Kiến trúc sư, Tiến sĩ Đặng Việt Nga và những kỷ niệm về Bác

08:00 28/05/2016
Hiếm có người nào khi còn trẻ lại được gần gũi bên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều như kiến trúc sư, Tiến sĩ Đặng Việt Nga. Bà là con gái duy nhất của ông Đặng Xuân Khu, tức cố Tổng Bí thư Trường Chinh. 


Bà Đặng Việt Nga sinh năm Canh Thìn (1940) ở Nam Định, nhưng mãi 5 năm sau bà mới được thấy mặt cha. Đồng chí Trường Chinh sau những tháng ngày bị tù đày ở nhà pha Hỏa Lò, nhà tù Sơn La dưới thời Pháp thuộc; tích cực tham gia hoạt động và trở thành một trong những lãnh tụ chủ chốt của Việt Minh. Ông đã về quê nhà và được gặp lại cha mẹ, vợ, con trai và lần đầu thấy con gái Việt Nga trong căn nhà ấm cúng của gia tộc.

Trong suốt thời gian cha đi hoạt động bí mật, Việt Nga ở với ông bà nội và mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Minh ở Nam Định. Ông Trường Chinh đã đặt tên cho con gái là Việt Nga, có nghĩa là Hằng Nga nước Việt, chứ không phải là từ ghép của 2 chữ Việt Nam với Nga Xô (Liên Xô) như nhiều người lầm tưởng. Tháng 8 - 1945, Việt Nga lên Hà Nội ở cùng cha, đến năm 1946 thì theo cha và gia đình lên chiến khu Việt Bắc. Đó là những năm tháng bà được gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1947, Việt Nga 7 tuổi. Cơ quan đang chuẩn bị cho bữa ăn tối rất nhộn nhịp. Chủ tịch Hồ Chí Minh bước vào cùng ngồi ăn cơm với mọi người trong cơ quan. Ông Trường Chinh ngồi ở giữa. Những người khác ngồi dãy dài.

Tiến sĩ Đặng Việt Nga (trái) và các bạn chụp ảnh với Bác Hồ.

Ông Trường Chinh nhắc Việt Nga: "Con lên hát một bài tặng Bác nhé!". Việt Nga nhớ bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" mà các chú trong cơ quan đã hướng dẫn. Việt Nga hát rất to. Hát dõng dạc…Thấy Bác lấy khăn chấm nước mắt, Việt Nga nhìn Bác ngạc nhiên. Bác bảo: "Bác ăn ớt cay nên chảy nước mắt, cháu à…".

Về nhà, ông Trường Chinh cho hay: "Con hát hay, Bác xúc động, Bác khóc!".

Sau đó, Việt Nga nhận được quà của Bác Hồ, một chiếc áo trấn thủ màu xanh lam rất đẹp. Việt Nga mừng lắm, nhưng khi khoác vào người thì hơi rộng một chút. Việt Nga mặc thêm chiếc quần soóc mẹ may cho. Ngày nào Việt Nga cũng mặc vào và đi ra cổng, có ý khoe với mọi người. Mặc được vài lần, ông Trường Chinh bảo: "Ở cơ quan có 2 chú liên lạc, trong đó có anh Hải khoảng 12 tuổi. Chiếc áo trấn thủ của con chắc anh ấy mặc vừa. Thôi con mang tặng cho anh Hải, con nhé!".

Bố bảo thì nghe, nhưng trong lòng Việt Nga cũng tiếc lắm! Khi đưa áo trấn thủ cho anh Hải, anh ấy không dám nhận. Ông Trường Chinh nói mãi và bảo đây là quà của em Nga tặng. Cuối cùng anh Hải mới dám nhận.

