Những người đàn bà ảnh hưởng đến binh nghiệp của Napôlêông

15:00 15/12/2006
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Napôlêông Bônapác đã say mê, gắn bó với nhiều phụ nữ, mà toàn là những người nổi tiếng. Nổi tiếng về nhan sắc, nổi tiếng về thân phận, nổi tiếng về danh vọng. Tuy nhiên, đối với người đàn bà nào, Napôlêông cũng đòi hỏi họ phải có hai đức tính: cam chịu và vâng lời.

A.Puskin đại văn hào Nga đã viết về Napôlêông Bônapác như sau: “...Là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại... Con người bé nhỏ đảo Coócxơ đã thẳng tiến tới tột đỉnh vinh quang: Hoàng đế nước Pháp, Vua nước Ý, Chúa tể sông Ranh. Napôlêông đã giáng cho chế độ phong kiến những đòn chí tử, đã bóp chết cch mạng Pháp, đã làm cho cả châu Âu khiếp đảm, đã nhào nặn lại lịch sử của nhiều quốc gia... Napôlêông, người đã được thiên định để chấp hành những định mệnh bí ẩn của lịch sử”.

Thật vậy, Napôlêông Bônapác được mọi thời đại đánh giá là hiện tượng lạ lùng nhất trong lịch sử thế giới: lạ lùng về sự nghiệp, lạ lùng về tính cách, lạ lùng về hôn nhân và tình ái. Đã có gần 200.000 cuốn sách viết về con người lạ lùng này, trong đó cuốn Napôlêông Bônapác của Ê. TácLê một học giả người Nga được độc giả Việt Nam đặc biệt ưa thích. Táclê đã thành công trong việc dựng lại thật chi tiết về thân thế và sự nghiệp của Hoàng đế đầu tiên của nước Pháp bằng bút pháp của một nhà sử học viết văn.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Napôlêông Bônapác đã say mê, gắn bó với nhiều phụ nữ, mà toàn là những người nổi tiếng. Nổi tiếng về nhan sắc, nổi tiếng về thân phận, nổi tiếng về danh vọng, như Giôdêphin vợ góa của tướng Đơ  Bôhácne, Maria Luidơ Công chúa nước Áo, Rêmuyda, Gioócgiơ, Valepxcaia, Anna Alếchxanđra Công chúa, em gái của Hoàng đế nước Nga, Eugene Klelle hoàng hậu Thụy Điển...

Những người phụ nữ nổi tiếng này đã in dấu ấn đậm nét trong cuộc đời ông. Tuy nhiên, đối với người đàn bà nào, Napôlêông cũng đòi hỏi họ phải có hai đức tính: cam chịu và vâng lời. Trong quan hệ đối với họ, Napôlêông luôn để cho lý chí chế ngự tình cảm. Ông luôn tỏ ra là người nóng nảy, độc đoán,  không có thời gian để nghĩ đến tình cảm và những khát vọng của con tim.

Giôdêphin người vợ đầu tiên, người được Napôlêông Bônapác sủng ái nhất, dẫu rằng hôn nhân với nàng không chỉ thuần túy vì tình yêu, mà còn vì nấc thang danh vọng. Giôdêphin không phải là người đàn bà đầu tiên, song lại là người Napôlêông yêu nhất. Yêu ngay từ lần đầu gặp gỡ và nhanh chóng đi tới hôn nhân, dẫu rằng nàng là người đàn bà góa có hai con và hơn Napôlêông sáu tuổi, không chịu sinh cho Napôlêông một đứa con để kế vị ngôi Hoàng đế. Yêu ngay cả khi xa cách cũng như khi gần gụi, cả khi Giôdêphin có tình cảm với người đàn ông khác. Yêu nồng nàn ngay cả khi đang làm thủ tục ly dị và ngay cả sau khi đã ly dị...

