Nhạc sĩ Quỳnh Hợp: Hành trình đi tìm sự khác biệt

07:05 22/10/2018
Người ta nói, nhạc sĩ Quỳnh Hợp là người “mắn đẻ”, năm nào cũng phát hành ít nhất một Album ca nhạc. Quả thật, các kênh sóng thường vang lên những ca khúc của chị, trong nhiều chương trình, với những đề tài khác nhau. Không ít những chương trình biểu diễn lớn, mang tính sự kiện xã hội ở các tỉnh và thành phố, đều có sự góp mặt của chị. Chính vì thế, Quỳnh Hợp đã tạo những kỷ lục khá bất ngờ.


Những con số đáng mơ ước

Đầu tiên phải kể đến 6 ca khúc do Quỳnh Hợp sáng tác ngay từ khi mới về "đầu quân" cho đội ca nhạc binh chủng Thông tin quân đội (1981). Khi ấy chị mới 22 tuổi, vừa tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm nhạc họa Hà Nội, với tấm bằng loại ưu. Quỳnh Hợp chợt nhớ, nhờ sự khích lệ của nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, khi ấy là người ở cùng binh chủng, chị đã mạnh dạn sáng tác ca khúc đầu tiên “Em là chiến sĩ thông tin”.

Được mọi người nghe xong tán thưởng, Quỳnh Hợp viết một mạch thêm 5 bài nữa, trong đó có bốn bài phổ thơ của các chiến sĩ thông tin. Trong đêm biểu diễn, Quỳnh Hợp đã cầm đàn ghita lên tự đệm và hát những ca khúc của mình, với sự hưng phấn tột độ. Không ngờ, đó chính là một bước ngoặt có tính định hướng hành trình sáng tác đối với Quỳnh Hợp. 

Sau đó, khi chuyển sang Đoàn Văn công Phòng không Không quân (1983), Quỳnh Hợp không những là một ca sĩ chính mà còn sáng tác kịp thời những ca khúc cho binh chủng. Có đêm, Quỳnh Hợp phải biểu diễn liên tục 11 tiết mục, từ đơn ca đến song ca, tốp ca. Cả khi những đêm trời mưa gió, các chiến sĩ chăm chú ngồi xem anh em nghệ sĩ biểu diễn, trong ánh đèn mờ ảo.

Có không ít lần, ca sĩ Quỳnh Hợp đã rơi nước mắt khi nhìn thấy những chiến sĩ vừa đi tập luyện về, không kịp ăn đã vội vàng ra xem chị hát. Họ còn nhẩm hát theo lời ca một cách say sưa. Những nụ cười trẻ trung và ấm áp tình người đã đem lại sự hưng phấn cho các nghệ sĩ. Đây là cơ hội tích lũy vốn sống cho sự nghiệp sáng tác của Quỳnh Hợp.

Thời cơ đã đến khi chị được đơn vị cử đi tu nghiệp sáng tác tại Trường Nghệ thuật Quân đội khóa đầu tiên (1985-1988). Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Quỳnh Hợp đã sáng tác cho đơn vị Phòng không - Không quân với ca khúc “Những ngày bay hữu nghị”.

Sau đó, tác phẩm này được Hội Nhạc sĩ trao giải Ba (không có giải nhất), năm 1987. Đồng thời đây cũng là ca khúc làm tiền đề cho những sáng tác về đề tài binh chủng Không quân của Quỳnh Hợp, khi ra đời Album “Những đôi cánh thiên thần”. Có thể nói, đây là Album đầu tiên, sáng tác về binh chủng. Một kỷ lục mà Quỳnh Hợp tạo dựng.  

Sau khi tốt nghiệp trường Nghệ thuật Quân đội (1988), nhạc sĩ Quỳnh Hợp được chuyển sang Nhạc viện Quốc gia Hà Nội, tiếp tục học tại khoa sáng tác trong 5 năm. Một hành trình mới khẳng định tài năng của Quỳnh Hợp. Đó là chặng đường sáng tác miệt mài và khá phong phú của chị. Nhất là sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Quốc gia tại TP Hồ Chí Minh (1995), nhạc sĩ Quỳnh Hợp càng phát huy được sở trường, sáng tác đều đặn và tham gia những công việc tổ chức sự kiện âm nhạc. Chị là người biên tập và tổ chức các chương trình ca nhạc, trên đài phát thành TP Hồ Chí Minh, nơi chị công tác. Là biên tập viên âm nhạc, đồng thời cũng là một nhà báo, với chức năng sáng tác phục vụ phong trào, cùng những sự kiện chính trị xã hội.

