Thấm bùa mê ta ngược Kỳ Cùng

14:05 31/12/2020
-"Anh có về Đình Lập với em không?", lời em thoảng qua như cơn gió. Ta buột miệng: "Đình Lập có gì mà về!". Mắt em lạng đi, sợi dây diều mỏng manh nối bầu trời với mặt đất hụt hẫng. Ta nhìn theo quày quả bước chân, giận hờn líu ríu mà nhoi nhói trong lòng. Thì ra đâu chỉ có đàn bà mới có trong lòng cái cơi đựng trầu.


Trăng đã về trời, không muốn mất trăng, mong được làm chú Cuội thời hiện đại, ta khỏa lấp thiếu hụt của mình bằng cách gõ goolge tìm kiếm. Thì ra Đình Lập là miền đất của xứ sở hoa hồi nối hai miền biên viễn Lạng Sơn và Quảng Ninh. Thì ra Đình Lập là ngọn nguồn của sông Kỳ Cùng, của cây hồi xứ Lạng, vùng văn hóa Tày, Dao… sau biết bao biến đổi thăng trầm vẫn nguyên sơ như cây, như đất. Thì ra Đình Lập là nơi sinh ra em. Tinh khiết của Kỳ Cùng, trong lành, che chở của núi rừng, cha mẹ đã nuôi dưỡng nên em, cô gái cất tiếng nên thơ, bước đi nên nhạc.

Như được thấm bùa mê ai thả dọc Kỳ Cùng và mong được tạ lỗi cùng em, tôi dẹp cân nhắc đắn đo cất bước lãng du miền Đình Lập. Đi… đi…, và đi… Lúc xe, lúc bộ, lúc chui rừng thông, lúc ngợp rừng hồi, lúc đuổi theo bóng áo chàm tung tẩy đôi dậu trên vai, lúc nằm xoài trên suối. Ngày xưa khi ra khỏi nhà mẹ dặn: "Đã xuôi xuôi tận biển/ Đã ngược, ngược tận nguồn". Lời cha: "Rễ cây ngắn/ Rễ người dài/ Chân bước tới đâu/ Rễ bâm tới đó...", Nghe mẹ, nghe cha "Ta ngước nhìn lên xa xanh thăm thẳm/ Nguyện cầu bạc ác lùi xa".

Ngôi nhà sàn của người Tày.

Đi…, đi…, và đi... "Sông cuộn chảy ngàn lau chiều nhuộm trắng/ Xóm ven sông tiếng hát níu lòng người/ Thêm một bước, thêm một lần khuất mặt/ Con chim nào mỏi cánh phía hoang vu…".

Đi…, đi…, và đi. "Ta sải bước trên đồng trơ gốc rạ/ Heo may kéo tết lại gần/ Ai ra bờ sông gánh nước/ Những giọt nước rơi tong tong trên cát/ Sao nước không là lông ngỗng để ta theo".

Đi…, đi… và đi… Kỳ Cùng có bao thứ mời gọi phiêu lưu. Ta chui vào khu rừng ít có sự can thiệp của dao búa nên dây leo theo cây, cây chở che dây. Ta đầm mình trên con suối chắt ra từ lòng núi đổ về nuôi sông, để sông đổ về nuôi biển cả. Ta ngờm ngợp, xốn xang trước ruộng, trước nương, trước cây, trước vật, trước người... Xưa nay, con người luôn gắng tìm kiếm sự tương hợp với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để tồn tại, ơn giời thiên nhiên luôn quanh quẩn và tác hợp với con người cho sinh sôi vạn vật.

"Núi tiếp núi giăng ngang đường diệu vợi/ Bản người Tày thấp thoáng phía rừng cây/ Nghe thong thả nhịp chày bên thác nước/ Ngỡ mình lạc chốn thiên thai". Ta ngỡ ngàng, con tim bỗng như cối nước mùa lũ, hình như là em, em đang lẫn trong suối cười con gái. Kỳ lạ, con gái Tày hao hao giống nhau, ai cũng khuôn mặt tròn hiền hậu, cũng thắt đáy lưng ong, cũng thướt tha suối tóc, đặc biệt tiếng nói, tiếng cười ngọt như suối chửa nhập sông.