Táclê đã viết về mối tình này như sau:

... Napôlêông không bao giờ yêu ai như thế nữa, ngay cả đối với nữ Công tước Valépxca, không nói đến những phụ nữ khác mà Napôlêông đã có quan hệ trong thời gian lâu dài hay ngắn ngủi. Nhưng kể từ năm đi chiến dịch nước Ý, 1796 và 1797, những năm mà Napôlêông viết cho Giôdêphin những bức thư nồng cháy và đầy khát vọng say đắm, đến nay thời gian đã trôi đi nhiều. Khi được tin Giôdephin bị tình dục lôi cuốn trong lúc ông vắng mặt, Napôlêông đã không lìa bỏ Giôdephin và dù mối tình không còn say đắm như xưa, Napôlêông vẫn yêu Giôdephin. Năm năm tháng tháng qua đi, Giôdephin sống trong cảnh kinh sợ chồng. Napôlêông cấm cả Giôdephin cầu cạnh ông che chở cho bất cứ  một người nào và trong khi đuổi khéo người được Giôdephin che chở, Napôlêông không quên nói thêm: “Nếu hoàng hậu mà đã can thiệp giúp hắn thì rõ ràng hắn là kẻ chẳng làm nổi trò gì”...

Người thứ hai có hôn ước với Napôlêông là Công chúa Maria Luidơ con gái Hoàng đế Phranxoa đệ nhất nước Áo, cháu gái của Hoàng hậu Mari Antoannét (vợ của vua Luy XVI). Tình cảm Napôlêông dành cho Maria Luidơ hoàn toàn khác những gì ông đã từng giành cho Giôdephin. Việc tìm kiếm một cuộc hôn nhân khác được Napôlêông và hoàng gia xúc tiến ngay sau khi ông làm xong thủ tục ly dị với Giôdêphin. Lúc đó, Napôlêông có thể tìm kiếm vị hôn thê mới ở hai quốc gia: Áo và Nga. Một số người muốn Napôlêông lấy Công chúa Anna Páplốpna, em gái của Hoàng đế Alếchxan. Một số người khác lại muốn ông lấy con gái của Hoàng đế Phranxoa. Cả hai Công chúa này, Napôlêông đều chưa biết mặt, và ông cũng không để ý đến điều đó.

Đầu tiên, Napôlêông ngỏ lời cầu hôn với một trong hai Công chúa em gái của Hoàng đế Alếchxan. Nhưng triều đình Nga tức tốc gả cô chị cho Gioócgiơ ở Đại công quốc Onđenbua. Sau đó hoàng thái hậu xin được trì hoãn việc hôn nhân với lý do Anna còn quá trẻ, mới 16 tuổi. Ngay lập tức nước Áo tuyên bố sẵn sàng gả Công chúa 18  tuổi cho Napôlêông và công việc tìm hôn thê mới của Napôlêông đã được ấn định. Ngay sau tuyên bố của nước Áo, ngày 6 tháng 2 năm 1810, môt cuộc hội nghị được triệu tập tại cung điện Tuylơri nhất trí tán thành hôn nhân của Napôlêông với Công chúa nước Áo. Nhưng ngay cả trong khi cử hành hôn lễ của cô Công chúa nước Áo, cô dâu 18 tuổi, vô cùng xinh đẹp cũng không được thấy mặt vị hôn phu của mình.

Napôlêông Bônapác tự phụ cho rằng, việc ông phải bận tâm và thân chinh đến tận Viên là một sự thừa ngay cả trong trường hợp hết sức đặc biệt là hôm làm lễ cưới mình. Để được làm vợ Napôlêông một người đã chiến thắng cả châu Âu, Maria Luidơ đã cam chịu thiệt thòi và ấm ức.

Có thể nhận thấy, đám cưới của Napôlêông với Maria Luidơ thực chất là một sự thỏa hiệp giữa các nước châu Âu với Napôlêông. Cách mà Công chúa nước Áo làm vợ Hoàng đế nước Pháp giống một cuộc cống nạp hơn một đám cưới. Người con gái xinh đẹp kém Napôlêông 23 tuổi ấy đã không được hưởng hương vị ngọt ngào và sự say đắm tình yêu như những gì mà Napôlêông đã từng giành cho Giôdêphin. Nhưng Maria Luidơ đã sinh được cho Napôlêông một con trai, điều mà Giôdêphin không thể  làm và cũng không muốn làm với vị Hoàng đế nước Pháp. Nhưng có một điều mà ít ai ngờ đến, chính cuộc hôn nhân này là một trong những nguyên do khiến cho ngai vàng của ông sụp đổ.

