Nhà văn Tô Hoài “cứu” nhà văn Lê Hoài Nam

10:21 08/10/2020
Việc vô tình in truyện ngắn "Con đường An Lạc" trên Báo Người Hà Nội, đã cứu hai nhà văn Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa thoát hiểm. Công đầu thuộc về nhà văn Tô Hoài. Giá như…. nhà văn Tô Hoài không ký duyệt cho in truyện ngắn đó… thì hậu quả hai nhà văn Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa khó mà thoát khỏi án kỷ luật.


Trong sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ trước đây, do cái nhìn chủ quan nên đã xảy ra mấy trường hợp bị dư luận phê phán; cũng có tác phẩm bị cấp trên phê sai, hoặc một nhóm người lợi dụng điều đó để "đánh" tác giả…. xuất phát từ "thù ghét cá nhân". Lại có người hiểu sai ý tưởng nội dung tác phẩm do suy diễn "bé xé ra to", nâng thành quan điểm lập trường. 

Hiện tượng bị "đánh" oan các nhà văn như thế có đến gần chục trường hợp, như bài thơ "Người lính nói về thế hệ mình" của nhà thơ Thanh Thảo in trên Văn nghệ giải phóng, thời miền Nam chưa giải phóng. 

Vì bài thơ này, Thanh Thảo bị cấp trên của ông kiểm điểm, suýt bị kỷ luật, và khai trừ khỏi Đảng. May thay, bài thơ đó đã đăng cùng một chùm thơ của Thanh Thảo do Chế Lan Viên biên tập đưa in. Từ cơ sở này, Chế Lan Viên đã bảo vệ cho Thanh Thảo "an toàn". Sau này nhà thơ Thanh Thảo rất biết ơn Chế Lan Viên, người thầy, người anh đã cứu ông thoát tai nạn nghề nghiệp.

Đấy là chuyện nhà thơ cứu nhà thơ. Còn đây là chuyện cũng tương tự, nhưng ở dạng "nhà văn cứu nhà văn". Theo nhà văn Lê Hoài Nam kể, năm 1993, ông đương nhiệm Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Nam Hà kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn Nhân. Một hôm tác giả Kim Sa Trung mang đến một bản thảo truyện ngắn mới viết, có tiêu đề "Con đường An Lạc", nội dung mô tả người ta làm một con đường khá nhiều trở ngại phi lý. Truyện có phần gai góc theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. 

Tuy băn khoăn, nhưng nhà văn Lê Hoài Nam vẫn mạnh dạn ký duyệt cho in, không những để động viên tác giả, mà muốn qua truyện này sẽ xới lên một vấn đề văn học ở địa phương này vốn đang trì đọng, tù túng để trở nên sôi động, đánh thức tiềm năng văn học một tỉnh có truyền thống văn hiến đầy tiềm lực đang ngủ vùi. 

Nào ngờ, sau khi phát hành, số tạp chí Văn Nhân in truyện ngắn đó ngay tức khắc bị một số nhóm người là Hội viên của Hội Văn nghệ Nam Hà, trong đó có cả cán bộ quản lý bên sở Văn hóa, vốn đã không ưa Lê Hoài Nam, và muốn tranh một trong hai chức vụ đương nhiệm của Lê Hoài Nam. 

Đây là dịp để họ lật tẩy Lê Hoài Nam và "hạ bệ" ông nên một cán bộ bên Sở Văn hóa đứng ra tổ chức hội nghị để lên tiếng về cuốn sách, lập "hòm phiếu cơ động" bằng 4 mảnh bìa ghép lại để bỏ phiếu lên án truyện ngắn "Con đường An Lạc"! Đồng thời yêu cầu xử lý Tổng biên tập tạp chí Văn Nhân là Lê Hoài Nam và tác giả Kim Sa Trung.

May thay, trước đó ít ngày, truyện ngắn "Con đường An Lạc" được đăng trên Báo Người Hà Nội, do nhà văn Tô Hoài lúc đó là Tổng biên tập duyệt. Khi vị chủ tọa cuộc họp để bỏ phiếu kỷ luật nhà văn Lê Hoài Nam xin đứng lên phát biểu xong, ông liền rút từ trong cặp của mình giơ thẳng tờ báo Người Hà Nội lên, và đưa qua mắt chủ tọa, và một số người cũng xô lên nhìn tên truyện ngắn đó. 

