Ký ức Xa Mát

16:48 22/09/2019
Quốc lộ 22B từ thành phố Tây Ninh lên huyện Tân Biên giờ được mở rộng và trải nhựa thẳng tắp. Không còn đất đá lổn nhổn bụi đỏ như thuở nào. Nhưng hình ảnh cô bé bị bom napan Mỹ đốt cháy lưng (hồi năm 1972) chạy dọc trên đường Trảng Bàng cứ ẩn hiện phía trước. Mùi lửa khói bom đạn vẫn quanh quẩn đâu đây. Người ta nói trong Di tích “Thủ đô kháng chiến” ở rừng Xa Mát (Tân Biên) vẫn còn nhiều dấu vết hố bom...

Cõi nhớ rừng xanh

Vượt qua cửa khẩu Xa Mát chừng mười lăm cây số, chúng tôi tiến sâu vào khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Người dẫn đường kể, vào tháng 2-1967, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của lực lượng cách mạng miền Nam, giặc Mỹ bất ngờ tấn công dữ dội vào chiến khu. Chúng đổ 45.000 quân bao vây toàn bộ cánh rừng thực hiện chiến dịch Junction City (Tìm và diệt). Nhưng chúng không thể tưởng tượng được sự chống trả quyết liệt và dũng mãnh của quân đội ta. Toàn bộ chiến khu nằm trong diện tích chừng 150 cây số vuông phủ dầy hàng vạn tấn bom đạn của giặc Mỹ. Tên Trung tướng Jonathan Simon tuyên bố, chỉ trong mươi ngày là đốt cháy Xa Mát, vùi dập lực lượng cách mạng.

Nào bom cháy, bom hóa học lẫn tên lửa cày ải suốt ngày đêm. Nhưng mỗi khi xe tăng tiến sâu vào chiến khu là lũ giặc lại kinh hoàng bỏ chạy. Chúng không thể hiểu vì sao các chiến sĩ giải phóng miền Nam xuất hiện như thần vậy. Họ vụt bừng dậy từ dưới những hố bom mà chúng vừa thả xuống. Nhiều chiến sĩ đánh giáp lá cà rất dũng mãnh làm lính ngụy kinh hồn bạt vía. Giặc cố đi men theo sông Vàm Cỏ Đông tiến sâu vào hậu cứ. Nhưng chưa kịp định thần thì đã bị tấn công bất ngờ ngay phía sau lưng. Toàn bộ chỉ huy sở và các đồng chí lãnh đạo đã kịp lánh sang nước bạn Campuchia. Chiến dịch của Đại tướng William Westmoreland bị thất bại hoàn toàn sau 53 ngày đêm tấn công vào rừng Xa Mát.

Hệ thống giao thông hào.

Thực ra trước kia chiến khu miền Nam đã được thành lập từ thời chống Pháp (1946-1954). Giai đoạn chống Mỹ, nơi đây trở thành “Thủ đô kháng chiến” từ năm 1961. Cơ quan chỉ huy được thành lập Trung ương Cục miền Nam. Từ đó giặc Pháp hoặc Mỹ không ngừng việc tìm cách tấn công tiêu diệt cơ quan chỉ huy cách mạng miền Nam. Nhất là từ khi có Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, giặc càng điên cuồng tổ chức nhiều đợt tấn công vào chiến khu trong rừng Xa Mát.

Tinh thần chiến đấu của quân và dân địa phương Tây Ninh cùng quân đội giải phóng luôn tỏ ra kiên cường, dũng cảm chiến đấu bảo vệ an toàn cho Bộ chỉ huy. Nơi đây còn ghi dấu chiến tích của nữ chiến sĩ Huỳnh Lan Khai (con gái Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam).