Cả châu Âu xôn xao về đám cưới của Napôlêông với Maria Luidơ. Điều này đã được viết trong tác phẩm của Ê.Táclê như sau:

Một vài nhà quý tộc nước Áo, như ông hoàng thân Métteních, bố đẻ viên đại sứ áo ở Pari trước đây, đã mừng rỡ trong bụng khi nhận được tin về cuộc hôn nhân sắp tới giữa Napôlêông. Con trai ông ta là Clêmăng Métteních, người có tiếng tăm, cũng vui lộ ra mặt. ở SơnBrun, người ta nhắc đi nhắc lại: “Nước Áo đã thoát nạn”. Thành phố Pêtecbua hoang mang và chấn động. Maria Phêđôrốpna hoan hỉ khi thấy không phải là con gái mình mà là con gái Hoàng đế nước Áo đã bị mang nộp cho “con quỷ nửa người nửa bò”. Nhưng Alếchxan đệ nhất, Rumiăngsép, Curakin và cả những địch thủ hăng hái nhất của khối liên minh Pháp đều tỏ ra lo ngại. Họ thấy hình như áo đã hoàn toàn đi theo đường lối của Napôlêông và hình như trên lục địa chỉ còn lại nước Nga là nước đương đầu với kẻ xâm lược đáng ghét của cả châu Âu”.

Lịch sử đã diễn ra đúng như phán đoán của những người đương thời. Sau khi dự kiến kết hôn của Napôlêông với Anna Páplốpna không thành, mối bất hòa nghiêm trọng đã xảy ra giữa Hoàng đế nước Pháp và Hoàng đế nước Nga. Napôlêông đã không ngần ngại khi nói đến kế hoạch xâm chiếm nước Nga, đồng thời ráo riết thúc đẩy liên minh với nước Áo và nước Phổ để đảm bảo cho sự thắng lợi của cuộc chinh phạt nước Nga rộng lớn. Cuộc tiến công nước Nga diễn ra năm 1912. Napôlêông Bônapác đem 60 vạn quân tiến vào kinh thành Mátxcơva. Nhưng kế họach của Bô napác đã sụp đổ vì kinh thành Mátxcơva đã bị bỏ trống và bốc cháy ròng rã mấy ngày liền khiến quân Pháp lâm vào cảnh đói rét, bệnh tật, bị quân Nga tiêu diệt phải rút chạy. Trên đường rút lui khỏi nước Nga, quân của Napôlêông lại bị liên quân Nga - Áo - Phổ đánh tập hậu rồi tiến vào tận Pari bắt Napôlêông Bônapác thoái vị.

Chuyện Napôlêông Bônapác thoái vị có liên quan đến sự đổ vỡ hôn nhân với Giôdephin. Nguyên do là Giôdephin có người chị họ tên là Yime là ái phi của vua ThổNhĩ Kỳ. Sau khi vua Thổ chết, Yime trở thành hoàng thái hậu và nắm giữ mọi công việc triều chính. Khi biết tin cô em họ bị Napôlêông ruồng bỏ, Yime đã rắp tâm báo thù. Nhận được tin Napôlêông trên đường rút lui sắp đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, bà lập tức hạ lệnh cho quân Thổ đang giao chiến với quân Nga ở Rumani gấp rút về nước và ngừng giao chiến, tạo cơ hội cho 5 vạn quân tinh binh của Nga quay về hội chiến với cánh quân đang truy đuổi quân Pháp, khiến cho quân Pháp thảm bại ở bờ tây hồ Mimen.

Về sau biết được chuyện này, Napôlêông đã chua chát nói với cận thần rằng: “Tôi kết hôn với Công chúa nhưng ngai vàng lại bị đổ vì nguyên nhân này. Tôi đã làm một việc ngu xuẩn!”.
Mai Hiền

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文