Điều ít biết về ‘Tình khúc ơ bai’

08:00 10/06/2015
Chiều nọ, nắng ấm và trong. Tôi ngồi uống trà thong thả cùng nhà văn Chu Bá Nam trong một căn gác nhỏ trên đường Phù Đổng Thiên Vương ở TP Đà Lạt. Ông và tôi như hai nhà khảo cổ, ngồi mân mê mấy cái di sản ảnh mốc thếch bụi thời gian hình hài chàng trai Trịnh Công Sơn thuở còn gõ mòn gót giày khắp phường phố Đà Lạt, trước khi trở thành nhạc sĩ nổi tiếng. Cả hai nửa như muốn nói, nửa như muốn im, nửa như muốn đứt, nửa như muốn nối. 

Gương mặt Trịnh xưa cũ lại lần lần hiện về. Tôi chợt nhận ra trong cái nắng hanh hao đầu hạ thấp thoáng một nét nhớ, nhưng chưa kịp nắm bắt thì nó đã tự lắng xuống và tan đi. Vị đậm của trà Thái thành một thứ ngôn ngữ. Ngôn ngữ của đất đai xứ sở thẩm thấu vào lòng mình những chặng đời nổi nênh thăm thẳm.

Rồi tôi đã làm một cuốc xe gắn máy vượt hơn 110 cây số từ Đà Lạt về Bảo Lộc, nơi từng lưu dấu chân Trịnh Công Sơn trong vai trò thầy giáo dạy tiểu học, ngồi ẩn mình ở một quán vắng, nghêu ngao vài ba câu nhạc và vu vơ nhớ Trịnh. Cùng lúc, từ chiếc computer của quán, giọng hát Khánh Ly váng vất liêu trai nhả rõ từng câu nhạc: "Tôi đi bằng nhịp điệu/ Một hai ba bốn năm/ Em đi bằng nhịp điệu/ Sáu bảy tám chín mười/ Ta đi bằng nhịp điệu/ Nhịp điệu không giống nhau/ Ta đi bằng nhịp điệu/ Nhịp điệu sao khác màu" trong khê nồng ma mị.

"Tình khúc ơ bai" (ơ bai trong ngôn ngữ K'Ho phải đọc là ơ vai mới đúng) được Trịnh Công Sơn viết ở giọng Đô trưởng (C), điệu Vallse, gồm 2 câu nhạc. Câu nhạc 1, Trịnh Công Sơn sử dụng nhịp 3/4, đến câu nhạc 2, nhạc sĩ chuyển tiết tấu sang 2/4, làm cho câu nhạc trở nên dồn dập, sống động. Giai âm chủ đạo của "Tình khúc ơ bai" là giai âm ngũ cung. Tuy vậy, Trịnh Công Sơn có biến tấu một đôi nốt nhạc, tạo sự khác biệt, nhằm làm cho giai điệu bài hát trở nên mênh mang hơn.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những tình khúc bất hủ.

"Mặc dù ban đầu Trịnh Công Sơn viết "Tình khúc ơ bai" theo giọng đô trưởng, nhưng khi qua giọng hát Khánh Ly, thì chuyển xuống thành mi trưởng (E). Còn nếu như "Tình khúc ơ bai" được hát bởi giọng Hồng Nhung, lại chuyển đổi thành Sol trưởng (G)", Nhạc sĩ Đình Nghĩ, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc Việt Nam tại Lâm Đồng, Trưởng đoàn Ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng, trao đổi qua điện thoại.

Đấy là cách phân tích tác phẩm âm nhạc theo lối phổ thông kinh viện, mà đối với những ai đã từng theo học ngành âm nhạc, không quá khó để chỉ ra những điều trên. Còn tôi, tôi thích nhìn nhận "Tình khúc ơ bai" qua một lăng kính khác, lăng kính của đời thường, gắn với chuyến đi thực tế của Trịnh Công Sơn trên đất Lâm Đồng.

Chợt nhớ, trong một lần trò chuyện, nhà thơ Trần Ngọc Trác, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng có nói đại khái rằng, Trịnh Công Sơn sáng tác "Tình khúc ơ bai" nhân chuyến đi thực tế sáng tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số K'Ho (thôn Đồng Đò, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh). Nay, thôn Đồng Đò thuộc về địa phận hành chính của xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh. Thế rồi, tôi đã phải vắt dòng lịch sử, tìm về những ký ức rời, qua câu chuyện của một người trong cuộc - nhạc sĩ Đình Nghĩ - để lần giở nguồn cơn cháy khát giúp Trịnh Công Sơn làm nên "Tình khúc ơ bai". Nhạc sĩ Đình Nghĩ xác nhận: "Quả có câu chuyện trên!".

Theo nhạc sĩ Đình Nghĩ, khoảng tháng 3/1987, bà Cao Thị Quế Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng lúc bấy giờ, dẫn đoàn nhạc sĩ đi thực tế tại các huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc và TP Đà Lạt. Trong chuyến đi này, phía Sài Gòn có các nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn, Hoàng Hiệp, Miên Đức Thắng và Trần Long Ẩn; phía Lâm Đồng có Mạnh Đạt, Đình Nghĩ, Sóng Trà, Duy Thanh và Phan Bá Chức. Khi đến thôn Đồng Đò, đoàn có ghé thăm gia đình chị Ka Nheo, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đinh Lạc.

