Những câu chuyện nhỏ về một nhà văn lớn

14:49 06/07/2010

Liên quan tới cuộc đời mình, văn hào Nga Anton Chekhov viết một cách dè dặt. "Tôi có một căn bệnh: sợ viết tự truyện" - Nhà văn thú nhận năm 1899. Tuy nhiên, nhiều cuốn sổ ghi chép của nhà văn, thư từ, hồi ức về ông của những người đương thời và các bức ảnh còn lại là nguồn tư liệu quá đủ để khám phá Chekhov.

Nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của nhà văn (1860 - 2010), chúng tôi xin giới thiệu một số mẩu chuyện về ông.

Chekhov có gần 50 bút danh

Khi công bố các truyện ngắn và "tiểu phẩm hài hước" của mình trên các tạp chí, Chekhov ký nhiều bút danh. Giấu đi tên thật của tác giả, chúng góp phần mua vui cho bạn đọc, tạo cho các tác phẩm một hiệu quả hài hước lớn.

Tổng cộng Chekhov có gần 50 bút danh, nổi tiếng nhất trong đó, tất nhiên, là "Antosha Chekhonte". Chekhov không chỉ dùng bút danh này trong nhiều truyện ngắn hài hước của mình mà cả trong hai tuyển tập truyện ngắn đầu tay - "Những truyện cổ tích Melpomena" (1884) và "Những câu chuyện pha tạp" (1886).

Những tác phẩm đầu tiên của Chekhov được ký bằng tên thật, xuất hiện trên tạp chí "Thời mới", theo yêu cầu của nhà biên tập A.S. Suvorin. Như vậy, "những tác phẩm nghiêm túc" của Chekhov bắt đầu được công bố bằng tên thật, còn những câu chuyện hài hước - vẫn bằng bút danh như trước.

Chekhov từ chối danh hiệu viện sĩ

Năm 1900, Chekhov được bầu làm viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Peterburg, nhưng chỉ hai năm sau, ông từ chối danh hiệu đó vì vụ bê bối liên quan tới Maxim Gorky. Tháng 2 năm 1902, Viện Hàn lâm phong tặng Gorky danh hiệu viện sĩ danh dự về văn học, nhưng đến tháng 3 lại tuyên bố danh hiệu đó không có hiệu lực vì những nghi vấn chính trị. Hành động này đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ của xã hội, còn hai viện sĩ Chekhov và Korolenko đã công khai tuyên bố từ chối danh hiệu của mình để phản đối quyết định đó.

Tolstoy... không thể chịu nổi kịch của Chekhov

Sinh thời, Chekhov không phủ nhận sự "khác thường" trong các vở kịch của mình. "Tôi sẽ viết một cái gì đấy kỳ quặc" - Ông viết cho nhà biên tập Suvorin, ám chỉ vở kịch "Hải âu". Về sau Tolstoy đã nhận xét về vở kịch này là: "Hải âu" của Chekhov thật vớ vẩn, không ra gì... "Hải âu" rất dở. Hay nhất là đoạn độc thoại của nhà văn, đó là những nét tự truyện, nhưng trong vở kịch nó nửa quê nửa tỉnh".

Tolstoy coi Chekhov là một "nghệ sĩ vô song", thậm chí gọi ông là "Pushkin trong văn xuôi", nhưng ngay cả khi hiểu rằng Chekhov là một cái gì đấy hoàn toàn khác so với Turgenev, Dostoyevsky hoặc chính mình, Tolstoy vẫn không thể thừa nhận nghệ thuật kịch của Chekhov. Một lần, Chekhov đến thăm Tolstoy bị ốm, trước khi chia tay, Tolstoy ghé sát tai nhà văn và nói: "Nhưng dù sao tôi cũng không thể chịu được những vở kịch của anh. Shakespeare viết rất kém, anh còn kém hơn!".

Vinh quang quốc tế chỉ đến với Chekhov sau khi ông qua đời

"Tác phẩm của tôi sẽ được đọc khoảng 7, 7,5 năm nữa, sau đó sẽ bị lãng quên" - Có lần Chekhov nói. Nhưng ông đã nhầm: Sau 20 năm kể từ ngày ông qua đời, vinh quang quốc tế đã đến với ông. Tác phẩm của ông bắt đầu được đọc, được xuất bản, dàn dựng, người ta bắt đầu nói về ông. Có thể, Chekhov đến với châu Âu từ làn sóng di cư đầu tiên của người Nga, hay, nói như Aleksey Tolstoy, vào đầu cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khi quân đồng minh vội vã cần đến "tâm hồn Nga". Chekhov hợp với thị hiếu người Anh nhất. Theo đạo diễn Richard Eyre, "sân khấu Anh xâm chiếm Chekhov giống như sân khấu Nga xâm chiếm Shakespeare"

Tùng Hoa

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文