Nhạc sĩ Vũ Thành An: Sống là cho đi

08:59 16/05/2019
Tôi nghe nhạc Vũ Thành An từ thuở thiếu thời, âm nhạc của ông đi vào tâm hồn tôi từ những chiếc băng catsset cũ. Vũ Thành An và những tình khúc "Không tên" với giọng hát nhẹ nhàng của Ngọc Lan, liêu trai của Thái Thanh, mộng mị của Khánh Ly, dù thật buồn nhưng nó không làm chúng tôi bi lụy, sầu não.


Và tôi cũng không hiểu vì sao những bài hát đầy chất triết lý, suy ngẫm về đời sống, về nỗi buồn, sự cô đơn của kiếp người mà sao nó vẫn tự nhiên đi vào tâm hồn tôi từ ngày còn trong veo, chưa vướng bận những muộn phiền của đời sống.

Hơn 30 năm trôi qua, âm nhạc của Vũ Thành An, những bản "Không tên" bất hủ của Vũ Thành An vẫn âm thầm đi cùng đời sống của chúng tôi dù có bao nhiêu thứ âm nhạc mới mẻ, thời thượng hơn. Nó trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của thế hệ 7X chúng tôi.

Và trong một ngày cuối xuân ở Hà Nội, trong buổi ra mắt album mới của ca sĩ Ngọc Châm, người được ông coi là "người con tinh thần", sẽ tiếp nối ông để làm những công việc thiện nguyện và nghệ thuật, tôi mới có dịp trò chuyện với ông. Nhạc sĩ Vũ Thành An xuất hiện trong bộ đồ thầy tu, giản dị, lịch lãm, sang trọng. Ông nói giọng nhẹ nhàng, ấm áp. Thỉnh thoảng ông xưng An với chúng tôi, một cách tự nhiên và thân tình.

Khá lâu rồi ông mới trở về Việt Nam, sau lần ra mắt cuốn hồi ký ở Sài Gòn cách đây hai năm. Ông nghĩ, đó là lần cuối ông trở lại quê hương. Nhưng có lẽ mối lương duyên với Việt Nam chưa dừng lại. Lần này ông về nước, mang theo những đứa con tinh thần mới của mình. Những bản "Không tên" ông sáng tác vài chục năm trở lại đây.

Nếu âm nhạc của Vũ Thành An trước đây, với những bản "Không tên" nổi tiếng như "Không tên số 1", "Không tên số 5", "Đời đá vàng - Không tên số 40", nhiều day dứt, trăn trở thì bây giờ, âm nhạc của ông nhẹ nhõm, bình an, như một dòng suối trong lành đã đi qua mùa lũ, vẫn giữ được nhịp điệu bình yên, an yên của nó.

Những "Giai nhân", "Hà Nội tôi yêu trái tim khờ"… không còn cảm giác day dứt, đau khổ. Nhạc sĩ Vũ Thành An nói: "Tôi trở lại với con người mới, ca từ mới, giai điệu mới, đúng như tinh thần và tâm hồn ông trong thời điểm này, nhẹ nhõm, bình an và tôi cũng hồi hộp không hiểu khán giả sẽ đón nhận đứa con tinh thần của mình như thế nào".

Nhạc sĩ Vũ Thành An thành công rất sớm. Năm 1969 ông đã phát hành tập nhạc "Những bài không tên", nhạc của ông vang lên ở hầu hết các quán cà phê của Sài Gòn và những thành phố lớn khác. Vũ Thành An cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương tạo thành một lớp nhạc sĩ mới đầy tài năng.

Nhưng cuộc đời là những ngã rẽ của số phận. Sau những biến cố của thời cuộc và gia đình, ông gần như không viết cho đến năm 1991, Vũ Thành An sang Mỹ và từng nghĩ rằng, sẽ gác lại việc đời, chọn nghiệp tu hành. Ông đã lên đến chức Phó tế của đạo Thiên chúa, nguyện phụng sự Đức Chúa Trời.

Thế nhưng, những va đập của cuộc sống vẫn dội vào tâm hồn người nghệ sĩ ấy. Và ông lại cầm đàn, viết lên những bản tình ca mới. Đến bây giờ, Vũ Thành An đã có 101 bản tình ca "Không tên". Và sau những biến cố, ông đã có một mái nhà bình yên để trở về, một người phụ nữ ông yêu thương, cũng là nhà phê bình khó tính nhất khi ông có sáng tác mới.

Ông nói, ông vẫn là Vũ Thành An của ngày xưa, với một trái tim ấm nóng tha thiết yêu cuộc đời, yêu người.  "Vì thế nên những bài hát mới của tôi vẫn là những bản nhạc tình. Tôi mong mỗi bản nhạc có thể đến được với khán giả mang lại niềm an ủi cho mọi người, đó là hạnh phúc của người nghệ sĩ. Tôi không muốn ai nghe nhạc của tôi mà buồn bã, bi lụy. Tôi mong những bài hát của tôi sẽ phần nào đó giúp cho tâm hồn người nghe vui hơn, tươi đẹp hơn, đó là sức mệnh của người nghệ sĩ, đem lại niềm an ủi, hạnh phúc cho mọi người". 

Nhạc sĩ Vũ Thành An có nhiều ca khúc đi vào ký ức của mọi người, nhưng có một ca khúc đặc biệt, nó đánh dấu một dấu mốc lớn trong cuộc đời ông. Đó chính là ca khúc "Đời đá vàng". Ông nhớ về những tháng ngày đó: "Năm 1974, tôi đã đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp với những tình khúc "Không tên" được đông đảo công chúng mến mộ.

