Nhà thơ Tạ Hữu Yên: Ra đi khi "chỉ tiêu" đã... vượt

08:00 20/06/2013
Tạ Hữu Yên từng hồn nhiên tâm sự với báo giới rằng, ông đặt "chỉ tiêu" cho đời mình là phải có 150 bài thơ được phổ nhạc. Đến khi ông giã biệt cuộc sống, "chỉ tiêu" ấy đã được vượt qua. Tuy nhiên, công bằng mà nói, trong làng thơ Việt Nam, ngoài cái "duyên âm nhạc", Tạ Hữu Yên chưa phải là tác giả có vị trí thật nổi trội. Ông có cách nhìn đời ấm áp, đôn hậu mà thiếu những quan sát sắc cạnh, có thể nâng lên thành những triết lý độc đáo, có tầm khái quát...

Vậy là cuối cùng, nhà thơ hiện đang lập kỷ lục về tác giả có thơ được phổ nhạc nhiều nhất Việt Nam cũng đã ra đi. Tin nhà thơ Tạ Hữu Yên tạ thế vào sáng 30/5 vừa qua tại Viện Quân y 108 đã khiến bạn đọc và biên tập viên nhiều tòa báo không khỏi bất ngờ. Vẫn biết, việc một ông lão ra đi ở tuổi 87 không phải là điều gì trái "lẽ trời", song họ ngỡ ngàng vì trong hình dung của mình, cái ông lão "thấp bé nhẹ cân" ấy lại là một người cần mẫn, dẻo dai đến lạ. Không xối xả, ào ạt, nhưng cũng không mấy khi ông vắng mặt trong đời sống báo chí văn nghệ. Tết Quý Tỵ vừa rồi, trên một số trang báo, độc giả còn bắt gặp cái tên Tạ Hữu Yên đi kèm một số bài thơ, mẩu chuyện, đặc biệt là các câu đối Tết. Tưởng đâu con người ấy vẫn mãi giữ được phong độ như vậy.

Theo thông tin được chính tác giả thừa nhận thì tới hết năm 2012, Tạ Hữu Yên đã có trên 160 bài thơ được phổ nhạc. Không chỉ là con số, nhiều bài trong đó thực sự là những ca khúc hay, được phổ biến rộng rãi (mà chỉ cần nhắc đến tên bài hoặc vài ba câu mở đầu là ai cũng nhớ), như ca khúc "Đất nước": "Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu/ Nghe dịu nỗi đau của mẹ/ Ba lần tiễn con đi/ Hai lần khóc thầm lặng lẽ…"; ca khúc "Đôi dép Bác Hồ": "Đôi dép đơn sơ/ Đôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở chiến khu Bác về"; ca khúc "Đường lên hạnh phúc": "Nào bên nhau cầm tay/ Đi lên đường hạnh phúc/ Ta ca lên tương lai/ Trong tiếng chim gọi bầy"; ca khúc "Cảm xúc tháng Mười": "Không thể nói trời không trong hơn/ Và mắt em xanh khác ngày thường/ Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường"; ca khúc "Nhớ giọng hát Bác Hồ": "Một ngày vui/ Theo tay Bác/ Cháu hát vang/ Bài "Kết đoàn"… Tất cả những bài được nhắc tới trên đã được tác giả đưa vào "Tuyển tập Tạ Hữu Yên" (do NXB Văn học ấn hành năm 2007, đúng năm ông tròn 80 tuổi), ở phần "Thơ phổ nhạc", dày trên 40 trang. Điều đáng nói là trong những ca khúc nhắc tới trên, ngoại trừ ca khúc "Đất nước" đã được nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn viết thêm phần lời 2, còn thì các nhạc sĩ giữ gần như 100% lời thơ của Tạ Hữu Yên. Tạ Hữu Yên từng chia sẻ: "Những bài thơ đúng niêm luật, có vần điệu, nhạc sĩ người ta dễ tìm thấy sự đồng cảm ở đó, và giai điệu được cất thành lời". 

Nhà thơ Tạ Hữu Yên đã từ trần tại Viện Quân y 108, Hà Nội vào ngày 30/5/2013.

