Những nhà văn lớn từng nếm mùi tù ngục

08:00 30/11/2012

Trong lời tựa bộ tiểu thuyết "Don Kihote, nhà quý tộc tài ba xứ Mantra", văn hào Tây Ban Nha Miguel De Cervantes (1547-1616) đã viết: "Tôi thai nghén nó (tức bộ tiểu thuyết) trong một nhà tù, nơi trú ngụ của mọi bất tiện và mọi âm thanh buồn thảm". Tìm hiểu những tư liệu liên quan tới cuộc đời của nhà văn lớn này, ta được biết, ngoài việc từng bị giam cầm với tư cách tù binh chiến tranh, Cervantes đã có tới vài ba lần phải ra tòa, thậm chí ngồi tù vì bị nghi có sự khuất tất về tiền nong (giai đoạn ông làm công việc đi thu thuế).

Oscar Wilde (1854 - 1900) là một nhà văn lớn của nước Anh giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Sự cố bê bối lớn nhất trong đời Wilde là việc ông có mối quan hệ đồng tính với nhà thơ điển trai Alfred Douglas. Vì chuyện này, ông đã bị chính cha đẻ của Alfred Douglas là Hầu tước John Sholto Douglas thóa mạ bằng việc cho dán một dòng chữ lên cổng câu lạc bộ mà Wilde thường lui tới: "Dành cho kẻ bệnh hoạn Oscar Wilde". Để bảo vệ danh dự của mình, Wilde quyết định kiện Hầu tước John Sholto Douglas ra tòa. Tòa xử Wilde thua kiện và lợi dụng cơ hội, Hầu tước John Sholto Douglas đã kiện ngược lại. Chiểu theo đạo luật chống đồng tính luyến ái năm 1885, Oscar Wilde bị tòa tuyên án 2 năm lao động khổ sai.

Thời gian trong tù, Wilde đã viết nhiều tác phẩm gửi ra cho "người tình" Alfred Douglas. Tuy nhiên, phải sau khi mãn hạn tù, Wilde mới có nhiều điều kiện để viết nên tác phẩm "Khúc ballad của nhà tù Reading", một tác phẩm đã phơi bày những khắc nghiệt, với cách đối xử tàn tệ mà Wilde phải chịu đựng trong thời gian bị giam hãm tại nhà tù Reading.

Cũng có mối quan hệ đồng tính tương tự trường hợp của Oscar Wilde và Alfred Douglas là cuộc tình đồng tính không kém phần nổi tiếng giữa hai thi sĩ tên tuổi của nước Pháp là Arthur Rimbaud (1854 - 1891) và Paul Verlaine (1844 - 1896). Tuy nhiên, mối quan hệ của cặp đôi này sau đó đã bị phủ bóng đen bởi một sự cố động trời: Một lần, sau trận tranh cãi gay gắt, Verlaine đã nổi nóng rút súng bắn Rimbaud. Vết đạn xuyên qua cổ tay Rimbaud. Vì vụ này, Verlaine đã phải lãnh án hai năm tù giam. Trong thời gian ngồi tù, Verlaine đã viết nên bài thơ trứ danh "Những bài ca không lời" với những câu dành tặng Rimbaud: "Này là trái, là hoa, là cành lá/ Là trái tim tôi thổn thức chỉ vì em". Tuy nhiên, những vần thơ ấy không đủ để hâm lại tình cảm đã mất sau vụ nổ súng điên khùng của Verlaine.

Nhà thơ Pháp nổi tiếng Guillaume Apollinaire (1880 - 1918) từng phải chịu cảnh giam cầm một tuần lễ chỉ bởi sau vụ trộm tranh gây chấn động dư luận tại Bảo tàng Louvre (Paris, Pháp) ngày 20/8/1911, cảnh sát đã nghi ngờ ông có liên quan tới vụ trộm bức họa "Mona Lisa" của danh họa Italia Leonardo da Vinci. Tuy sự việc sau này đã được chứng minh là Apollinaire bị nghi oan, song việc bị mất tự do trong một tuần lễ như vậy cũng khiến nhà thơ thực sự… sốc.

Nhà văn Mỹ nổi tiếng O. Henry (1862 - 1910) có tên thật là William Sydney Porter. Sở dĩ ông lấy bút danh nói trên là để ghi dấu những năm tháng phải chịu cảnh tù ngục (O.Henry là những chữ cái được nhặt ra từ cụm từ "Ohio penitentiary" - tức "nhà tù Ohio" - nơi nhà văn phải thụ án trong 5 năm). Lý do đẩy O. Henry vào vòng lao lý là bởi ông bị nghi biển thủ công quỹ (trong khi thực tế, trước đó, ông đã trình báo là ông không thể hợp lý hóa được sổ sách, chứng từ vì ở ngân hàng nơi ông làm việc, những người tiền nhiệm đã thực hiện việc này quá cẩu thả). "Tội" của O.Henry nặng hơn khi - thay vì ra tòa - ông đã bỏ trốn. Ông chỉ trở về trình báo với nhà chức trách khi nghe tin vợ bị ốm nặng. Sau khi lo xong tang lễ cho vợ, ông bị đưa ra xét xử và chịu mức án 5 năm tù giam. Thời gian ngồi tù, O.Henry đã nảy hứng viết văn (cũng là để có tiền gửi về nuôi con). Một số tác phẩm ông viết thời kỳ này đã được bạn đọc chào đón nồng nhiệt

Tiến Thành

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文