam, chúng ta đâu chỉ giỏi chiến đấu mà còn rất giỏi ở cả những lĩnh vực “nghệ thuật đỉnh cao” nữa. Nó đã khích lệ niềm tin của nhiều nghệ sĩ Việt Nam phát triển tài năng âm nhạc, vươn lên tầm quốc tế.

GS Thành cho biết: “Cuộc thi vừa kết thúc thì ông Giám đốc Nhạc viện Tchaikovsky đưa ra ngay một gợi ý, đó là “giữ” Ngô Văn Thành và Tôn Nữ Nguyệt Minh ở lại để vào học ở Nhạc viện âm nhạc nổi tiếng thế giới này. Thế là GS Hoàng Minh Giám, Bộ trưởng Bộ Văn hóa liền trao đổi với GS Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Đại học để đi đến thống nhất đồng ý cho hai thí sinh được ở lại Liên Xô và theo học như lời gợi ý của bạn.

Thực ra lúc đó, nghệ sĩ Tôn Nữ Nguyệt Minh đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành piano ở trong nước và Ngô Văn Thành cũng đã học đại học xong năm thứ 4, nhưng nhận thấy việc học ở một ngôi trường danh giá và có nhiều thầy giỏi nên cả hai đều “chấp nhận” học lại đại học từ đầu. GS Ngô Văn Thành cười: “Chúng tôi rất biết ơn các vị Bộ trưởng lúc đó, bởi các vị có tầm nhìn xa để có những chiến lược đào tạo lâu dài”.

Năm 1982, tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky, Ngô Văn Thành trở lại Trường âm nhạc Việt Nam (lúc này đã được gọi là Nhạc viện Hà Nội). Tám năm học ở Liên Xô bắt đầu từ một việc “không có trong kế hoạch” đã cho Ngô Văn Thành nhiều niềm vui. Đầu tiên là tấm bằng Nghiên cứu sinh biểu diễn violon và thứ hai là sau 14 năm, với những tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong giảng dạy, ông đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài “Sự hình thành và phát triển nghệ thuật violon Việt Nam”.

Bằng khen của GS.TS.NSND Ngô Văn Thành tại cuộc thi âm nhạc quốc tế Tchaikovsky năm 1974.

GS Thành tâm sự: “Tôi muốn đem kiến thức học được để góp phần đào tạo nên những tài năng trẻ cho đất nước”. Nghề làm thầy đã cho Ngô Văn Thành những bước tiến đáng trân trọng. Ông từ giảng viên lên Phó chủ nhiệm khoa, rồi lên Chủ nhiệm khoa. Từ Phó giám đốc lên Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Tôi lại “láu táu” xen ngang: “Nghề làm thầy chắc là tự nhiên mà thành?”.

GS Ngô Văn Thành lắc đầu rồi ông cười cho biết: “Từ truyền thống gia đình đấy chứ”. Thấy tôi ngạc nhiên, ông giải thích. Sau 1954, xưởng nhuộm của gia đình được “hợp tác xã” nên cha ông quyết định bỏ nghề thợ để chuyển sang nghề... thầy. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, cha ông đã vào làng lụa La Khê trong Hà Đông để truyền dạy nghề nhuộm tơ tằm cho bà con.

Có thế chứ, đúng là một gia đình có truyền thống làm... thầy, tôi hiểu ra nhưng vẫn cố “láu táu” thêm: “Thầy giỏi ắt sẽ có trò giỏi. Anh nghĩ gì về việc dạy học hiện nay?”. GS Thành trả lời luôn: “Phải bắt đầu từ giáo dục, ở đây không có nghĩa giáo dục là chỉ dạy chữ hay trang bị kiến thức, mà là phải dạy về Nhân bản. Cái Đức chính là nền tảng của giáo dục. Tôi thấy chúng ta dường như còn yếu ở điểm này?”.