Những ca khúc của Quỳnh Hợp liên tục xuất hiện từ đây. Hàng trăm ca khúc về các đề tài khác nhau ra đời, cũng như hàng trăm ca khúc viết về các vùng miền văn hóa, lịch sử, đời sống của Quỳnh Hợp được biểu diễn và phát trên các làn sóng xã hội. Chính vì thế, một loạt kỷ lục ca khúc của Quỳnh Hợp được hình thành, với 70 Album ca nhạc được phát hành.

Có thể kể ra những con số đáng nể của nữ nhạc sĩ này. Sau 20 bài hát về binh chủng Không quân là chương trình ca nhạc kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (2004), chị đã kịp có một Album, kèm theo trong đêm biểu diễn. Khi nhận lời tham gia, chị đã mất nhiều ngày đêm lên vùng Tây Bắc, nghiên cứu văn hóa, âm nhạc dân tộc Thái, các điệu xòe và đi sâu vào đời sống của người Điện Biên.

Trong mười ngày đêm, chị tập trung sáng tác, phổ thơ với những cảm xúc bồi hồi khó tả. Quỳnh Hợp có tới 11 bài hát được biểu diễn trong đêm kỷ niệm. Thật hy hữu. Với những vùng miền khác cũng vậy, Quỳnh Hợp có nhiều sáng tác để lại những dấu ấn khó quên. Riêng với Đà Lạt, chị có tới 7 Album, gần 100 ca khúc phổ thơ. Với Thủ đô Hà Nội, Quỳnh Hợp đã phát hành 4 album, vừa sáng tác lời, vừa phổ thơ. Đây là nơi chị được sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm thân thương.

Nhạc sĩ Quỳnh Hợp còn là kẻ lãng du thực sự, đi bất cứ đâu, với bất cứ phương tiện nào, không nề hà khó khăn gian khổ. Hầu như địa phương nào cũng có album riêng của chị sáng tác và được phổ cập trên sóng ca nhạc. Điều đó không phải ai cũng làm được như Quỳnh Hợp. Bởi âm nhạc phải vang lên. Người nghe được thưởng thức.

Tính đến nay, hàng trăm ca khúc của Quỳnh Hợp thường thay nhau xuất hiện trên các làn sóng, đến với công chúng. Không ít các ca khúc của Quỳnh Hợp được người nghe yêu thích như: “Chuyện tình hoa ban”, “Lửa hội Điện Biên”, “Những mùa Tây Tiến”, “Ô kìa Mộc Châu”, “Giấc mơ mùa hạ”… hay “Phố Sài Gòn”, “Ngã ba huyền thoại”, “Gặp gỡ cao nguyên”, “Đà Lạt thành phố ngàn hoa”…

Những câu chuyện biển đảo

Trong thời gian vừa qua, Quỳnh Hợp nổi lên với những ca khúc về biển đảo, khi làm bùng nổ làn sóng với ca khúc “Tổ quốc nhìn từ biển” (phổ thơ Nguyễn Việt Chiến), năm 2011. Ca khúc nổi lên do nhóm Artista, tốp ca nam biểu diễn, với phong cách mới lạ đầy truyền cảm. Thời gian đó, ngày nào trên truyền hình cũng phát liên tiếp ca khúc này, trong khí thế hừng hực hào khí của đất nước. Ca khúc đã được giải C, Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Nhớ lại, nhạc sĩ Quỳnh Hợp tâm sự, duyên gắn bó với biển đảo đã manh nha từ trước. Năm 1988, chị đã sáng tác ca khúc “Nghe em hát ở Trường Sa”, và cũng đã tự biểu diễn từ ngày đó. Sau này nhạc sĩ Quỳnh Hợp còn được nhận giải A, cũng một bài về biển đảo, khi phổ thơ Trần Đăng Khoa (Lính đảo đợi mưa).