Tạ Hữu Yên từng hồn nhiên tâm sự với báo giới rằng, ông đặt "chỉ tiêu" cho đời mình là phải có 150 bài thơ được phổ nhạc. Đến khi ông giã biệt cuộc sống, "chỉ tiêu" ấy đã được vượt qua. Tuy nhiên, công bằng mà nói, trong làng thơ Việt Nam, ngoài cái "duyên âm nhạc", Tạ Hữu Yên chưa phải là tác giả có vị trí thật nổi trội. Ông có cách nhìn đời ấm áp, đôn hậu mà thiếu những quan sát sắc cạnh, có thể nâng lên thành những triết lý độc đáo, có tầm khái quát. Giọng thơ ông nghiêng về thủ thỉ, tâm tình nên cũng ít tạo nên những cuốn lốc bất ngờ gây náo nức tâm hồn người đọc. Ông nhạy cảm tinh tế trong phát hiện về sự chuyển đổi tâm lý, cảm xúc của mình trước những sự kiện lớn lao của dân tộc nhưng lại không nhiều những giây phút lắng nghe cảm xúc của mình khi đối mặt với biến chuyển đời thường (hay là những gì cần nói ông đã đưa vào… thơ châm, là phần ông xếp đứng thứ tư trong tập sách và dành gần ba chục trang cho nó).

Nói chung, khuynh hướng cảm xúc của Tạ Hữu Yên là nhất quán. Nó xuyên suốt từ những ngày đầu ông cầm bút cho tới hôm nay. Đó là khuynh hướng gắn với cộng đồng, quan tâm tới số đông và được thể hiện, chuyển tải qua những hình thức quen thuộc.

Tạ Hữu Yên là một nhà thơ đi nhiều, viết khỏe. Nửa thế kỷ cầm bút, ông đã cho ra mắt bạn đọc hơn 50 đầu sách và hàng nghìn bài báo. Ông cũng là người cho "xuất xưởng" nhiều châm ngôn, câu đối vào các dịp lễ, tết. Những năm cuối đời, mặc dù sức đã xuống nhiều song ông vẫn miệt mài làm việc. Ngoài làm thơ, ông tăng cường viết ký, viết sách tư liệu. Cuốn sách xuất bản gần nhất của ông là cuốn "Võ Nguyên Giáp - Vị Đại tướng văn võ song toàn".

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng ao ước trong sự nghiệp, và là một tấm gương lao động đáng kính trọng, song những ai một lần tiếp xúc với Tạ hữu Yên đều quý ông ở sự hồn hậu, khiêm tốn. Trong cuốn "Tuyển tập Tạ Hữu Yên", có nhiều chỗ ông phát biểu hết sức nhún nhường. Ông tâm sự với bạn đọc ở "Lời dẫn" rằng, nếu ông "có một bài thơ nào đó, một hai câu thơ nào đó mà bạn đọc nhớ, bạn đọc khen "đọc được", thế đã là điều hạnh phúc với tác giả rồi". Ông từng làm thơ để răn mình: "Khiêm tốn bao nhiêu cũng thiếu/ Tự kiêu biết mấy cho vừa".

Nhà thơ Tạ Hữu Yên qua đời! Cá nhân tôi, nhớ tới ông tôi không sao quên được cảm giác ngỡ ngàng khi lần đầu tiên được tiếp xúc với ông. Con người từng có cái bút danh nghe rất nặng ký khi làm thơ trào phúng - ấy là Cử Tạ - vậy mà ngoài đời hóa lại là người có vóc dáng khiêm tốn, thuộc loại “thấp bé nhẹ cân”. Từ cảm giác ấy, tôi đã đặt tên cho một bài viết nói về bút danh của ông cái tiêu đề "Tên lực sĩ, người nhẹ ký". Rất may là được ông và bạn bè ông… chấp thuận

Phạm Tuấn Đạt

Trong trận đấu với Tottenham tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra tối 28/4 (giờ Việt Nam), Arsenal đã dẫn trước tới 3-0 trước đối thủ nhưng suýt chút nữa đánh mất chiến thắng khi để đối thủ ghi liền 2 bàn trong hiệp 2.

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Khi phát hiện người phụ nữ bế trên một cháu bé đang khóc không ngớt và chân tay co giật đứng ở lề đường, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương đưa cháu bé trong tình trạng sốt cao, co giật đến bệnh viện cấp cứu. Do được cấp cứu kịp thời, hiện tại cháu bé đã giảm sốt, bệnh viện đang tiếp tục theo dõi điều trị cho cháu ổn định.

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文