Theo hút tiếng nói, tiếng cười bước chân ta đã qua suối, qua rừng, đã loanh quanh khắp bản nhưng em ở đâu? em ở đâu? trước ta vừa là em, vừa không phải em đã tan trong ánh nắng ngã sấp mặt đồi. "Nhìn xuống vịt trắng tung tăng/ Ngước lên thấy ếch ngậm trăng trên trời/ Tay cầm dây bản anh ơi/ Trao cho nhau chút đầy vơi quê mình". Bên kia núi ai thả lời vàng lời ngọc, còn ta gối mỏi chân chùn. 

Ta rẽ vào ngôi nhà giữa bản, thấy ta ngập ngừng mế xuống tận chân thang: "Má khằm ló à" (Cháu về buổi tối à). Trời ơi, lòng ta như mối gặp mưa rào. Người Kinh, người Mông, người Dao, người Phù Lá… chào khách, dẫu có niềm nở đến mấy thì cũng chỉ bác đến chơi, anh đến chơi. 

Đến cụ Nguyễn Khuyến cũng chỉ: "Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thì đi vắng chợ thời xa…"… Song lời chào của người Tày khác. Khách đến vào buổi sáng thì "má chạu ló"(về sớm à), buổi trưa thì "má vắn ló" (về trưa à), chiều tối thì: "má khằm ló" (về buổi tối à), rất cụ thể, rõ ràng và tình cảm. Đặc biệt là bao giờ cũng có từ "về". 

Thông thường động từ "về" diễn tả sự thân mật, gần gũi, dùng để đón những người thân thiết, những người trở lại nơi chôn nhau cắt rốn hoặc nơi mình đã từng gắn bó, với người lần đầu gặp gỡ mà được chào bằng chữ "về" thì người chào đã coi khách là người nhà rồi.

Sông Kỳ Cùng.

Ta coi mình như con của mế. Ta bày tỏ ước mong của kẻ lỡ độ đường. Mế hiểu (chắc mế đã nhiều lần gặp kẻ lãng du như ta), mế mời ta lên nhà. Ta líu ríu theo chân. Qua chín bậc cầu thang căn nhà sàn thênh thang gió, ta thấy tự tin, ta thấy mình bé nhỏ. 

Có lần em bảo ngôi nhà sàn nào cũng hội tụ cả cánh rừng, hàng chục loại cây đỡ nhau, luồn nhau, gác nhau, buộc nhau để giữ hơi rừng hơi núi, ăn ở trong nhà sàn cũng là ăn ở với rừng. Ta đang ở giữa rừng Đình Lộc. Trong cánh rừng che chở ta có cây dổi trăm năm, cây táu trăm tuổi, cây chò vút lên đón mây với sao... Thấy ta ngắm nghía, trầm trồ khen cột cái, cột quân, quá giang, phang, kèo, dầm, mái, mế tự hào kể với ta gốc gác từng thứ, từng thứ rồi chỉ cho ta chỗ thư giãn sau chặng đường dài.

Trong khi mế cùng con cháu tất bật làm cơm, ta ngồi bên cửa sổ, mắt, môi ngóng mây bay gió thổi, mũi phổng lên đón mùi thơm ngọt ngào từ bếp bay ra ta bỗng thấy mình đang là kẻ vô tích sự được bế bổng lên đặt vào chỗ quan trọng trong làng. 