Đầu năm 1968, Huỳnh Lan Khai dẫn đoàn tải gạo vào chiến khu nhưng bị chạm trán với lính biệt kích Mỹ. Chúng bao vây và bắt cô đưa lên máy bay. Đội ứng cứu ra không kịp. Bất ngờ chiến sĩ Huỳnh Lan Khai mở cửa máy bay nhảy xuống. Cô quyết hy sinh chứ không để giặc bắt tra tấn. Hình ảnh nữ anh hùng đó còn khắc ghi trên bia mộ trong khu di tích lịch sử.

Trong thời gian này, nhiều văn nghệ sĩ đã sống và chiến đấu tại đây. Tác phẩm của họ phản ánh rất sâu sắc tinh thần quả cảm của quân đội ta. Đặc biệt nhà thơ Hoài Vũ (khi ấy là Ủy viên thường trực Hội văn nghệ “R”) đã có bài thơ “Vàm Cỏ Đông” (sau này được nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc). Bài thơ sống động với những hình ảnh: “Đây con sông như dòng sông lịch sử. Sáng ngời lên từ thuở cha ông”; hoặc đó lời ca tiếng hát vang lên khắp nơi: “Vàm Cỏ Đông đây, ta quyết giữ.

Từng mái nhà nép dưới rặng dừa. Từng thửa ruộng ngời đen màu mỡ. Từng mối tình hò hẹn sớm trưa”. Nhiều văn nghệ sĩ khác cũng có những tác phẩm thấm đẫm tinh thần cách mạng như Giang Nam, Thanh Hải, Viễn Phương, Phan Huỳnh Điểu, Thuận Yến…

Lão họa sĩ chiến sĩ Tân Biên

Thật may mắn chúng tôi được trò chuyện với họa sĩ Võ Đồng Minh, một chiến sĩ của chiến khu “R”, sinh ra trên đất Tân Biên. Ông tham gia cách mạng khi mới 15 tuổi (1957). Do có năng khiếu vẽ, ông được cử đi học lớp hội họa ở ngay chiến khu (Mỹ thuật giải phóng khóa I-1964).

Từ đó, họa sĩ Võ Đồng Minh bắt đầu làm báo, in ấn tài liệu tuyên truyền cách mạng. Ông xuống tận các đơn vị chiến đấu để ký họa. Hàng chục tác phẩm của họa sĩ Võ Đồng Minh đã được in trên Báo Giải phóng, Quân đội nhân dân và Nhân dân. Nhất là những tranh vẽ cổ động và đả kích vào những năm gay cấn nhất (1966-1968). Hiện ông còn lưu giữ hàng trăm ký họa chiến trường và những bức tranh bột mầu.

Họa sĩ Võ Đồng Minh xếp lần lượt những tác phẩm theo thời gian cho chúng tôi xem. Nào là “Nữ học sinh đi tải đạn”, “Tổ trinh sát D14” hoặc “Xuống đường”. Không khí náo nức tinh thần chiến đấu từ già đến trẻ. Mặt trận Tây Ninh nóng bỏng hơn bao giờ hết. Tất cả đều hiện lên trong bộ tranh của ông. Chúng tôi bị cuốn hút vào thời đoạn rực lửa ấy.

Các chiến sĩ trong chuyến đi về nguồn B.

Bên cạnh tác phẩm “Đại đội 5 pháo kích vào tiểu khu quân sự Tây Ninh” là “Tiểu đoàn 14 đánh phục kích” hay “Nữ chiến sĩ”… Lão họa sĩ say sưa miêu tả thêm những chi tiết khốc liệt trong lúc vẽ tranh tại trận địa. Đó là khi ông đã băng qua chiến hào, bất chấp bom đạn đưa một đồng đội bị thương về cứu chữa. Bức ký họa ấy vẫn còn vết máu của đồng đội. Đó là tác phẩm “Vàm Cỏ Đông quyết giữ”.

