Truyền thống “thủ khoa” của gia đình NSND Trần Hiếu

12:17 29/12/2016
NSND Trần Hiếu sinh năm 1936, quê gốc ở phủ Quốc, một vùng đất nên thơ, nên nhạc: "Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc/ Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng" (thơ Quang Dũng). Gia đình ông có nhiều người học hành đỗ đạt, tài danh. Em ruột ông, nhạc sỹ Trần Tiến nổi tiếng với nhiều bài hát được nhiều người ưa thích. Trần Hiếu học giỏi, ông nói mình có 5 bằng đại học và biết 6 thứ tiếng (Pháp, Anh, Nga, Bulgaria, Ý, Tây Ban Nha). 


NSND Trần Hiếu hát được nhiều thể loại, từ Opera, nhạc đỏ, nhạc trữ tình. Với chất giọng nam trầm ít có, ông thể hiện rất thành công các bài hát nổi tiếng một thời như "Con Voi" (sáng tác của Nguyễn Xuân Khoát); "Hò kéo pháo" (Hoàng Vân)… Những bài hát vui nhộn mà trữ tình như "Tôi là Lê Anh Nuôi", "Anh quân bưu vui tính" tôi rất thích.

Từ những ngày còn học phổ thông, mỗi lần nghe NSND Trần Hiếu hát là bọn trẻ chúng tôi chạy đến vây quanh chiếc loa phát thanh treo ở đầu làng cùng hát theo. NSND Trần Hiếu nhiều năm dạy ở Nhạc viện Hà Nội và nhiều thế hệ học trò của ông đã thành danh. Ông còn tham gia nhiều vở nhạc kịch nổi tiếng và đi lưu diễn nhiều nơi trên thế giới.

Vào Sài Gòn, tôi có dịp đến thăm NSND Trần Hiếu và nghe ông chia sẻ việc dạy các con các cháu theo truyền thống gia đình, tôi rất cảm kích: "Tôi thường dạy các con đừng bao giờ thỏa mãn với bản thân mình. Đạt được rồi, phủ nhận đi, làm cái khác, thế mới giỏi được. Người nghệ sỹ nhiều khi được một danh hiệu gì là ôm khư khư lấy, cho đó là tuyệt rồi.

Vợ chồng NSND Trần Hiếu.

Cuộc sống tiến lên từng ngày, thay đổi từng giờ, chỉ dừng lại một lúc là người ta đã vượt qua mình rồi. Ta đứng lại tức là ta thụt lùi vì cuộc sống luôn đi về phía trước. Tôi dạy các con phải biết tự phủ nhận bản thân. Chớ có tham chức này, tước khác, làm việc gì phải làm đến cùng, chuyên môn thật giỏi thì lúc nào, ở đâu mình cũng sống tốt...", NSND Trần Hiếu tâm sự.

Tôi bỗng nhớ tới ca sỹ Trần Thu Hà, con gái NSND Trần Hiếu hôm tôi gặp ở Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội cách đây chưa lâu. Trần Thu Hà, Thanh Lam, Mỹ Linh… tham gia luyện tập cho một chương trình  ca nhạc nào đó. Hà vừa từ Mỹ về, có vẻ còn mệt. Hà nói để em ghi mail cho anh, hôm nào anh em mình gặp nhau qua mail và Hà xin phép vào tập.

Trần Thu Hà mất mẹ năm 14, khi lớn lên chính NSND Trần Hiếu là người dẫn dắt con vào con đương nghệ thuật đầy chông gai. Năm lên 6 tuổi, Trần Thu Hà học múa ở Nhà Văn hóa thiếu nhi Hà Nội. Năm 8 tuổi, Hà học Piano. Lên 10 tuổi thi vào Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Phải nói rằng, cô gái nhỏ nhắn, mảnh mai Trần Thu Hà có một nghị lực phi thường.

Năm 1993, Trần Thu Hà đoạt giải trẻ triển vọng. Chỉ một năm sau,Trần Thu Hà  đã đoạt giải nhất Tiếng hát học sinh, sinh viên toàn quốc. Rồi Huy chương vàng cuộc thi Đơn ca nghệ thuật năm 1994 và đoạt giải cuộc thi Tìm kiếm tài năng trẻ "Tiếng Hát Vàng Anh" do Horitro (Nhật) tổ chức. Năm 1996, Trần Thu Hà nhận giải thưởng của Hội Nhạc sỹ Việt Nam "Giọng ca trẻ xuất sắc nhất".

Mười mấy năm trước,  nghe Trần Thu Hà hát, tôi có cảm tưởng giọng hát của Hà có vẻ yếu, mảnh, chưa có nhiều nét riêng, ấy vậy mà khi có người tặng tôi đĩa "Nhật thực", tôi nghe Trần Thu Hà hát mà gai người. Thật mới lạ, thật quyến rũ, với bản sắc khó lẫn.  Nghe kỹ, vẫn nhận ra một Trần Thu Hà trong trẻo nhưng đầy nội lực, đầy đam mê và mới mẻ. Thì ra, Trần Thu Hà đã biết tự phủ định mình để vươn lên, để tạo ra một Trần Thu Hà mới.

