Nhiều văn nghệ sĩ trở thành nguyên mẫu của "Nghệ nhân và Margarita"

08:30 14/04/2010

Mới đây Đài Truyền hình Nga đã giới thiệu bộ phim nhiều tập "Nghệ nhân và Margarita" của đạo diễn Vladimir Bortko, được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mikhail Bulgakov (đã được dịch giả Đoàn Tử Huyến chuyển ngữ và bản dịch này đã được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam). Nhân dịp này chúng tôi xin giới thiệu một số nguyên mẫu của các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này.

Ngoài việc hình tượng Nghệ nhân có nhiều nét của chính Bulgakov thì phần lớn các nhân vật phụ của "Nghệ nhân và Margarita", Bulgakov đều lấy nguyên mẫu từ những người quen biết của ông trong giới văn nghệ đương thời.

Một trong những người cần nhắc đến đầu tiên là nhà thơ Aleksandr Bezymensky. Bulgakov đã lấy ông để khắc họa nhân vật nhà thơ Bezdomnyi. Từ năm 1917, Bezymensky phụ trách tờ báo "Thanh niên đỏ". Ông là một trong những người phê bình gay gắt nhất tác phẩm của Bulgakov.

Trong một bài thơ trào phúng về Bezymensky, nhà thơ Mayakovsky viết: "Hãy lôi anh chàng Comsomol rậm râu này xa tôi ra". Câu chuyện này đã trở thành cơ sở cho cuộc tranh cãi giữa Bezdomnyi và nhà thơ Ryukhin trong "Nghệ nhân và Margarita". Vốn có ác cảm với Mayakovsky, Bulgakov chọn ông làm nguyên mẫu của nhân vật Ryukhin và để cho hai nhân vật này tranh cãi với nhau, như vậy nhà văn bắn một phát trúng hai mục tiêu.

Chân dung của kẻ xấu số bị tàu điện Moskva cán mất đầu Berlioz dường như được khắc họa từ những bức ảnh của nhà thơ Demyan Bednyi. Berlioz cũng như nguyên mẫu của ông ta "dáng thâm thấp, béo tốt, hói đầu, tay cầm chiếc mũ bóp lại". Nhà thơ Demyan Bednyi ngoài đời cũng là một kẻ vô thần. Trong tiểu thuyết, Mikhail Berlioz đã tuyên bố trước mặt Voland rằng cả Thượng đế lẫn quỷ sứ đều không tồn tại.

Mikhail Bulgakov nhiều năm cộng tác với Nhà hát nghệ thuật Moskva (MKHAT). Ban đầu, với tư cách tác giả kịch bản sân khấu, về sau là trợ lý đạo diễn. Rõ ràng là ông không có chút thiện cảm nào với Vladimir Ivanovich Nemirovich - Danchenko, một trong những người sáng lập của MKHAT. Họ đã nhiều lần bất đồng ý kiến về việc dàn dựng các vở kịch của Bulgakov. Bulgakov gọi Nemirovich - Danchenko là "người hủ lậu" và ra sức giễu cợt ông ta trong các tác phẩm của mình. Chẳng hạn, trong "Tiểu thuyết sân khấu", xuất hiện nhân vật Aristarkh Platonvich mà thay cho việc lãnh đạo nhà hát, ông ta thường xuyên đi công tác nước ngoài. Còn trong "Nghệ nhân và Margarita", Nemirovich - Danchenko trở thành George Bengansky, một kẻ nát rượu càn rỡ bị mèo Begemot vặn đứt đầu ngay trên sân khấu nhà hát "Varyete".

Nhân vật Archibald Archibaldovich, giám đốc khách sạn ngoài trời "Nhà Griboedov", nơi tụ họp của giới văn học, giống Yakov Rozental (có biệt danh "Râu quai nón") như hai giọt nước. Yakov Rozental là giám đốc các nhà ăn của Nhà Gertsen, Trụ sở Hội Nhà văn và Trụ sở báo chí.

Ngoài ra, một số diễn viên tham gia bộ phim "Nghệ nhân và Margarita" sau đó đã gặp phải những chuyện rắc rối.

Aleksandr Galibin (vai Nghệ nhân) bị tai nạn ôtô suýt chết. Nhân tiện xin nói, lẽ ra vai Nghệ nhân phải do diễn viên Mashkov thể hiện, nhưng trước lúc quay phim anh ta bị tai nạn giao thông, vì mê tín nên đã từ chối đóng phim.

Diễn viên Aleksandr Adabashyan (vai Berlioz) sau khi hoàn thành bộ phim bị bệnh đau tim và đau đầu. Mới đây anh phải vào điều trị tại bệnh viện và đã được mổ tim.

Diễn viên Valery Zolotukhin (vai Nikanor Ivanovich Bosoi) gặp tai họa: con trai treo cổ tự vẫn. Sau đó anh bị gãy chân và phải đi nạng.

Diễn viên Vlad Galkin, cũng như nhân vật Bezdomnyi, phải vào nhà thương điên. Trong phim Bezdomnyi đã có một hành động kỳ quặc - nhảy xuống bơi ở sông Moskva, sau đó mặc quần lót đến "Nhà Griboedov". Trong đời thực Galkin cũng khiến mọi người ngạc nhiên vì đã bắn súng trong một quán bar, sau đó bị trầm uất nặng phải nhờ bác sĩ tâm thần giúp đỡ

Trần Thanh Hằng

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文