Lão họa sĩ bồi hồi nhớ lại kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời đúng vào ngày Bác Hồ mất. Họa sĩ Võ Đồng Minh cùng đồng nghiệp Kim Bạch được phân công vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trung ương Cục cần hình ảnh Bác để tổ chức lễ truy điệu cùng với nhân dân cả nước vào ngày 5-9-1969. Địa điểm tổ chức diễn ra ngay sát biên giới nước bạn Campuchia. Công việc triển khai hết sức bí mật không để giặc biết. Nhiệm vụ vẽ chân dung Bác Hồ quả là hết sức khó khăn vì không có ảnh mẫu. Họa sĩ Võ Đồng Minh cùng họa sĩ Kim Bạch phác thảo theo trí nhớ đã từng được xem ảnh Bác Hồ qua sách báo.

Đó là những đêm hai họa sĩ thức trắng. Hàng chục phác thảo lần lượt xin ý kiến lãnh đạo góp ý. Công việc thật khẩn trương cho kịp ngày tổ chức lễ truy điệu Bác. Cuối cùng một chân dung Bác đã được chấp nhận. Có những đồng chí lãnh đạo từ ngoài Bắc vào đều công nhận chân dung Bác rất chân thực và có thần thái. Nhất là đôi mắt Bác ấm áp đã làm rung động bao trái tim. Lễ truy điệu diễn ra đẫm nước mắt của hàng ngàn chiến sĩ tại chiến khu. Họa sĩ Võ Đồng Minh xúc động và thề nguyện sau này sẽ trọn đời vẽ chân dung Bác Hồ.

Sau ngày giải phóng miền Nam, họa sĩ Võ Đồng Minh vừa làm công tác tại Văn phòng huyện Tân Biên, vừa thực hiện dự án vẽ chân dung Bác Hồ. Đến nay họa sĩ đã bước sang tuổi 78 nhưng vẫn mải miết thực hiện nguyện vọng của mình.

Trước mắt chúng tôi là những bức chân dung Bác Hồ cỡ lớn (1,0mX1,5m) được xếp theo thứ tự chủ đề của tác phẩm. Xung quanh bốn bức tường ngôi nhà cấp bốn của lão họa sĩ tràn ngập ánh mắt và nụ cười của Bác Hồ trên những bức tranh. Chúng tôi hết sức khâm phục một họa sĩ nghèo nơi biên cương thầm lặng và dũng cảm chịu đói khát nhưng vẫn không rời bỏ lời hứa thiêng liêng nơi chiến khu năm nào.

Tiếp nối cuộc hành quân

Hành trình trở về nguồn của chúng tôi được các bạn trẻ hồ hởi đồng hành. Những ký ức lại dội về mỗi khi bước tới những ngôi nhà thân thương nơi rừng xanh một thuở. Vậy mà đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Hình ảnh các đồng chí lãnh đạo vẫn còn đó trong các mái lá không bao giờ phai tàn theo thời gian. Đây là ngôi nhà làm việc của đồng chí Nguyễn Văn Linh, kia là bàn viết của đồng chí Võ Văn Kiệt, còn phía trước là trụ sở của đồng chí Nguyễn Chí Thanh…

Những ký ức trở về sống động như ngày nào các chiến binh đang hành quân trên đường ra chiến dịch. Cánh rừng Xa Mát dào dạt âm thanh chim hót và cành lá rì rào. Con sông Vàm Cỏ Đông được bắt nguồn từ những dãy núi bên đất nước Campuchia đang cuộn sóng. Các bạn trẻ bất ngờ xuất hiện từ những căn hầm và chiến hào với những nụ cười tươi sáng. Đó là hình ảnh của chúng tôi, những chiến sĩ một thời vừa cầm súng, vừa hát vang lời ca: “Vàm Cỏ Đông đây. Ta quyết giữ. Từng chiếc xuồng, tấm lưới, cây dầm. Từng con người làm nên lịch sử. Và dòng sông trong mát quanh năm. Vàm Cỏ Đông đây”.

Vương Tâm

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文