Thiếu tướng Cao Thượng Lương

Những dấu ấn đặc biệt

08:20 28/04/2015
Thiếu tướng Cao Thượng Lương từng là người lính can trường trong thời chống Pháp, từng là một sĩ quan Công an vũ trang sắc sảo trong thời chống Mỹ và là vị Tướng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ trong thời đổi mới. Ở bất cứ lĩnh vực nào, ông đều ghi dấu ấn nổi bật được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng tặng nhiều huân, huy chương cao quí.

Sát cánh cùng lực lượng Công an vũ trang

Năm 1958, từ chiến trường ra, Thiếu tá Cao Thượng Lương được chuyển sang lực lượng Công an vũ trang đảm nhiệm chức Trưởng phòng Tuyên huấn. Mới chân ướt chân ráo sang nhận nhiệm vụ, ông đã được Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an vũ trang triệu tập lên báo cáo tình hình tư tưởng của toàn lực lượng.

Trong lần báo cáo ấy, Thiếu tá Cao Thượng Lương đã nêu bật những mặt được và chưa được của lực lượng Công an vũ trang còn non trẻ, đặc biệt ông đã đưa ra một đề xuất mang tầm chiến lược. Lấy 8 câu thơ của Bác trong ngày thành lập lực lượng: "Đoàn kết cảnh giác. Liêm chính kiệm cần. Hoàn thành nhiệm vụ. Khắc phục khó khăn. Dũng cảm trước địch. Vì nước quên thân. Trung thành với Đảng. Tận tụy với dân" làm tư tưởng chỉ đạo cho hoạt động công tác chính trị của lực lượng Công an vũ trang. Đồng thời ông đã đề xuất phương hướng: "Lấy đồn làm nhà, biên giới là quê hương, đồng bào dân tộc là anh em ruột thịt".

Cục trưởng Cục Chính trị Công an nhân dân vũ trang Cao Thượng Lương báo cáo công việc với Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh (ảnh chụp năm 1979).

Được Thứ trưởng Phan Trọng Tuệ ủng hộ nhiệt liệt, Thiếu tá Cao Thượng Lương đã cùng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng tích cực triển khai tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chủ tịch và từng bước thành lập các cục, phòng, ban, các đơn vị báo chí, điện ảnh, đoàn văn công, đội chiếu bóng, bảo tàng, in ấn, mở trường văn hóa... để nâng cao kiến thức cho cán bộ, nhất là số cán bộ dân tộc ít người ở các vùng biên giới hẻo lánh. Nhìn lại quá trình trưởng thành của lực lượng Biên phòng ngày nay trên cơ sở thấm nhuần tư tưởng của Bác mới thấy ông là người có nhiều kinh nghiệm hoạt động công tác chính trị trong lực lượng vũ trang, có tinh thần chủ động, sáng tạo.

Năm 1974 ông được phong quân hàm Thượng tá, rồi được đề bạt Cục trưởng Cục Chính trị Công an vũ trang. Năm 1979 được phong hàm Đại tá, Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị và Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Công an vũ trang Trung ương (trực thuộc Ban Bí thư). Đây là thời kì đất nước có nhiều biến động lớn: Bác Hồ qua đời, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, rồi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc bùng nổ.

Ở góc độ này, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng, trực tiếp đi khảo sát biên giới cả Bắc - Trung- Nam. Viết bài, nói chuyện, lên kế hoạch, báo cáo các cấp lãnh đạo từ lực lượng đến các cấp Trung ương, Ban Bí thư và đã góp phần tích cực trong việc xây dựng hệ thống tổ chức đồn trạm Biên phòng cả trên biển và đất liền theo tư tưởng dựa vào dân của Bác Hồ.

Trong một lần xem tập ảnh gia đình, ông vừa giới thiệu nguồn gốc các bức ảnh vừa nói với tôi: "Nhờ những năm tháng công tác ở lực lượng Công an vũ trang, cậu có may mắn được nhiều lần trực tiếp làm việc với cố Tổng Bí thư Trường Chinh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng....

Riêng với Đại tướngVõ Nguyên Giáp, cậu còn có hai lần tháp tùng ông đi thị sát các vùng biên giới phía Bắc và phía Nam nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng đồn biên phòng ngày càng chính qui, hiện đại. Đáng nhớ nhất là lần cậu được Bộ Công an giao nhiệm vụ dẫn đầu đoàn biên phòng chi viện cho Liên khu V (bao gồm cả Tây Nguyên) vừa giải phóng (3/1973), cậu đã cùng anh em vượt nguy hiểm, nhanh chóng tiếp quản và xây mới thành công lực lượng biên phòng ở những nơi quân địch mới rút đi, góp phần làm tốt công tác bảo vệ biên giới cho những vùng vừa mới được giải phóng".

Với lực lượng Quân đội nhân dân.

Năm 1981, khi lực lượng Công an vũ trang được chuyển sang Bộ Quốc phòng, ông được điều về công tác tại Học viện Quân sự cấp cao, đi học và tốt nghiệp Học viện Quân sự cấp cao (Khóa 6), làm Trưởng Bộ môn, Phó Ban rồi Trưởng Ban của Học viện. Sau khi tốt nghiệp khóa học, ông được chọn làm nghiên cứu sinh Khóa 1, khóa đầu tiên đào tạo tiến sỹ của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1989, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ khoa học quân sự với một  đề tài thuộc loại nhạy cảm, khó viết nhưng ông đã vượt qua bằng những phân tích, kiến nghị khoa học sắc sảo, được Hội đồng chấm luận án đánh giá cao. Giáo sư Phạm Đức Dương, Viện trưởng Viện Đông Nam Á lúc ấy khẳng định: "Đó là một công trình vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn cao".

