Chuyện làng văn nghệ

Nhà thơ của tình yêu và...gió lạnh

10:12 17/05/2010
Ngày 30 tháng 5 này là vừa chẵn 50 năm ngày nhà văn, nhà thơ Nga Boris Pa sternak - Giải thưởng Nobel Văn học 1958 - tạ thế.

Cách đây hơn chục năm, trên báo Văn nghệ Trẻ số ra ngày 30/8/1997 có tin: Tờ Stampa Tuttolibri xuất bản ở Turino (Italia) đã tiến hành một cuộc trưng cầu dư luận độc giả về nữ nhân vật đẹp nhất trong văn học thế giới thế kỷ XX. Có trên 2.000 người gửi thư tham gia. Họ nêu lên 659 cái tên, nhưng chỉ 40 nữ nhân vật trong số đó thu được hơn 10 ý kiến. Tin này cũng cho biết: Nữ nhân vật được độc giả Italia "sùng mộ" nhất (nàng thu được 216 phiếu, vượt rất xa số phiếu của các "đối thủ" còn lại) có tên gọi Lara. Nhiều người trong chúng ta đã biết: Lara là nhân vật nữ trong tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" của Pasternak. Phần "Thơ tình cho Lara" in kèm trong cuốn tiểu thuyết đến nay vẫn còn được nhiều người nhắc, nhớ.

Đọc thơ tình Pasternak, chúng ta dễ nhận thấy nhà thơ rất hay mở rộng cánh cửa tâm hồn mình ra với thiên nhiên. Phải vì ông quá cô đơn? Rồi thì mùa thu, rồi thì gió... Sao mà mùa thu cứ trong suốt, lạnh lùng, dài rộng thế, và gió - sao gió cứ vật vã, ào ạt thế - trong trang viết của nhà thơ này? Thơ tình Pasternak luôn gợi cho ta một nét buồn, đó là nét buồn thanh tĩnh đúc rút từ một vòm trời ảm đạm, từ những gương mặt người u trầm, khắc khổ, đăm chiêu, từ những nỗi niềm đầy dự cảm, lo âu từ những dáng vóc khô gầy và mảnh dẻ. Để rồi, tất cả cùng toát lên vẻ đẹp của sự cương nghị, can đảm, vẻ đẹp của: "Gió cuồn cuộn lay cả cánh rừng", của "Em cởi áo - như cánh rừng trút lá", một vẻ đẹp tiềm tàng sức sống, ẩn chứa bao nét kiêu sa và bi tráng. Đấy cũng là nét cao cả của hồn thơ Pasternak, là lý tưởng thẩm mỹ của ông. Trong bài thơ "Mùa thu", chính Pasternak cũng từng thổ lộ: "Khi đời sống còn ghê sợ hơn cơn đau/ Thì can đảm - cội nguồn cái đẹp / Chính là điều cuốn ta lại gần nhau".

Đọc thơ tình Pasternak, chúng ta thấy yêu nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ trong các bài thơ đó bởi sức hút của sự can đảm. Đó là con người mảnh mai mà rắn rỏi, từng trải mà đam mê, dám sống hết mình cho một tình yêu và sẵn sàng chấp nhận mọi chông gai, kể cả cái chết: "Chúng ta thề chấp nhận mọi chông gai - Chúng ta sẽ gục chết công khai".

Boris Pasternak là nhà thơ lớn của nước Nga, người cùng thời với Mayakovsky, Esenin. Ông từng được hoan nghênh từ những năm cuối của thập niên, đầu thập niên 30 (của thế kỷ trước). Bản thân Mayakovsky - người vốn rất "tiết kiệm" với những lời khen- ngay từ năm 1926 đã tôn Pasternak là thiên tài... Nhưng rồi, tình hình có nhiều biến chuyển phức tạp, nhất là từ sau Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ nhất (1934), Pasternak đã nhận được nhiều mũi  công kích của những người tìm cách "thanh loại" ông. Pasternak bỗng chốc trở thành đứa con bị ruồng bỏ ngay trong chính đất nước của mình. Tình thế ngày càng trở nên nặng nề, đặc biệt là từ khi ông được giải thưởng Nobel Văn học năm 1958 (Pasternak sau đó đã khước từ giải thưởng này).

Khi Pasternak tạ thế, Akhomatova - nữ nhà thơ kỳ diệu của nước Nga (người cũng nếm trải không ít bất hạnh, đắng cay như ông) đã viết bài "Thơ tặng Pasternak". Với Akhmatova, Pasternak là "nhà thơ kỳ diệu và con người chân chính  của Liên bang Xôviết".

Pasternak chỉ thực sự được phục hồi, được khẳng định lại ở Tổ quốc ông kể từ Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ VIII. Và năm 1990, UNESCO đã quyết định tổ chức trọng thể trên toàn thế giới lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông

Nguyễn Ngọc Hoan

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文