Nhà văn Võ Bá Cường và bút lực mạnh mẽ

11:35 03/12/2020
Tại sao con người lại có những niềm đam mê khó giải thích? Câu hỏi này khó trả lời, càng khó trả lời cho những đam mê văn chương đến mê mị của không ít nhà văn, nhà thơ. Đam mê văn chương, ham đi để tìm hiểu, khám phá, là tính cách và là cái tạng của nhà văn Võ Bá Cường.


Ông vừa đoạt giải Ba cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết "Gió Thượng Phùng", là một sự ghi nhận cho sự lao động miệt mài bao năm.

1. Cánh viết văn trẻ chúng tôi vẫn gọi Võ Bá Cường là "cụ Võ", không chỉ bởi ông viết văn rất có... võ, mà còn rất gần gũi giới trẻ. Ông là người say với nhân vật, những số phận, xoáy vào những tâm trạng nhân vật để chưng cất những trang văn phập phồng vốn sống. 

Được tham gia một số trại sáng tác văn học cùng ông do Báo CAND, Nhà xuất bản CAND tổ chức, tôi có dịp gần ông để trò chuyện, học tập kinh nghiệm và nhất là được ảnh hưởng luôn cái sự ham đi.

Nhà văn Võ Bá Cường (đứng giữa) giới thiệu về vườn tượng danh nhân.

Là người ham đi và thích đi, để khám phá và tìm kiếm, làm giàu thêm kho tư liệu của mình. Rồi một lúc nào đó, ông khép cửa phòng, trốn mọi sự đời, ngồi viết. Ông viết hai loại, một là tiểu thuyết tư liệu, hai là tiểu thuyết và truyện hư cấu. 

Võ Bá Cường tâm sự: "Tôi thích viết về những nhân vật từng bị oan khuất, những nhân vật lịch sử ít người đặt bút tới. Bài viết là một nén nhang kính cẩn dâng lên những người đã mất khiến tôi vị nể, kính trọng". 

Vâng, Võ Bá Cường là người quyết liệt, đã định viết về nhân vật nào là ông "đào bới" tư liệu rất kỹ. Ông dám đến gõ cửa, tìm tài liệu tại những nơi khó khăn nhất. Có những chuyến đi như mò kim đáy bể. Nếu là người dễ nản chí, có thể đã bỏ cuộc. 

Còn Võ Bá Cường, ông quan niệm: hãy tìm sẽ thấy, hãy gõ cửa, cửa sẽ mở. Nhưng tôi biết, với người khác, dù tin như vậy vẫn chưa chắc đã có được tài liệu. Riêng Võ Bá Cường, ông có "võ" để có tài liệu. Trong căn phòng khá rộng của ông ở thành phố Thái Bình, chứa đầy sách và tư liệu. Tất cả là thứ tài sản quý giá của ông.

Võ Bá Cường say và kính Tào Mạt - ông “vua chèo xứ Bắc” bởi tư tưởng và cá tính sáng tạo đầy bản lĩnh với bộ ba vở chèo "Bài ca giữ nước" nổi tiếng. Võ Bá Cường viết cuốn "Chuyện tướng Độ" vì lòng trọng một vị tướng cùng quê Thái Bình. Viết về Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Sáng, Trần Đức Thảo, Trần Dần... cũng vậy. 

Bao giờ ngòi bút ông cũng rung lên vì xúc động, vì thương, để có lúc, dòng lệ đã chảy trên khóe mắt văn nhân. Họ là những nhân vật cuộc đời có nhiều vấn đề để nói, để bàn. Họ là những tác giả có nhiều cống hiến, nhưng tiếng nói về họ không phải bao giờ cũng đồng thuận. 

Người thường chọn viết về người bình thường, là một giải pháp an toàn, khỏi phải có vấn đề vướng mắc về pháp lý. Võ Bá Cường làm ngược lại, để sẵn sàng đối chất, khi có ai chất vấn. 

Trót mang cái nghiệp vào thân! Đã là những văn nhân thực sự, ai mà không đau đáu cho những số kiếp, ai mà không nhăn trán vắt óc vì những dự định và trăn trở. Văn nhân như ông không tìm lấy công việc an nhàn, vì như thế sẽ chẳng tìm thấy văn, sinh ra những tác phẩm đáng giá. Võ Bá Cường dù thấy "Mực đọng trong nghiên sầu" ở đời cầm bút của mình, như câu thơ Vũ Đình Liên đã nói, để làm một người cầm bút dấn thân đúng nghĩa.

Khi nói về cái sự đi, nhà văn Võ Bá Cường tâm sự: "Đi chẳng những là cái thú, đi còn để khám phá bản thân mình nữa". Vâng, là để khám phá sự cảm nhận của mình, sức khỏe mình. Cho nên, lúc này ông cưỡi sóng gió ra biển khơi, lúc khác lại đằm mình trong không gian văn hóa Tây Bắc, hoặc về hưởng cái nóng khô khốc trên những cung đường gập ghềnh ở Hà Giang... Đến vùng đất nào, "cụ Võ" cũng cẩn thận ghi chép làm tư liệu. Võ Bá Cường nói, mình đi nhiều, vậy mà so với các văn nhân thời trước, chẳng thấm gì. "Tôi đi đến vùng nào, cũng đã thấy bước chân cụ Nguyễn Tuân. Thật là tài tình".

