Những câu thơ lục bát “thần đồng” của Trần Đăng Khoa

08:14 20/08/2019
Trần Đăng Khoa nổi tiếng với những bài thơ viết cho trẻ con như “Hạt gạo làng ta”; “Đám ma bác giun”, “Tiếng võng kêu”; “Mưa”... Nhiều bài đã được đưa vào sách giáo khoa...


Cái còn thì vẫn còn nguyên
Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan!

Tôi đã thuộc lòng hai câu thơ lục bát này trong trường ca “Khúc hát người anh hùng” của Trần Đăng Khoa. Và mỗi khi có sự kiện, sự việc nào đó trong nước hay trên thế giới tưởng VỮNG BỀN mà lại TAN, tự nhiên tôi lại nhớ đến hai câu thơ đầy tính minh triết này. Một cậu bé học lớp chín trường làng viết được những câu thơ như thế, nếu không phải “thần đồng” thì là gì?

Gần đây có người chê bai, dè bửu thơ lục bát, cho là đã quá thời, quá “đát”, riêng tôi thiển nghĩ tự thân thơ lục bát hay bất cứ thể thơ nào mà ông cha mình đã sáng tạo ra, đã để lại cho hậu thế đều không lỗi thời, nếu có lỗi thời là ở cách cảm, cách nghĩ thiếu sáng tạo của người làm thơ mà thôi.

Trần Đăng Khoa nổi tiếng với những bài thơ viết cho trẻ con như “Hạt gạo làng ta”; “Đám ma bác giun”, “Tiếng võng kêu”; “Mưa”... Nhiều bài đã được đưa vào sách giáo khoa.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Ngày thơ Việt Nam vừa rồi, cháu nội tôi Dương Xuân Hiếu đang học lớp bốn cứ đòi đi với ông, dù trời mưa, ướt át, lại còn nói muốn gặp nhà thơ Trần Đăng Khoa nữa. Tôi hỏi vì sao cháu muốn gặp, cháu bảo vì đã đọc thơ chú Trần Đăng Khoa trong sách tiếng Việt.

Nhưng, trong bài viết này tôi chỉ muốn đề cập đến thơ lục bát đã in trong “Tuyển thơ Trần Đăng Khoa” (Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành).

Bây giờ có người làm thơ về quê hương với nhiều câu, từ nghe to tát, ồn ào, tôi lại nhớ tới những câu thơ lục bát của Trần Đăng Khoa viết về quê hương thật giản dị mà sâu xa, thấm vào hồn người:

...Mái gianh ơi hỡi mái gianh
Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương...

(Trích “Khúc hát người anh hùng”).

Quê hương là vậy, là mái nhà tranh, là người mẹ hiền tần tảo sớm hôm...

...Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ, bây giờ chưa tan
Khắp người đau buốt, nóng ran...
...Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào đưa hương
Cả đời đi gió, đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi ...

(Mẹ ốm)

...Lá vàng còn ở trên cây
Nghe câu hát cũ dâng đầy hồn ta
Mẹ ơi xin mẹ đừng già
Những ngày cơ cực đã qua lâu rồi ...

(Trường ca “Khúc hát người anh hùng”).

Nhiều hôm ở nhà vườn, nửa đêm thức dậy, thấy lành lạnh, nhìn ánh trăng thu qua cửa sổ, tự nhiên trong tôi bỗng ngân lên:

Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên tỉnh giấc, nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực, vừa hư
Vườn sau gió thổi, nghe như mưa rào

(Đêm thu)

Hay những đêm chớm thu:

...Nghe trời trở gió heo may
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau

(Chớm thu)

...Hoa rơi trắng mảnh sân con
Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương 

(Hương bưởi)

Có thể vì tôi yêu thiên nhiên, nhiều năm nay gắn bó với thiên nhiên hoa lá bốn mùa nên yêu những câu thơ như thế chăng?!

Ngay cả bài thơ “Đồng chiều” in trong “Tuyển thơ Trần Đăng Khoa”, trước đây tôi chỉ đọc qua, nay đọc lại tôi mới cảm nhận hết cái dư âm của nó:

Mặt trời chìm cuối đồng xa
Sương lên mờ mịt như là khói bay
Đất trời cách một gang mây
Và tôi cùng với luống cày tỏa hương ...

