Hoạ sĩ Nguyễn Sáng "vẽ" tranh bằng thơ

11:00 10/11/2009

Nói đến danh họa Nguyễn Sáng, người ta nhớ ngay tới những bức sơn mài nổi tiếng của ông như: "Giặc đốt làng tôi", "Hành quân đêm", "Thánh gióng”, "Chọi trâu", "Không gian", "Tình cảm nghệ sĩ", đỉnh cao là "Kết nạp Đảng ở Điện Biên". Ông từng được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ngay từ đợt 1 (1996).

Với Sa Pa, nhà thơ Xuân Diệu từng viết:

Sa Pa hè mát hơn thu
Một làn gió nhẹ cũng ru dịu người

Còn với danh họa Nguyễn Sáng, tài danh như thế, nhưng có một lần đến Sa Pa, trước vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên - một Đà Lạt thu nhỏ của núi rừng phương Bắc đã làm ông bất lực với cây cọ? Không vẽ được thì Nguyễn Sáng dùng bút sắt "vẽ"... cảnh trí bằng thơ.

Ấy là vào mùa hạ tháng 7/1963, Nguyễn Sáng viết bài thơ "Tản mạn Sa Pa" (bài thơ đăng báo Văn nghệ số 10- ra 9/3/1991- số đặc biệt về kết thúc cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1989-1990)

Trong bài "Tản mạn Sa Pa" có những câu thơ độc đáo, mà không phải thi sĩ chuyên nghiệp nào cũng viết được:

Hoa rừng đã héo bao nhiêu
Héo hon vẫn dặn anh yêu một người

Hoặc:

Núi cao vẫn cứ say mây
Ra về vẫn nhớ nơi đây ngọt ngào
Chia tay không một lời chào
Mây không hẹn núi, núi nào say mây

Tâm trạng họa sĩ thật nhớ nhung, da diết. Hẳn khi lên Sa Pa ông đã tương tư một sơn nữ.

Được biết năm 1963, khi viết bài thơ này hoạ sĩ Nguyễn Sáng đã 40 tuổi, ông vẫn sống đơn côi ở trong một ngôi nhà 10m2 ở Hà Nội, nên khát yêu là phải. Ở đây, trước thiên nhiên Sa Pa, cảm xúc của họa sĩ trào ra không từ mảng khối, màu sắc, đường nét, mà phải bằng ngôn ngữ của thơ ca, nhờ thơ "vẽ" giúp ông. Khi bất lực về hội hoạ thì dùng thơ ca. Nguyễn Sáng là danh họa, nhưng với bài thơ "Tản mạn Sa Pa" trên đây thì quả ông còn là thi sĩ nữa - thi sĩ một bài cũng quí lắm!

Lê Hồng Thiện

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文