Vừa tham gia biểu diễn đàn Violon vừa liên tục giảng dạy. Với sự nghiệp đào tạo những tài năng văn học nghệ thuật, GS,TS,NSND Ngô Văn Thành đã góp phần xây dựng một đội ngũ những giảng viên violon, những cánh chim đầu đàn đang đem trí tuệ và nhiệt huyết cho nền violon Việt Nam. Ông đã có công rèn giũa nên những lứa nghệ sĩ ở môn violon, môn nghệ thuật tưởng như “quý tộc” và khó học này.

Và như ông đã bộc bạch: “Ơn giời tôi chắc cũng mát tay nên có nhiều học trò Violon tài năng”. Trong các cuộc thi Concours Mùa thu các năm 1990, 1994 và 2007, các học sinh do ông tham gia đào tạo đều đoạt giải thưởng cao.

Những học sinh sinh viên ngày nào còn nhỏ, nay đã là TS, Ths violon và hiện họ đang là những giảng viên đầu ngành trong các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Họ là những nghệ sĩ violon biểu diễn xuất sắc trong nghệ thuật âm nhạc giao hưởng thính phòng Việt Nam, là những NSƯT như Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Hoàng Lan, Đào Mai Anh, Phan Tố Trinh… và những tài năng trẻ xuất chúng như Đỗ Phương Nhi… 

Mặc dù ông được Nhà nước cho nghỉ hưu từ năm 2016 nhưng nghệ sĩ violon Ngô Văn Thành, thầy Ngô Văn Thành vẫn nhiệt thành với công việc như chưa hề có chuyện nghỉ ngơi.

“Chỉ hơi tiếc do nhiều yếu tố nên cuộc thi Concours Mùa thu không được tổ chức thường xuyên, nên chúng ta đang bỏ phí nhiều cơ hội thể hiện tài năng cho các nghệ sĩ trẻ”. Thấy GS Thành có chiều tâm tư nên tôi chuyển hướng câu chuyện. Tôi hỏi thăm về những người anh chị em của ông và thật bất ngờ, trong 6 người con của “ông chủ xưởng nhuộm” năm xưa thì có một nửa là nghệ sĩ và cũng có đúng 50% người làm nghề thầy.

Người chị cả Ngô Bích Chính cần mẫn dạy học phổ thông. Chị thứ hai là TS, NGƯT Ngô Bích Vượng theo học đàn tranh rồi làm Chủ nhiệm Khoa nhạc cụ truyền thống Nhạc viện Hà Nội và người em trai Ngô Văn Thịnh là nghệ sĩ kèn Cor trong Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.

Nắng trái mùa chói chang bên ngoài khoảng trời, tôi đứng dậy để nói câu cám ơn về cuộc trò chuyện vô cùng thú vị. GS. TS Ngô Văn Thành bắt tay tôi mà chưa nguôi tâm sự. Ông thẳng thắn: “Tài năng là nghiệp, là đạo và là phải được cống hiến”.

Nguyễn Trọng Văn

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Sáng 27/4, 2 đám cháy rừng tại khoảnh 8 và khoảnh 9, Tiểu khu 18B thuộc lâm phần rừng Phòng hộ núi Dài (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) cơ bản đã được kiểm soát, khống chế.

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

Thừa Thiên Huế đang vào mùa cao điểm xây dựng với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai đồng loạt nên nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ tai nạn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm…

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 ngày 26/4. Bộ Xây dựng cho biết, trước tình trạng giá chung cư tăng bất thường từ đầu năm 2024, đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, cơ quan này đã thành lập đoàn kiểm tra tại một số chung cư đang được rao bán với giá rất cao ở Hà Nội. Tuy nhiên, trái ngược với dư luận về việc thị trường tăng "nóng", thực tế lượng giao dịch rất ít.

Hôm nay, Bắc và Trung Bộ tiếp tục hứng chịu nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, nhiều nơi trên 41 độ C. Nắng nóng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là sức khỏe.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文