Dưới bài thơ đề 1972, như vậy cậu bé Khoa năm ấy mới học lớp tám,  rõ là “thần hứng”, điều mà chúng ta vẫn thường nói. Không có “thần hứng”; “thi hứng” làm sao có được những câu thơ nhiều dư ba như vậy ở một cậu bé. Ý tôi muốn nói, bây giờ hình như không ít người không có hứng vẫn làm thơ, đọc thơ chỉ thấy con chữ mà không có hồn chữ ...Tình trạng thơ nhạt, thơ giả mà không ít người lắc đầu lẽ nào không làm cho chúng ta suy nghĩ...

Trước sau tôi vẫn nghĩ rằng, người làm thơ trước hết phải có TÀI THƠ, nói giản dị là có năng khiếu về sáng tác thơ, chứ không phải ai cũng làm thơ được. Tất nhiên, ở xứ ta, nói như nhiều người vẫn thường nói vui “nhà nhà làm thơ, người người làm thơ”. Làm ra những câu có vần vè đọc cho bạn bè nghe, hay để tự mình thổ lộ tâm tư tất nhiên ai cũng có quyền. Nhưng, nhất nhất cứ gọi là thơ nghe làm sao ấy!

Tôi thường xuyên đọc thơ trên facebook, trên báo, trong sách để tìm những câu thơ hay theo ý mình, để khi tái bản cuốn “Những câu thơ hay Đông - Tây - Kim - Cổ” (Nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành năm 2013) sẽ bổ sung. Có người làm rất nhiều nhưng nói thực ...chưa thể gọi là thơ. Cũng chẳng sao. Nhưng, nếu những câu, những bài như thế được đăng lên báo, nhất là những tờ báo chính thống của làng văn thì quả thật không nên. Như vậy làm cho người yêu thơ NẢN, vì thật giả lẫn lộn, dần dần người ta xa lánh thơ, đó là điều đáng nói hơn cả, đáng lo hơn cả.

Hầu hết những câu thơ lục bát trên của Trần Đăng Khoa tôi thuộc lòng nhiều năm nay. Bởi vậy, tôi thiển nghĩ rằng thơ hay trước hết phải cuốn hút người đọc, người ta đọc thuộc lòng, như tôi, để mỗi khi có tâm trạng hợp cảnh, hợp tình, hợp người thì những câu thơ hay của người khác thực ra là nói hộ lòng mình ...

Có lần đi qua châu Âu bằng tàu hỏa, qua những cánh đồng hoa hướng dương vàng rực, đột nhiên tôi ngân lên: “Trời ơi vàng đến thế này/ Mà sao đen bạc vẫn đầy thế gian” (Trần Nhuận Minh).

Tôi nhiều tuổi hơn Trần Đăng Khoa nhưng có chút thân tình. Ấy là thời trẻ con, còn học trường làng, tôi cũng có thơ đăng trên báo Trung ương và in chung trong tập thơ “Bông hồng đỏ” (Nhà xuất bản Kim Đồng) cùng Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Chu Hồng Quý, Đoàn Thị Lam Luyến. Có lần phát biểu trên Đài Truyền hình Hà Nội, Trần Đăng Khoa nói: “Thời ấy người ta gọi chúng tôi là dàn thần đồng”. Gặp Trần Đăng Khoa, tôi bảo: Chỉ có Khoa là “thần đồng” thôi.

Anh ruột Trần Đăng Khoa, nhà thơ Trần Nhuận Minh nhiều năm làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Ninh và đại diện cho Báo Tiền Phong ở Quảng Ninh hồi tôi còn làm Tổng biên tập. Phải nói là Trần Nhuận Minh biết cách tổ chức, tập hợp được nhiều cộng tác viên cho tờ báo, có nhiều bài viết tốt, góp phần làm tăng uy tín của Báo Tiền Phong thời đó.

Một chút thân tình của tôi với anh em nhà thơ Trần Đăng Khoa nên tôi gần như thường xuyên đọc các bài viết, nhất là thơ của Trần Nhuận Minh và Trần Đăng Khoa đăng trên báo và trong các tập thơ.

Trong bài này, qua những câu thơ lục bát của một cậu bé được gọi là “thần đồng” thơ mà tôi quen biết, tôi muốn soi chiếu một chút về thơ hiện nay, với nhiều quan niệm, nhiều ý kiến, nhiều tranh cãi vẫn còn chưa sáng tỏ...

(Viết tại nhà vườn Sóc Sơn, 2019)

Dương Kỳ Anh

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文