Chị Ka Nheo có đem rượu cần mời khách. Các già làng và các sơn nữ trong thôn đều đến. Mọi người ngồi quanh chóe rượu. Cần rượu cứ thế mềm môi vít cong, khách trước rồi đến chủ, từ chủ lại qua khách. Men rượu cần càng nồng, tiếng hát lại càng vang xa, xa mãi. "Trịnh Công Sơn và các nhạc sĩ đang ngồi quây quần cùng bà con bên trong ngôi nhà dài (hìu rọt), bỗng một bé gái K'Ho xin hộp quẹt ga (bật lửa) của anh Trịnh Công Sơn. Lúc ấy, anh Sơn đùa: "Vậy thì theo anh về Sài Gòn nhé!". Em gái K'Ho ngượng nghịu, bật thốt: "Ơ bai!". Chị Ka Nheo giải thích: "Ơ bai" trong tiếng K'Ho có nghĩa là "Không chịu!". Sau chuyến đi thực tế đó, Trịnh Công Sơn có bài "Tình khúc ơ bai", Nhạc sĩ Đình Nghĩ cho biết.

Cũng liên quan đến "Tình khúc ơ bai", ngày 17/11/1988, từ TP Hồ Chí Minh, Trịnh Công Sơn có mấy lời thư gửi lên Đà Lạt cho bà Cao Thị Quế Hương, người trực tiếp đưa các nhạc sĩ đi thực tế. Nội dung bức thư đã được bà Cao Thị Quế Hương công bố trên Tập san Khát Vọng do Nhà Xuất bản Thanh Niên ấn hành, tôi xin chép lại: "Quế Hương thân mến! Gửi lên Quế Hương 3 bài hát đã thất lạc. Bài mới chưa viết được vì bận rất nhiều công việc cộng thêm bị đau suốt cả tháng nay vì cụp xương sống không di chuyển được.

Về lời bài hát Ơ bai, nếu ngại người K'Ho hiểu lầm, thì Quế Hương nên cắt nghĩa cho họ. Chữ "khác màu" không có nghĩa là màu da mà chỉ là màu sắc của hòa âm cuộc sống. Và chính đoạn kết ơ bai chính là sự phủ nhận sự khác biệt trên. Chúc Quế Hương vui và khỏe. Thân ái. Ký tên Trịnh Công Sơn".

Ở phần tái bút, Trịnh Công Sơn viết: "Gửi mấy cái ảnh chụp ở lần gặp ở buôn người dân tộc K'Ho".

Những tình khúc của Trịnh Công Sơn gắn với tên tuổi Khánh Ly.

Cứ theo cách nói của Trịnh Công Sơn, "đoạn kết ơ bai chính là sự phủ nhận sự khác biệt trên", tức màu sắc của hòa âm cuộc sống, rồi thử đem ra đối chiếu với phần dịch nghĩa từ "ơ bai" của bà Ka Nheo, tôi nhận thấy không được ổn cho lắm. "Ơ bai" dịch thành "không chịu" không những không được chuẩn xác mà còn chẳng ăn nhập gì với "sự phủ nhận sự khác biệt trên" cả. Vậy, "ơ bai" trong tiếng K'Ho có nghĩa là gì?

Ka Triều, người K'Ho, cư trú tại bon Tràng Wạt, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nói: "Dịch chữ "ơ bai" trong ngôn ngữ K'Ho thành "không chịu" trong tiếng Việt là chưa thật sự chính xác. "Không chịu" trong tiếng Việt nếu chuyển ngữ sang tiếng K'Ho thì phải là "ơ gơ dăn", "không thích" là "ơ gơboh". Còn nghĩa của từ "ơ bai" lại là "Không đâu!".

Đến đây, sự giải nghĩa của Trịnh Công Sơn đã trở nên sáng rõ: "Sông cạn đá mòn, sông cạn đá mòn/ Làm sao ta gặp, làm sao ta gặp, được nhau/ Ơ bai à... á.../ Ơ bai à... á.../ Ơ bai à... á.../ Ơ bai à... á...!".

"Ngày ấy, anh Sơn đến đâu cũng uống rượu, không bao giờ uống bia. Không có rượu ngoại (Tây), anh uống rượu đế (quốc lủi). Trong đoàn chỉ có mỗi Đình Nghĩ chịu đựng được tính khí này của anh và tiếp chuyện cùng anh có khi từ đêm cho đến sáng", nhạc sĩ Đình Nghĩ nói thêm.

Đồng Đò như quán trọ ven đường mà Trịnh Công Sơn đã có lần buồn chân ghé chơi rồi để lại "Tình khúc ơ bai" trên hành trình ca hát của mình. Câu nói bật thốt của em gái K'Ho ngày nào cũng chỉ là những gợi mở để Trịnh Công Sơn ưu tư về sự hòa âm cuộc sống. Tôi lại bắt chước Trịnh, cưỡi xe gắn máy nhắm hướng Bảo Lộc - Di Linh thẳng tiến đến thôn Đồng Đò. Có điều tôi đến đây không phải để sáng tác một "Tình khúc ơ bai" mới. Tôi đến Đồng Đò để được nghe tiếng chân trần lên non và đứng một mình lặng ngắm dáng ai nhạt nhòa nơi nẻo vắng.

Trịnh Chu

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文