Nhưng chỉ đến khi được ra đảo Trường Sa (năm 2011), tiếp xúc với các chiến sĩ hải quân nơi sóng gió, Quỳnh Hợp mới viết được nhiều ca khúc hay về biển đảo. Những lá thư của chiến sĩ, biết bao câu chuyện cảm động của những người con xa quê. Bên cạnh đó là những mối tình tạm chia xa. Nhưng người chiến sĩ luôn hướng về đất mẹ, ngày đêm canh gác  sẵn sàng chiến đấu bảo vệ non sông. Tất cả đã khắc sâu vào tâm hồn người nghệ sĩ.

Những sáng tác của Quỳnh Hợp thấm đẫm nước mắt của nỗi nhớ nhung, hẹn hò. Tính cho đến nay, chị đã có trong tay 50 ca khúc viết về đề tài này, khiến mọi người khâm phục. Dịp này, nhạc sĩ Quỳnh Hợp cũng chọn lọc, cho ra liền một lúc 2 album.

Đồng thời, chị kết hợp với tác giả Lê Hồng Sơn tổ chức đêm biểu diễn tại Nhạc viện Quốc gia. Đó là kết quả chuyến đi sáng tác tại Trường Sa. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp tự nhận xét đó là đợt sáng tác cháy bỏng nhất trong đời. Và đây cũng là một kỷ lục âm nhạc nữa của chị. Một dấu ấn để đời cho một nữ nhạc sĩ đối với công chúng yêu âm nhạc.

Xin cảm ơn các nhà thơ

Hầu hết hàng trăm sáng tác đã lên sóng và biểu diễn của nhạc sĩ Quỳnh Hợp đều phổ thơ. Chị là người yêu thơ và tìm ở đó những ý tưởng và hình tượng âm nhạc. Bản thân thơ đã ẩn giấu những nhịp điệu riêng, cũng là điểm tựa cho sự khởi thảo ban đầu của giai điệu ca khúc; khi dịu dàng, lãng mạn, khi sôi nổi trẻ trung, lại có khi rạo rực hào khí Tổ quốc, cùng tình cảm da diết với quê hương đất nước. Âm nhạc có ngôn ngữ riêng, được sáng tạo trên cơ sở của những hình tượng thơ sâu sắc.

Quỳnh Hợp luôn luôn tin cậy ở những nhà thơ và biết ơn họ. Hàng trăm nhà thơ đã gửi gắm chị. Đó là một hành trình đồng sáng tạo ở những góc độ khác nhau. Trong thơ có nhạc. Trong nhạc có thơ. Đồng thời, cái duyên của những người nghệ sĩ. Họ gặp nhau trên hành trình sáng tạo đi tìm cái riêng, cái khác biệt của mình. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp đã làm được điều đó, sau gần bốn mươi năm miệt mài lao động, sáng tạo nghệ thuật.

Vương Tâm

Sáng 20/5, TAND tỉnh Lào Cai mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng 15 bị cáo khác trong vụ án: “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến hành vi khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit .

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa song Người để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá. Di sản Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng, là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Di sản ấy là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính Người sáng tạo, để lại cho Đảng, dân tộc Việt Nam.

Với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) theo kiểu “bò ngang”, các chuyên gia cho rằng mục tiêu nâng dư nợ TPDN đạt tối thiểu khoảng 20% GDP đến năm 2025, và đạt 25% đến năm 2030 là rất thách thức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo luật Nhà giáo để lấy ý kiến dư luận. Một trong những nội dung được quan tâm trong Dự thảo luật Nhà giáo là quy định: "Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".

TAND tỉnh Bình Dương vừa mở phiên tòa xét xử vụ án mua bán người dưới 16 tuổi và làm giả, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Các bị cáo phần đông là những bà mẹ vì nhiều hoàn cảnh, lý do đã bán chính đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau.

Đêm 19/5, vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh mùa 2023/2024 đã diễn ra,  Man City đã đánh bại West Ham 3-1 trên sân Etihad. Ba điểm có được giú đoàn quân HLV Pep Guardiola đoạt chức vô địch lần thứ 4 liên tiếp.

Mặc dù chưa có “Chấp thuận chủ trương đầu tư” của cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng nhiều năm qua, cơ sở băm dăm của chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt tại xã Xuân Hoà, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp quy định pháp luật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文