Tết năm 1948, Bác Hồ bước sang tuổi 58, chùm râu hơi dài. Trong cơ quan Trung ương ai cũng thương Bác ở một mình. Khi còn nhỏ, Việt Nga đã chứng kiến sự quyến luyến yêu thương của Bác Hồ với con trẻ. Kiến trúc sư Đặng Việt Nga kể: "Mẹ sinh người con út, đặt tên là Đặng Việt Bắc. Hôm đó, Bác Hồ đến làm việc với bố (đồng chí Trường Chinh). Mẹ bế em Bắc đến chào Bác rồi bế em sang phòng bên cạnh. Em Bắc lại càng khóc to. Bác Hồ bảo: "Đừng bế cháu đi. Tôi muốn nghe tiếng khóc của trẻ". Lúc đó còn nhỏ, nhưng tôi vẫn thấy trong Bác rất tình cảm, yêu trẻ em".

Ở Việt Bắc, ông Trường Chinh thường động viên Việt Nga lên chơi cho Bác đỡ buồn. Có khi Việt Nga quây quần bên Bác cả nửa tháng trời. Nhà sàn của Bác nhỏ. Phía dưới sàn có 8 chú bảo vệ mà Bác đặt tên là: TRƯỜNG, KỲ, KHÁNG, CHIẾN, NHẤT, ĐỊNH, THẮNG, LỢI.

Khi Việt Nga đến, một chú bảo vệ đưa lên nơi ở của Bác. Muốn lên đây phải leo lên đúng 100 bậc. Cầu thang cũng sơ sài, làm bằng những thân cây nứa nhỏ. Phía đầu nhà, nơi Bác làm việc có một cái hang. Bác chỉ cho Việt Nga biết là khi có máy bay địch bay qua, Bác phải qua một cái cầu bằng ván rồi mới vào hang được vì dưới có một cái hố rất sâu. Các chú bảo vệ thử thả một sợi dây thừng rất dài xuống hố mà không thấy đáy hang. Việt Nga hỏi Bác: "Nếu Bác tuột chân, rơi xuống thì sao?".

Bác cười: "Không sao cháu à! Bác quen rồi".

Đến giờ cơm, Bác Hồ và Việt Nga lại theo cầu thang xuống dưới nhà sàn ăn cơm cùng các chú bảo vệ. Ở đây, mọi người có nuôi một con khỉ cho vui cửa nhà. Bác thường ngồi vuốt râu và hút thuốc lá. Việt Nga ở chơi với Bác lâu ngày nên cũng muốn về nhà. Hiểu ý Việt Nga, nên khi gặp ông Trường Chinh, Bác bảo: "Ở với Bác, cháu buồn, không có gì để cháu chơi. Lần sau, chú để cháu ở nhà, đừng cho cháu lên với Bác nữa, tội nghiệp cháu lắm"!

Đặng Việt Nga (thứ 2 bên trái) và các bạn trong một lần được chụp ảnh cùng Bác Hồ và đồng chí Lê Duẩn tại Liên Xô (1961).

Một lần khác ở chiến khu có cơ quan nghe tin Bác Hồ xuống thăm, mọi người đều tập trung về một nơi dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ để chào đón. Nhưng Bác Hồ đã hóa trang thành một cụ già mặc áo nâu, chống gậy, đầu chít một cái khăn quấn quanh cả chòm râu, chỉ chừa hai con mắt. Đoàn đang đi bộ qua cánh đồng, tự nhiên một chú bảo vệ và Bác rẽ trái, còn cả đoàn cứ tiếp tục vào cổng chào. Chờ mãi không thấy Bác đâu. Hóa ra, Bác đã đi vòng ra phía sau ghé qua kiểm tra nhà vệ sinh, nhà bếp. Khi vào nơi tập kết, Bác phê bình các cô chú trong cơ quan đã không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Mọi người ai cũng thấy mình có lỗi.

Năm 1954, Việt Nga và gần một trăm học sinh đang học ở Trung Quốc được đưa sang Liên Xô học phổ thông, lúc đó Việt Nga mới 14 tuổi. Năm sau, Việt Nga và các bạn thiếu nhi Việt Nam lớp lớn nhất được đi dự trại hè quốc tế thiếu nhi ở Arơtech (Crưm). Đây là trại hè rất bổ ích và duy nhất mỗi năm một lần diễn ra ở Liên Xô thời bấy giờ.