Đến lúc này nhà văn Lê Hoài Nam phát biểu: "Kỷ luật tôi như thế nào là quyền các vị, nhưng trước khi bỏ phiếu quyết định, các vị nên có công văn lên Thành phố Hà Nội kỷ luật Tổng biên tập nhà văn Tô Hoài người duyệt cho đăng truyện ngắn này, thế mới công bằng".

Sau khi nghe nhà văn Lê Hoài Nam phát biểu, và một số người có mặt, cùng với chủ tọa cuộc họp có vẻ... sốc. Một số người quay sang tranh luận. Về thể loại ở Văn Nhân ghi "Con đường An Lạc" là "truyện ngắn", Báo Người Hà Nội đăng nguyên văn lại ghi là "truyện vui". 

Cuộc tranh luận thể loại không đâu vào đâu, thấy thế, ông chủ tọa đứng lên kết luận: "Qua đây các đồng chí Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa rút kinh nghiệm. Hội nghị gay gắt chẳng qua là liều thuốc đắng làm cho đồng chí mình "dã tật". Cũng vì thương đồng chí mình mà mới có cuộc họp này, còn sai thì sửa, nên đóng cửa bảo nhau, hôm nay, rút ra kinh nghiệm hữu ích….". Nói xong, ông chủ tọa giơ tay ra hiệu cho một vị lên cầm cái hòm phiếu cất đi. Cuộc họp kết thúc.

Vậy là việc vô tình in truyện ngắn "Con đường An Lạc" trên Báo Người Hà Nội, đã cứu hai nhà văn Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa thoát hiểm. Công đầu thuộc về nhà văn Tô Hoài. Giá như…. nhà văn Tô Hoài không ký duyệt cho in truyện ngắn đó… thì hậu quả hai nhà văn Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa khó mà thoát khỏi án kỷ luật.

Lại như nếu nhà thơ Chế Lan Viên không duyệt cho in chùm thơ của nhà thơ Thanh Thảo, trong đó có bài thơ "Người lính nói về thế hệ mình" trên tạp chí Tác phẩm mới thì Thanh Thảo cũng khó thoát án kỷ luật.

Lê Hồng Bảo Uyên (sưu tầm)

Trước diễn biến phức tạp, bất thường, khó lường của bão Wipha, lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương quyết liệt chỉ đạo, khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm; bố trí lực lượng Công an cơ sở cùng phương tiện tại các khu vực trọng điểm để kịp thời tổ chức cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống xảy ra.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Trước tình trạng giá cát xây dựng tăng bất thường, nhiều mỏ không bán trực tiếp cho nhà thầu mà thông qua trung gian, thậm chí không xuất hoá đơn, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã phát đi cảnh báo, yêu cầu các đơn vị khai thác báo cáo cụ thể trữ lượng, phương thức bán hàng và mức giá hiện hành. Thành phố sẽ phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi thao túng giá, tiếp tay cho đầu cơ trục lợi, gây cản trở tiến độ thi công các công trình trọng điểm.

Báo cáo với UBND TP Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện các dự án trọng điểm do BQL DA đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (Ban Hạ tầng) làm chủ đầu tư, ông Đậu An Phúc, Giám đốc Ban Hạ tầng đã “điểm mặt” 9 nhà thầu đang chậm tiến độ hợp đồng các gói thầu xây lắp của Dự án xây dựng, cải tạo môi trường kênh Tham Lương…

Núp bóng môi giới bất động sản, Lê Thị Nguyệt đã đưa ra các thông tin gian dối để vay tiền hoặc kêu gọi góp vốn đầu tư để kêu gọi nhiều người cùng hùn vốn tham gia. Sau khi nhiều bị hại tin tưởng góp vốn với số tiền gần 18 tỷ đồng, Nguyệt đã chiếm đoạt để sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân.

Chính phủ Mỹ vừa đưa nhóm vũ trang Mặt trận Kháng chiến (còn gọi là Kháng chiến Kashmir - TRF) vào danh sách “tổ chức khủng bố nước ngoài”, sau vụ tấn công ngày 22/4 tại Pahalgam, khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến 26 người thiệt mạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.