Tôi rời Việt Nam sang Mỹ và đứng trước những khủng hoảng nặng nề về tinh thần. Trong tôi là những câu hỏi về sự tồn tại, về cuộc đời. Nhiều lúc tôi thấy mình vô nghĩa. Tôi đặt bút viết những câu đầu tiên cho ca khúc "Đời đá vàng". "Ô hay tại sao ta sống chốn này, quay cuồng mãi hoài có gì vui". Và phải rất lâu, sau những trải nghiệm mất mát của đời sống, tôi hiểu ra: "Có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu/ Qua dầm dề mưa tuyết mới vui ngày nắng về/ Có một thời khóc than mới hiểu đời đá vàng". Hạnh phúc và khổ đau luôn song hành với nhau và những đau khổ đôi khi đã giúp người nghệ sĩ thăng hoa trong cuộc đời.

Đến năm 2001, sau 27 năm, đi qua đủ biến cố của đời sống, ngộ ra những mất mát của cuộc đời, âu cũng là một phần máu thịt của mình, ông mới hoàn thành "Đời đá vàng", một trong những ca khúc bất hủ của Vũ  Thành An. Ông viết với tâm thế của một người đã đi qua đủ hỷ nộ ái ố của đời sống và vẫn mang tâm thế cảm tạ cuộc đời, biết ơn  đã cho mình sống một cuộc đời đáng sống. Có lẽ với tâm thế đó nên âm nhạc Vũ Thành An, dù trong những giai đoạn bế tắc nhất của cuộc sống cũng không bi lụy, không oán ghét mà chỉ có yêu thương, chỉ có sự bao dung và sẻ chia.

Nhạc sĩ Vũ Thành An thăm các em ở mái ấm An Vũ - Bình Phước.

Tôi hỏi ông, cả một đời viết tình ca, hẳn ông cũng sẽ có một cuộc đời yêu đương sôi nổi. Nhưng Vũ Thành An cười. Có rất nhiều bóng hồng đã đi qua cuộc đời, đi qua những bản tình ca của ông. Nhưng ông khẳng định, không có những mối tình ngoài hôn nhân.

Người lãng tử chỉ phiêu bồng trong những giới hạn của chính mình mà thôi. 101 bản tình ca không có nghĩa là 101 cô và cũng không có nghĩa là một cô. Nhưng có một điều, ông đã sống trọn tấm chân tình với cuộc đời, không còn mắc nợ cuộc đời. Sống là cho đi. Và người nghệ sĩ ấy đã cho, tặng cuộc đời những bản tình ca đẹp. Ông không bao giờ đo đếm xem mình nhận được gì, tiền bản quyền bao nhiêu. Và có lẽ vì thế, âm nhạc Vũ Thành An đã làm nên một dòng chảy không bao giờ đứt đoạn trong đời sống âm nhạc Việt Nam, một dòng chảy bền bĩ, lặng lẽ và sâu lắng.

Lần này, những bản tình ca của Vũ Thành An trở lại với tiếng hát của ca sĩ Ngọc Châm. Như một mối lương duyên. Cuộc gặp gỡ của họ như là một ân phước của cuộc đời và không chỉ âm nhạc mà cả những công việc thiện nguyện, mái ấm An Vũ mà ồng cùng cộng sự của mình xây trên 10 quốc gia. Tôi cảm nhận ông, không chỉ tâm hồn của một nghệ sĩ mà còn là một tâm hồn tư bi, bác ái.

Trong đêm nhạc “Giai nhân” của ca sĩ Ngọc Châm hát nhạc Vũ Thành An tại Hà Nội, nhiều khán giả yêu âm nhạc của ông bất ngờ vì họ không chỉ được gặp ông bằng xương bằng thịt mà còn được nghe ông hát. Nhạc sĩ Vũ Thành An không nhận mình là ca sĩ, chỉ hát chơi thôi. Tiếng hát của ông trữ tình, sâu lắng, không kỹ thuật cao siêu mà tự nhiên như âm nhạc của ông đi vào tâm hồn mọi người. Nhạc sĩ Vũ Thành An đứng đó, trên sân khấu Nhà hát Lớn, bình dị, gần gụi, ấm áp như cách âm nhạc của ông vẫn sống trong các thế hệ người Việt nhiều năm qua.

Không chỉ có âm nhạc, nhiều năm qua, nhạc sĩ Vũ Thành An âm thầm làm công việc thiện nguyện. Mái ấm An Vũ của ông được xây dựng trên 10 quốc gia. Lần này về nước, ông sữa chữa và khánh thành mái ấm An Vũ ở Bình Phước, nơi cưu mang những mảnh đời khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không có gia đình và người già cô đơn.

Mái ấm An Vũ hiện đang đón nhận và nuôi dưỡng 100 em nhỏ mà nhạc sĩ Vũ Thành An nhận các em là cháu nội, để các em không mặc cảm là mồ côi hay có hoàn cảnh đặc biệt. Ông mơ ước, sau mái ấm An Vũ ở Bình Phước, ông sẽ xây thêm những mái ấm khác để các em nhỏ, những người già cô đơn sẽ có chốn nương thân.

Tôi nhớ hình ảnh người nghệ sĩ ôm đàn dạo những giai điệu trữ tình ngọt ngào cho ca sĩ Ngọc Châm bên Hồ Gươm một chiều trở gió. Hà Nội mùa đẹp đến nao lòng. Lá rụng đầy lối đi. Lá rụng sẽ trở về với cội. Còn âm nhạc của người nghệ sĩ già sẽ còn lại mãi với thời gian, như cách ông đã  sống, đã đến trong cuộc đời này với một tấm lòng rộng mở, bao dung, một trái tim không ngừng yêu thương cuộc đời, yêu thương con người.

Hạnh Nguyên

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文