Năm 1961, tại Moskva, Đặng Việt Nga vinh dự được gặp Bác Hồ và đồng chí Lê Duẩn sang dự đại hội của Đảng Cộng sản Liên Xô. Những ngày ở Liên Xô, Bác Hồ đã đến thăm và động viên các thiếu nhi Việt Nam đang học tập và lao động ở Moskva. Tháng 8 - 1963, Đặng Việt Nga, Võ Hồng Anh (con gái đại tướng Võ Nguyên Giáp), anh Đặng Xuân Kỳ (anh trai Đặng Việt Nga) lại được gặp Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch.

Những lần được gặp Bác, Đặng Việt Nga như có thêm ngọn lửa thôi thúc động viên mình cố gắng học tập thật giỏi, lao động thật tốt để xứng đáng những gì mà Bác luôn gửi gắm vào thế hệ trẻ. Đề án tốt nghiệp đại học khoa kiến trúc năm 1965 ở Moskva của Việt Nga được trao giải thưởng xuất sắc.

Về nước, Việt Nga công tác ở Viện Thiết kế - Bộ Xây dựng - gần 5 năm (1965-1969). Sau đó, Việt Nga sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh (1969 -1972) bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, lại trở về công tác ở Bộ Xây dựng. Năm 1980, Việt Nga chuyển công tác sang Bộ Văn hóa, được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Viện Thiết kế của Bộ, về sau là Giám đốc của Viện. Đến giữa năm 1983, Đặng Việt Nga chuyển công tác vào Đà Lạt - Lâm Đồng cho đến nay.

Kiến trúc sư, tiến sĩ Đặng Việt Nga cả một đời tâm huyết với nghề kiến trúc. Những ước mơ lớn dần lên theo năm tháng, khát khao được cống hiến cho một nền kiến trúc nước nhà luôn cháy bỏng trong bà. Không có công trình nào được mời gọi mà bà không dành đam mê cùng nó. Bà có thể quên ăn, quên ngủ để hoàn thành những phác thảo thiết kế. Kiến trúc đã trở thành máu thịt của bà.

Nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhớ về những năm tháng khó khăn trên chiến khu Việt Bắc, bà càng thấu hiểu sự hy sinh mất mát của bao thế hệ cha anh đi trước và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Tổ quốc là lớn lao không gì bù đắp nổi.

Trần Ngọc Trác

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil. Đây là lần thu hồi sản phẩm thứ 4 kể từ tháng 5 năm ngoái khi sản phẩm chứa chất bảo quản nhưng không công bố.

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ngày 10/7, trên trang Facebook "Tin Nóng Việt Nam" đăng tải 1 video clip có lời bình tiêu đề "Chấn động: CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi xuất hiện, video clip này đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều lượt chia sẻ, bình luận, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân...

Ngày 12/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn đang ở mức báo động. Tính tích lũy trong 27 tuần đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 14.370 ca bệnh, tăng đột biến 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8,696 ca).  

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Nhiều ngày qua, tiết trời nắng nóng như trút lửa xuống dải đất miền Trung. Trong cái nắng nóng oi ả giữa trưa hè tháng 7, những CBCS Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn căng mình “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để vận động, đưa đón những thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đến các điểm thu nhận mẫu ADN…

Những khu dân cư hiện hữu với đường hẻm nhỏ hẹp ở khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh là do lịch sử để lại, nếu muốn cải tạo, chỉnh trang đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức. Vì vậy công tác phòng cháy hiệu quả nhất vẫn là ý thức của mỗi hộ gia đình, phải biết cứu lấy sinh mạng, tài sản của mình trước vì “giặc lửa” cũng như cơn cuồng phong, chỉ trong chớp mắt đã cuốn phăng tất cả nên không thể chủ quan chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Dẫu nắng hay mưa, dẫu ngày hay đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn luôn cần mẫn, năng nổ, nhiệt tình cùng lực lượng Công an cơ sở hàng ngày góp sức mình giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.