Bên kia rào thấp thoáng bóng áo chàm dắt trâu kéo củi, tiếng mõ trâu đang lóc cóc tiễn chiều. Rồi người tháo ách cho trâu. Rồi trâu mõm nghếch mắt cười như đang cảm ơn giời đất. Rồi người leo chín bậc cầu thang lên sàn, tay múc nước rửa chân song đuôi mắt đánh ánh nhìn qua bờ dậu, những câu thơ ngân nga, ngân nga: "Trâu rời ách nhe răng ơn trời đất/ Chín bậc cầu thang nâng bước chân/ Mắt ai lên lén chui qua dậu/ Cho mảnh vườn xuân ngân chơi vơi".

Mâm cơm được dọn ra, cả nhà quây quần, hồ hởi. Vịt của nhà nuôi, rượu nhà nấu, rau nhà trồng, măng rừng tự lớn, cá suối tự dưỡng…, thứ nướng mắc mật, thứ rang, thứ luộc, thứ muối… Mâm cơm và tấm lòng chủ nhà làm lòng ta rưng rưng, khao khát được xô bồ thời hiện đại bỏ quên để tự tại ung dung với tháng ngày tự cung tự cấp.

Rượu, rượu, rồi rượu…. Chén này của cha, chén này của chú, chén này cháu dâu, chén này con rể, chén này thay mật gấu xoa khớp, chén này thay cao hổ giãn xương… chai rượu để bốn góc cột không lúc nào đầy, không lúc nào cạn.

Uống, uống, rồi uống. Uống đến khi người lăn xuống chân thang hồn vẫn khư khư cái chai mở nút. Uống đến lúc mở mắt ra mặt trời đã cõng lược vàng leo qua đỉnh núi, đôi chân đã ngứa ngáy rời làng.

Ta không đủ thời gian và kiên nhẫn tới tận ngọn Kỳ Cùng song bù lại chiếc máy ảnh cổ lỗ đã no nê hình ảnh của Kỳ Cùng đã cho ta thanh thản quay về.

Ta đi. Chân đi lòng bay, song ánh mắt lúc lúc lại ngoái nhìn ngôi nhà bình yên đầy gió. Văng vẳng lời mế đêm qua: "Ở đây/ Đục đá kê nhà/ Lý lối cất trong tim/ Nhân lên cùng hạt giống/ Trong vòng tay núi non, cây và người khó nhọc/ Nhưng hoa trái cùng bài ca đã bay xa, rất xa". Da diết lời cha tiễn dặn chân thang: "Ở đây/ Dòng dõi lạc Hồng/ Dậu phên đất nước/ Mỗi ngày sau thương nhau hơn ngày trước/ Thương người như thương thân". Và náo nức lời em hôm nao: "Quê em/ Huyền thoại vây quanh/ Con gái đẹp như hoa núi/ Giọng nói ngọt như nước ngầm/ Đêm Hội Lùng tùng náo nức/ Trai làng như cá trong hom". Còn ta, ta đã trả lời: "Ta chuyếnh choáng vịn vào đôi mắt ướt/ Đêm thênh thang quen lạ với trốn tìm/ Trò tung hứng thời trồng hoa, trồng nụ/ Bỗng so le với bếp lửa bập bùng…".

"Một lần nữa xin cúi đầu trước núi/ Trước vong linh tiên tổ, với lời nguyền/ Sẽ là một, dẫu hai miền xuôi ngược/ Dẫu nghìn trùng xa cách vẫn bên nhau". Cuộc phiên lưu ngược ngọn Kỳ Cùng hư hư thực thực của tôi đã kết thúc, tôi đã trở về với bận bịu áo cơm thường nhật. Dẫu lòng nhủ lòng phải viết cái gì đó trải được lòng mình kính dâng miền Đình Lập song chữ nghĩa thập thò ngoài cửa dụ mãi chẳng vào, thôi thì xin được lấy mấy dòng tản mạn này tạ lỗi.

Đoàn Hữu Nam

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa có kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam (gọi tắt Công ty IDP) có trụ sở đặt tại số 161-161A, đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Tàu cá mang số hiệu QB 92198 TS của ngư dân Quảng Bình đang đánh bắt trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Trên tàu có 7 ngư dân may mắn đã được cứu nạn an toàn.

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文