Nhưng, ca sỹ Trần Thu Hà vẫn không thỏa mãn với những thành tựu của mình. Từ Album đầu tay "Đánh thức tầm xuân" đến "Hà Trần 98-3", đã có một sự chuyển mình mạnh mẽ.  Đến khi tôi nghe Trần Thu Hà hát cùng Thanh Lam, tôi lại thấy Trần Thu Hà (Hà Trần) những cung bậc mới.

Từ "Đối thoại 6" đến Album "Tình ca qua thế kỷ" do trung tâm Thúy Nga phát hành năm 2007, Hà Trần hát với những ca sỹ xuất sắc vẫn nổi trội lên làm tôi thật sự bất ngờ; nhất là khi tôi nghe Hà hát bằng tiếng Việt và Tiếng Anh trong Album "Vi sinh" (2009- 2010), tôi biết điều mà NSND Trần Tiến dạy con đã trở thành hiện thực. Trong liveshow "Như chờ từng giấc mơ", Trần Thu Hà đã thực sự được khán giả tôn vinh như là một Diva trong âm nhạc.

Để tạo nên một chỗ đứng ở hải ngoại, hẳn không phải là chuyện dễ dàng. Trần Thu Hà đã hát ở Trung tâm Thúy Nga, trong những đêm  Paris by Night, được nhận nhiều giải thưởng ca hát trong và ngoài nước, phải chăng Hà Trần đã thấm nhuần lời dạy của bố: không bao giờ thỏa mãn với bản thân mình?!

NSND Trần Hiếu trong một tiết mục biểu diễn cùng con gái Trần Thu Hà.

Trò chuyện với NSND Trần Hiếu trong căn hộ của vợ chồng ông tại một chung cư của bộ đội biên phòng thuộc quận Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh), tôi thực sự cảm thấy hứng khởi vì sự cởi mở, rất nghệ sỹ của ông. NSND Trần Hiếu sinh ra trong một gia đình trí thức, bố là Trần Văn Kỷ, bạn đồng môn với cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau về dạy học ở trường Thăng Long. Cụ là người yêu nhạc, hát hay. Lên 5 tuổi, NSND Trần Hiếu đã được bố dạy hát, đến bây giờ, Trần Hiếu vẫn thuộc lòng những giai điệu và cả lời bài hát bố đã dạy từ lúc nhỏ.

Trần Hiếu hứng khởi, đứng giữa nhà, vừa múa, vừa hát cho tôi nghe: "Ngoài kia mưa rơi rơi/trong này chúng mình cùng ca…". Giọng nam trầm của ông ngân lên thật ấm và vang làm tôi cũng thấy náo nức.  Lên 6 tuổi, Trần Hiếu được bố gửi vào hát ở đội "Sói con", 9 tuổi vào hát trong "Đội nhi đồng cứu quốc", 11 tuổi vào "Vệ quốc đoàn".

Năm 1950, cả gia đình ông về Hà Nội. Trần Hiếu làm liên lạc chuyển tài liệu bí mật từ Thạch Thất lên Sơn Tây. "Nhà tôi còn có một truyền thống nữa ngoài ca hát là thuyền thống "thủ khoa". Bố tôi khi thi vào Trường Sư phạm Đông Dương đậu thủ khoa. Tôi thi vào Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viên Hà Nội) và Trường Mỏ (nay là Đại học Mỏ - Địa chất) đều là thủ khoa.

Sau này khi thi vào Nhạc viện Sofia (Bulgaria) tôi cũng đậu thủ khoa. Con gái tôi Trần Thu Hà bảo tôi: Bố ngày xưa học giỏi thế, con cũng sẽ học giỏi như bố. Hà  đậu thủ khoa khi thi vào trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội; con trai tôi cũng đậu thủ khoa vào trường này. Hai con tôi đều học và trưởng thành từ mái trường này…"; Trần Hiếu kể.

NSND Trần Hiếu có hai người con đều học giỏi, đều thành danh.

Ngoài Trần Thu Hà, Trần Vũ Hoàng sinh năm 1960, là một họa sỹ,  hiện là Trưởng phòng đào tạo Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. NSND Trần Hiếu đã có cháu nội, cháu ngoại và có chắt, nhưng ông vẫn say sưa hát và hát. Ông tặng tôi một đĩa nhạc mới "Đừng nói tôi già" thu âm những bài hát trong các chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật "Khúc ca ban chiều" do ông và người vợ hiện nay là Nguyễn Thị Minh Ngà sáng lập.

Công trình nghiên cứu "Sức mạnh của ngôn ngữ trong tiếng hát Việt Nam" của ông được đánh giá rất cao. Ông cho biết, một giáo sư người Pháp động viên ông sang Paris làm luận án tiến sỹ đề tài này, nhưng NSND Trần Hiếu nói mình cũng muốn lắm nhưng hiện giờ không có kinh phí.

"Tôi học, học suốt đời, làm việc không ngừng không nghỉ và không bao giờ thỏa mãn với những gì mình có… Đó cũng là điều tôi dạy các con", NSND Trần Hiếu thổ lộ.

Sài Gòn tháng 8 – 2016

Dương Kỳ Anh

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文