Năm 1990, ông được phong quân hàm Thiếu tướng, năm 1991 được phong Phó Giáo sư và làm Tổng Biên tập Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu năm (1998). Thời gian này, ông là Ủy viên Hội đồng Chức danh Khoa học của Học viện, đã tham gia nhiều Hội đồng chấm luận án tiến sỹ và tương đương. Ông đã biên tập và làm phản biện nhiều công trình khoa học cấp nhà nước, đặc biệt đã trực tiếp hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh trong đó có Tiến sỹ Tăng Huệ về sau là Trung tướng Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Về phương diện khoa học, Thiếu tướng Cao Thượng Lương đã viết ba tập sách trong đó có cuốn "Nghệ thuật quân sự", "Đối tượng tác chiến", hàng trăm bài báo, trong đó có hàng chục bài viết về Biển Đông và luật biển đăng trên các Tạp chí của Đảng, của Quân đội, Công an...

Đánh giá về các bài viết của ông, Đại tá Hoàng Quốc Hiền, Tổng biên tập Tạp chí Khoa học quân sự Bộ Quốc phòng viết trong bức thư gửi ông ngày 19/8/2013: "Những bài viết và tư liệu do thủ trưởng cung cấp được đăng trên các tạp chí Khoa học quân sự luôn có giá trị và hàm lượng quân sự cao, có ý nghĩa, giá trị trong nghiên cứu khoa học quân sự và giáo dục quốc phòng. Tạp chí Khoa học quân sự khẳng định rằng sự cộng tác giúp đỡ, ủng hộ của thủ trưởng trong nhiều năm đã góp phần nâng cao chất lượng và uy tín của Tạp chí Khoa học quân sự".

Với khả năng diễn thuyết hấp dẫn, ông còn có hàng chục buổi nói chuyện với các đơn vị trong Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các trường đại học và các ban ngành trong cả nước về những vấn đề có liên quan đến biên giới quốc gia, tư tưởng Hồ Chí Minh về ổn định lâu dài biên giới quốc gia, về vai trò quần chúng nhân dân và công tác vận động quần chúng nhân dân bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia ...

Thiếu tướng Cao Thượng Lương.

Mới đây khi biết tôi là cháu ông Cao Thượng Lương, bạn tôi, nhà văn Phùng Thiên Tân, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Công an nhân dân bộc bạch: "Thời học Đại học C500 (nay là Học viện An ninh), tôi được nghe ông Lương nói chuyện nhiều lần tại trường. Ông Lương những năm 70 của thế kỷ trước là trung tá, đẹp trai, diễn thuyết hùng biện nghe rất sướng tai. Ngày đó ông Lương là thần tượng của thế hệ tôi đấy".

Gần 60 năm trong quân ngũ, Thiếu tướng Cao Thượng Lương luôn có ý chí vươn lên, không ngừng học hỏi để tự nạp cho mình những kiến thức sâu rộng và bền vững. Ngoài hàng chục lớp học do nhà nước tổ chức, ông còn theo học lớp bổ túc văn học hệ đại học của Trường Đại học tổng hợp.

Tự mình đọc thêm sách về triết học, nghệ thuật quân sự trong và ngoài nước, về văn hóa nhân loại để phục vụ cho các bài viết và nói của mình có giá trị sâu sắc. Bị xuất huyết não đến lần thứ hai không đi không nói được, ông đã dũng cảm chiến đấu, tập luyện đêm ngày, kiên quyết đứng lên và hiện nay đã ngồi vào bàn tiếp tục đọc sách và viết nhiều bài báo phục vụ cho công tác biên phòng của nước nhà. Mỗi lần lên thăm, thấy ông đi liêu xiêu với chiếc gậy không cần sự giúp đỡ của bất cứ ai, thấy ông ngồi cố gắng đối thoại cho dù giọng nói không còn hoàn chỉnh nữa nhưng bàn tay cầm bút vẫn quyết liệt lướt trên trang giấy, tôi xúc động đến trào nước mắt. Nghị lực phi thường ấy không dễ gì ai cũng có được.

Sống trung thực, thẳng thắn, nhân hậu, Thiếu tướng Cao Thượng Lương được anh em chiến sỹ và bạn hữu yêu quí tin cậy.Với các cấp lãnh đạo, ông luôn thẳng thắn trình bày các ý kiến khác của mình, nên bị một số người định kiến. Nhưng có sao đâu, vì ông biết rõ cá tính khó sửa của mình.

Tôi nhớ một lần bố tôi từ Vinh ra thăm ông. Đêm hai anh em hàn huyên với nhau, ông tâm sự: "Mới rồi, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn có đề nghị em nhận nhiệm vụ làm Giám đốc Công an Hà Nội. Em nói thẳng với Bộ trưởng Hoàn là em chỉ cương được chứ nhu thì kém lắm, mà làm Giám đốc Công an Hà Nội cần người giỏi cả cương và nhu. Vì thế em đề nghị Bộ trưởng Hoàn cho em ở lại Công an vũ trang".

Một đời ông là một đời hoạt động, cống hiến và là tấm gương sáng về sự vươn lên cho thế hệ trẻ noi theo.

Nguyễn Đăng An

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文