2. Võ Bá Cường đã ở cái tuổi mà theo ông, nếm đủ cay đắng ở đời. Ông bảo tôi - một người viết văn trẻ hãy cố sống nhiều, chứ không phải sống lâu. Và phải giữ ngòi bút luôn sắc, không ngừng bồi bổ cho ngòi bút ấy. Tôi xin vâng, bởi vì người viết văn, để trường sức, cần nhiều yếu tố. 

Tôi lại hỏi chuyện đời, con đường đến với văn chương của "cụ Võ". Trước khi đến với nghề văn, Võ Bá Cường từng làm nhiều nghề. Ban đầu là một anh lơ xe, rồi làm cán bộ địa chất. Sau không trụ với nghề này, ông đi học sư phạm, ra đảo Cô Tô (Quảng Ninh) dạy học, viết báo. 

Đến năm 1967, ông về công tác ở Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cẩm Phả (nay là Vân Đồn). Thời gian ở Cẩm Phả, ông may mắn được tiếp xúc với nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như Nguyễn Tuân, Xuân Quỳnh, Ngô Quân Miện... Cho đến năm 1971 thì về Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình. Giai đoạn này ông gọi là làm bếp núc cho văn nghệ địa phương. 

Năm 1997, nghỉ hưu, ông có nhiều thời gian đi hơn, tự do với những hành trình dài của mình, say với các đề tài, các nhân vật mà mình yêu thích. Trên đường đi, ông viết báo để có tiền nuôi mình, bằng sự trong sạch của ngòi bút mình. 

Ngôi nhà của ông cũng mở cửa đón nhiều văn nghệ sĩ, mà theo vợ chồng ông tâm sự, là để được noi gương, học tập, để tránh xa cái xấu. Trong cuộc sống, ông thích sự bình lặng, giản dị và quảng giao, muốn giao lưu với lớp trẻ để được làm mới mình.

Nhà văn Võ Bá Cường trong một chuyến đi thực tế.

Bè bạn đã tặng cho Võ Bá Cường câu: "Người của chân trời mới". Vì mỗi lần gọi điện cho ông, hỏi, lại thấy ông nói về một cái mới, một địa chỉ mới mà ông đến. Riêng ông quan niệm, đã là nhà văn thì phải viết, phải chứng tỏ bằng tác phẩm của mình. Cần mẫn sáng tạo, ông có hơn 20 tác phẩm, gồm cả thơ, trường ca, tiểu thuyết và gần chục tác phẩm chưa công bố. Gần đây là cuốn hồi ký "Thời tôi sống" mà nhà văn Ma Văn Kháng đánh giá cao. 

Ông nói: "Mệt nhọc. Cơm bụi. Ngủ nhờ. Xe ôm. Lần mò hang cùng ngõ hẻm. Túng quẫn nhiều khi không xu dính túi. Không sao hết! Vẫn say sưa công việc bàn thời thế, luận anh hùng. Với ngòi bút và trang giấy trong tay, nhà văn quyết tranh đấu cho một ngày mai tươi sáng hơn". 

Rồi các tiểu thuyết "Sóng Cửa Đại", "Gió Thượng Phùng", tập ký "Cầu Bo qua phố" lần lượt ra đời… "Gió Thượng Phùng", tiểu thuyết lấy bối cảnh những đồng bào người Mông “sống trên đá chết vùi trong đá”, với lời thề giữ đất giữ nhà của nhà văn Võ Bá Cường vừa đoạt giải Ba cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam. Lão nhà văn cho biết, trong nhiều tác phẩm, ông đứng về phía người cần lao, đó cũng như một sứ mệnh của người cầm bút.

3.Tôi tự hỏi, Võ Bá Cường đã lấy bút lực ở đâu mà đi nhiều viết nhiều đến như vậy. Về điều này, nhà văn giải thích, vì ông sống và viết, bênh vực cho những người thiệt thòi, ông thích viết về những người ít ai động bút tới. Bút lực của ông cũng nhờ đó mà sảng khoái, sung sức. 

Trong những chuyến đi, Võ Bá Cường cũng dành tâm sức thâm nhập vào ngành Công an, ông đi thực tế ở nhiều trại giam trên cả nước. Ông có cuốn tiểu thuyết tư liệu "Những người thầy đặc biệt" và hàng chục bài ký về người lính Công an đăng rải rác trên các báo. 

Trong các trại giam, ông còn đi sâu vào khai thác tâm trạng và cuộc sống của những chiến sĩ Công an gắn bó với những trại giam. Nhờ đó, ông phát hiện ra, cán bộ quản giáo cảm hóa phạm nhân và trở thành những người thầy đặc biệt.

Cụ Nguyễn Tiến Đoàn, dịch giả Hán Nôm viết tặng Võ Bá Cường câu: "Cổ kim mặc khách đa ưu họa/ Chỉ vị sinh linh tả bất bình" (Xưa nay những người bút mực đều gặp khó khăn/ Cả cuộc đời viết nỗi bất bình cho thiên hạ), là cụ Đoàn rất sát và rất hiểu Võ Bá Cường. Nhà văn Đỗ Chu có một tâm sự: "Anh Võ Bá Cường - nhà văn của những người đã khuất, nhưng bóng dáng họ còn ở lại với đời.

Nguyễn Văn Học

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文